Bài 10. Âm thanh cuộc sống trang 40, 41, 42, 43 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Hãy kể tên một số âm thanh mà em thích hoặc không thích. Vì sao em thích hoặc không thích âm thanh đó?
Mở đầu
Hãy kể tên một số âm thanh mà em thích hoặc không thích. Vì sao em thích hoặc không thích âm thanh đó?
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào sở thích của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Một số âm thanh mà em thích: tiếng đàn, tiếng nhạc vì nó làm em cảm thấy thư giãn, thoải mái.
- Một số âm thanh mà em không thích: Tiếng máy cưa đang cưa gỗ, tiếng gầm của động cơ xe vì nó làm em nghe chói tai.
? mục 1 HĐ1
Dựa vào những gợi ý dưới đây, cho biết âm thanh có ích lợi gì trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những lợi ích của âm thanh trong cuộc sống là:
- Nghe và hiểu được những gì người khác đang nói với mình.
- Nghe và biết được đang có phương tiện ô tô chạy qua.
- Nghe và cảm nhận được tiếng chim hót.
- Nghe được thầy giáo giảng bài.
- Nghe thấy tiếng trống trường.
- Nghe thấy tiếng sáo thổi.
? mục 1 HĐ2
Nêu thêm các ví dụ về lợi ích của âm thanh trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
Quan sát thực tế và lấy ví dụ.
Lời giải chi tiết:
Nêu thêm các ví dụ về lợi ích của âm thanh trong cuộc sống
- Nghe và biết được ai đó đang gọi mình.
- Dựa vào độ to nhỏ của âm thanh để biết được nguồn âm thanh đang di chuyển lại gần hay ra xa mình.
- Nghe được tiếng mưa rơi để biết trời đang mưa....
? mục 1 HĐ3
Tìm hiểu về bộ phận chính và cách làm phát ra âm thanh của một số nhạc cụ:
- Lựa chọn nhạc cụ cần tìm hiểu.
- Thu thập thông tin về bộ phận chính và cách làm phát ra âm thanh của nhạc cụ đã lựa chọn.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét so sánh về bộ phận chính và cách làm phát ra âm thanh của một số dụng cụ.
Phương pháp giải:
Làm theo hướng dẫn của đề bài và rút ra kết quả.
Lời giải chi tiết:
- Lựa chọn: sáo.
- Thu thập thông tin về bộ phận chính và cách làm phát ra âm thanh của sáo.
Tên nhạc cụ |
Một số bộ phận chính |
Cách làm phát ra âm thanh |
Sáo |
Thân sáo, các lỗ ở trên thân sáo |
|
- Nhận xét: Mỗi dụng cụ có các bộ phận chính và cách tạo ra âm thanh khác nhau.
Vận dụng
Nghe lần lượt âm thanh của một số nhạc cụ phát ra và ghi lại tên các nhạc cụ đó.
Lời giải chi tiết:
Các nhạc cụ: đàn violin, đàn tì bà, trống, kèn, ...
? mục 2 HĐ1
Nói về nguyên nhân và tác hại của tiếng ồn gây ra cho con người ở mỗi tình huống dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân và tác hại của tiếng ồn gây ra cho con người ở mỗi tình huống:
(8) Tiếng chó sủa làm em bé bị đau tai.
(9) Tiếng máy xẻ gỗ làm học sinh không thể thập trung học bài được.
(10) Tiếng nhạc quá lớn làm bố không nói chuyện được với khách.
? mục 2 HĐ2
Tiếng ồn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, cuộc sống của con người?
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời câu hỏi theo hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Tiếng ồn có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, cuộc sống của con người: Chúng cản trở những hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây cản trở, rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống.
? mục 2 HĐ3
Nêu những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong mỗi tình huống dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong mỗi tình huống:
(11) Tác động vào nguồn gây ra tiếng ồn bằng các biển báo.
(12) Ngăn tiếng ồn truyền tới tai bằng cách đóng kín cửa phòng.
(13) Làm biển báo cấm rú ga, nẹt pô trên đường phố.
(14) Làm các hàng rào chắn bớt tiếng ồn.
Vận dụng CH1
Tìm hiểu tiếng ồn thường gặp nơi em sống theo gợi ý sau.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu tiếng ồn tại địa phương và hoàn thiện bảng.
Lời giải chi tiết:
Tiếng ồn |
Thời gian nghe thấy tiếng ồn |
Tác hại của tiếng ồn |
Cách hạn chế |
Tiếng máy xẻ gổ |
Ban ngày |
Đau tai |
Đóng kín cửa phòng |
Tiếng máy bay |
Lúc máy bay lên xuống sân bay |
Đau tai, ù tai |
Bịt kín tai, nuốt nước bọt |
Tiếng sấm sét |
Những cơn mưa vào mùa hè |
Giật mình |
Bịt tai lai |
? mục 2 CH2
Em có thể làm gì để hạn chế tiếng ồn, tránh gây ảnh hưởng cho bản thân và những người khác?
Phương pháp giải:
Học sinh có thể tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn từ đó tìm ra giải pháp để ngăn cản tiếng ồn.
Lời giải chi tiết:
Để hạn chế tiếng ồn, tránh gây ảnh hưởng cho bản thân và những người khác, em đã:
- Tham gia phong trào trồng cây xanh ở nơi công cộng.
- Không tạo ra những tiếng ồn lớn.
- Làm một số vật ngăn cản tiếng ồn trong gia đình.
- Bài 11. Sự truyền nhiệt trang 44, 45, 46, 47 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém trang 48, 49 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 50 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 9. Sự lan truyền âm thanh trang 37, 38, 39 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 8. Ánh sáng trong đời sống trang 34, 35, 36 SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều