Bài 5. Sự chuyển động của không khí trang 20, 21, 22, 23 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Nhờ đâu diều có thể bay lên cao?
Mở đầu
Nhờ đâu diều có thể bay lên cao?
Phương pháp giải:
Quan sát khi thả diều để rút ra được lí do diều có thể bay lên cao.
Lời giải chi tiết:
Nhờ có gió mà diều có thể bay lên cao hay nói cách khác là do không khí chuyển động.
? mục 1 HĐ1
Nhận biết không khí chuyển động gây ra gió.
*Chuẩn bị. Một chiếc quạt và một tờ giấy đặt trên bàn.
*Tiền hành: Đứng cách tờ giấy và quạt về phía tờ giấy (hình 2). Quan sát tờ giấy.
Câu hỏi 1 (trang 20): Hãy dùng cụm từ không khí chuyển động và từ gió để giải thích kết quả quan sát được khi quạt.
Phương pháp giải:
Quan sát hiện tượng trong thí nghiệm và rút ra giải thích sử dụng các cụm từ đã cho
Lời giải chi tiết:
-
Khi bạn nữ dùng quạt quạt về phía tờ giấy ta thấy tờ giấy chuyển động.
-
Nguyên nhân là do khi dùng quạt để tác động vào không khí thì không khí sẽ chuyển động và tạo thành gió, làm tờ giấy di chuyển.
? mục 1 HĐ2
*Chuẩn bị: Một chiếc hộp có nắp kéo trong suốt ở mặt trước, mặt trên có gắn hai ống A, B; một cốc nến; một đĩa sứ có vài màu hương (hình 3).
*Tiền hành: Đặt cóc nến đang cháy dưới ống A và đĩa đựng các mẫu hương đang bốc khói dưới ống B (hình 4), rồi đóng nắp.
Quan sát và cho biết:
Câu hỏi 1 (trang 20)
- Khói hương đi từ trong hộp ra ngoài qua ống nào?
- Hướng chuyển động của khói hương trong hộp.
- Vùng nào của hộp có không khí nóng?
- Vùng nào của hộp có không khí lạnh hơn?
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Khói hương đi từ trong hộp ra ngoài qua 2 ống.
- Hướng chuyển động của khói hương trong hộp: chuyển động xung quanh trong lòng hộp rồi đi ra ngoài thông qua 2 ống.
- Vùng xung quanh đĩa sứ đựng những mẩu hương đang bốc khói và cốc nến đang cháy của hộp có không khí nóng.
- Vùng của hộp có không khí lạnh hơn là những vùng xa đĩa sứ đựng những mẩu hương đang bốc khói và cốc nến đang cháy.
? mục 1 HĐ3
Hãy chỉ và nói đường đi của không khí ở hình 4. Từ đó rút ra nhận xét về sự chuyển động của không khí.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ, rút ra nhận xét về đường đi của không khí từ đó giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Đường đi của không khí ở hình 4: Không khí đi vào hộp lúc hộp đang mở nắp. Sau đó, khi bị làm nóng nhờ nến và mẩu hương đang cháy, không khí sẽ đi ra ngoài thông qua hai ống A, B
- Rút ra nhận xét về sự chuyển động của không khí: Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi khí áp thấp.
? mục 1 HĐ4
Nêu nguyên nhân làm không khí chuyển động?
Phương pháp giải:
Dựa vào kết luận bên trên và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân làm không khí chuyển động: do sự nóng lên không đều nhau của không khí.
Vận dụng CH1
Hãy cho biết hướng gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và ban đêm ở hình 5 và 6. Giải thích vì sao hướng gió lại thay đổi như vậy.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5, 6, nêu hướng gió thổi và giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Hình 5: Vào ban ngày, gió thổi từ biển vào đất liền vì ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh.
- Hình 6: Vào ban đêm, gió thổi từ đất liền ra biển vì ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn ngoài biển.
Vận dụng CH2
Vì sao giàn lạnh của máy điều hòa không khí được đặt ở trên cao hình 7.
Phương pháp giải:
Dựa vào hướng di chuyển của không khí nóng và lạnh để giải thích.
Lời giải chi tiết:
Giàn lạnh của máy điều hòa không khí được đặt ở trên cao là vì: để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.
Vận dụng CH3
Nêu công dụng của gió được sử dụng ở gia đình và địa phương em?
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết về công dụng của gió để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Công dụng của gió được sử dụng ở gia đình và địa phương em:
- Làm mát.
- Làm khô áo quần.
- Làm khô nông sản như: hồng treo gió...
- Làm quay tua bin, lấy nước tưới cây trong trồng trọt.
? mục 2 HĐ1
Dùng các từ: nhẹ, mạnh, khá mạnh, rất mạnh để nhận xét và so sánh mức độ mạnh của gió trong các tình huống dưới đây.
Câu hỏi 1(trang 23): Bão có thể gây ra tác hại gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để nêu tác hại của bão.
Lời giải chi tiết:
Bão có thể gây ra tác hại: tổn thất mùa màng, tốc mái nhà, làm đổ cây cối, phá hủy các công trình công cộng như trụ điện. Ngoài ra còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
? mục 2 HĐ2
Dựa vào thông tin dưới đây, nêu một số việc làm để phòng tránh bão?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung từ hình ảnh trên để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số việc làm để phòng tránh bão:
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.
- Gia cố nhà cửa, cắt tỉa cây cành.
- Đưa thuyền bè neo đậu vào nơi an toàn.
- Tìm nơi an toàn để trú ẩn.
Vận dụng
Những việc làm để phòng tránh bão ở gia đình và địa phương em. Trong đó, em đã thực hiện những công việc nào?
Lời giải chi tiết:
Những việc làm để phòng tránh bão ở gia đình và địa phương em:
- Thường xuyên theo dõi thông tin về bão.
- Cắt tỉa cành cây, gia cố nhà cửa.
- Dự trữ nước, thực phẩm, thuốc men.
- Tìm nơi an toàn để trú ẩn.
Trong đó, em đã thực hiện những công việc: dự trữ nước, tìm nơi an toàn để trú ẩn, thường xuyên theo dõi thông tin về bão.
- Ôn tập chủ đề Chất trang 28 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 6. Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí trang 24, 25, 26, 27 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 4. Không khí xung quanh ta trang 17, 18, 19 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 3. Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước trang 13, 14, 15, 16 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước trang 9, 10, 11, 12 Cánh diều SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều