Bài 14. Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi trang 58, 59, 60, 61 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Kể tên một số động vật sống dưới nước, một số động vật sống trên cạn. Nêu những yếu tố cần thiết cho những động vật này phát triển.
Mở đầu
Kể tên một số động vật sống dưới nước, một số động vật sống trên cạn. Nêu những yếu tố cần thiết cho những động vật này phát triển.
Phương pháp giải:
Kể tên các động vật sống ở các môi trường tương ứng và kể tên yếu tố cần thiết cho sự sống và phát triển của động vật.
Lời giải chi tiết:
- Một số động vật sống dưới nước: Cá, rùa, tôm, cua, lươn... Những yếu tố cần thiết cho những động vật này phát triển: ánh sáng, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
- Một số động vật sống trên cạn: Chó, mèo, chuột, gà, lợn.... Những yếu tố cần thiết cho những động vật này phát triển: ánh sáng, không khí,nhiệt độ, thức ăn.
? mục 1 HĐ1
Hãy nêu điều kiện sống của mỗi con chuột trong những hình sau.
Phương pháp giải:
Quan sát 2 ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nêu điều kiện sống của mỗi con chuột trong những hình:
(1) Ánh sáng (ban ngày), nước, thức ăn, không khí
(2) Ánh sáng (ban ngày), nước, không khí.
(3) Ánh sáng (ban ngày), thức ăn, không khí.
(4) Ánh sáng (ban ngày), nước, thức ăn, không cung cấp không khí.
(5) Nước, thức ăn, không khí.
? mục 1 HĐ2
Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với mỗi con chuột trong những hình trên và giải thích theo gợi ý sau.
Phương pháp giải:
Nêu dự đoán và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Con chuột |
Điều kiện được cung cấp |
Dự đoán và giải thích |
1 |
Ánh sáng (ban ngày), nước, thức ăn, không khí |
Phát triển bình thường vì được cung cấp đầy đủ điều kiện sống và phát triển |
2 |
Ánh sáng (ban ngày), nước, không khí. |
Dần dần sẽ chết vì không được cung cấp chất dinh dưỡng |
3 |
Ánh sáng (ban ngày), thức ăn, không khí. |
Dần dần sẽ chết vì bị thiếu nước |
4 |
Ánh sáng (ban ngày), nước, thức ăn, không cung cấp không khí. |
Dần dần sẽ chết vì thiếu không khí cần thiết cho hô hấp |
5 |
Nước, thức ăn, không khí. |
Phát triển kém vì thiếu ánh sáng |
? mục 1 HĐ3
Từ đó em rút ra kết luận gì?
Phương pháp giải:
Từ bảng trên rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
Từ đó em rút ra kết luận: một con chuột muốn tồn tại và phát triển cần có điều sống bao gồm các yếu tố: ánh sáng, nước, không khí, chất dinh dưỡng.
? mục 1 HĐ4
Câu hỏi 1(trang 59): Kể tên các yếu tố cần cho động vật sống và phát triển.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết bản thân nêu các yếu tố cần thiết cho động vật sống và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố cần cho động vật sống và phát triển: ánh sáng, nước, thức ăn, không khí, nhiệt độ..
? mục 1 HĐ5
Khi động vật được cung cấp không khí, nước và ánh sáng nhưng vẫn có biểu hiện sức khỏe suy yếu dần, điều này chứng tỏ sự khác biệt nào ở động vật so với thực vật?
Phương pháp giải:
Nêu điểm khác nhau giữa nhu cầu sống của động vật và thực vật
Lời giải chi tiết:
Khi động vật được cung cấp không khí, nước và ánh sáng nhưng vẫn có biểu hiện sức khoẻ suy yếu dần, điều này chứng tỏ sự khác biệt về điều kiện sống cần thiết ở động vật so với thực vật do động vật cần có thức ăn phù hợp hoặc do ảnh hưởng của các loại dịch bệnh ở động vật
? mục 1 Vận dụng
Kể tên một số động vật và cho biết thức ăn của chúng là thực vật hay động vật, hay cảđộng vật và thực vật (còn gọi là ăn tạp) theo gợi ý sau.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng gợi ý để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Kể tên một số động vật và cho biết thức ăn của chúng là thực vật hay động vật, hay cả động vật và thực vật (còn gọi là ăn tạp) theo gợi ý:
Tên động vật |
Ăn thực vật |
Ăn động vật |
Ăn tạp |
Chó |
X |
||
Dê |
X |
||
Hổ |
X |
||
Lợn |
X |
? mục 1 HĐ6
Nêu một số ví dụ chứng tỏ động vật cần nhiệt độ môi trường thích hợp để sống.
Lời giải chi tiết:
Một số ví dụ chứng tỏ động vật cần nhiệt độ môi trường thích hợp để sống:
- Tôm càng sông chịu được nhiệt độ trong khoảng 18 đến 34 ∘C, trong đó vùng hoạt động tốt nhất của tôm dao động trong biên độ nhiệt từ 26 đến 31∘C. Ngoài khoảng nhiệt độ này, tôm sẽ không thể phát triển hoặc chết.
- Cá có thể sống ở nhiệt độ 39∘C, nhưng không chịu đựng được nhiệt độ thấp hơn 15∘C. Ngoài khoảng nhiệt độ này, cá sẽ không thể phát triển hoặc chết.
Vận dụng CH1
Lấy ví dụ về ánh sáng cần cho động vật sống và phát triển.
Phương pháp giải:
Học sinh nêu vai trò của ánh sáng với động vật và cho ví dụ.
Lời giải chi tiết:
Lấy ví dụ về ánh sáng cần cho động vật sống và phát triển: ánh sáng giúp động vật di chuyển, tìm thức ăn, nước uống và dễ dàng phát hiện các mối nguy hiểm. Vì vậy nếu không có ánh sáng thì động vật sẽ không thể phát triển được bình thường và có thể dẫn đến bị chết.
Ví dụ:
- Nhốt một con heo vào trong bóng tối lâu ngày, nó sẽ bị lờ đờ, không thể tự tìm được thức ăn để nuôi sống cơ thể.
- Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc Mặt Trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Vận dụng CH2
Vì sao trong các ao nuôi cá, tôm thường sử dụng quạt nước?
Phương pháp giải:
giải thích bằng cách nêu ra lợi ích của quạt nước.
Lời giải chi tiết:
Trong các ao nuôi cá, tôm thường sử dụng quạt nước để điều phối khí, các chất vi sinh dinh dưỡng, thuốc, hóa chất đi đều khắp trong ao
? mục 2 HĐ1
Nêu sự trao đổi khí, nước và thức ăn ở con chó.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình ảnh để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sự trao đổi khí, nước và thức ăn ở con chó: Chó lấy thức ăn, nước, khí oxi vào cơ thể. Sau một số quá trình diễn ra bên trong cơ thể, cuối cùng thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-nic.
? mục 3 HĐ1
Nêu những việc cần làm để chăm sóc vật nuôi và giải thích vì sao cần làm những việc đó.
Phương pháp giải:
Nhìn tranh và nêu lợi ích của việc chăm sóc vật nuôi.
Lời giải chi tiết:
Những việc cần làm để chăm sóc vật nuôi:
- Cung cấp nguồn thức ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh chuồng trại để giữ gìn vệ sinh môi trường sinh sống sạch sẽ.
- Sưởi ấm để giữ ấm cơ thể.
- Tiêm phòng để phòng ngừa các bệnh.
- Khử độc, khử khuẩn chuồng trại để phòng tránh việc phát triển các mầm bệnh.
- Tắm mát để giữ gìn cơ thể vật nuôi được sạch sẽ.
Vận dụng
Khi gia đình có nuôi gia súc, gia cầm hoặc thú cưng,...chúng ta cần làm những việc gì để chăm sóc chúng? Nếu gia đình em có nuôi một trong các động vật đó, hãy tự đánh giá việc thực hiện các công việc đó của em theo gợi ý dưới đây.
Phương pháp giải:
Nêu những cách chăm sóc vật nuôi và đánh giá mức độ thực hiện hành động của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Khi gia đình có nuôi gia súc, gia cầm hoặc thú cưng,...chúng ta cần làm một số việc để chăm sóc chúng như: cho ăn, cho uống nước, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, ....
- Đánh giá việc thực hiện các công việc đó của em theo gợi ý:
Tên động vật |
Việc làm hằng ngày |
Thường xuyên |
Thỉnh thoảng |
Không làm |
Con gà |
Cho ăn, cho uống nước |
Vệ sinh chuồng trại |
Bật đèn sưởi, tiêm vacsin |
|
Con trâu |
Cho ăn, cho uống nước |
Tắm (mùa hè), che chắn chuồng trại (mùa đông), vệ sinh chuồng trại. |
Tắm (mùa đông) |
Bật đèn sưởi |
Con chó |
Cho ăn, cho uống nước |
Tắm (mùa hè), mặc ấm (mùa đông), vệ sinh chỗ ở |
Tắm (mùa đông), tiêm phòng dại. |
Bật đèn sưởi |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều