Bài 16. Nấm men và nấm mốc trang 67, 68, 69, 70 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Hãy cho biết để làm bánh mì cần những nguyên liệu nào?
Mở đầu
Hãy cho biết để làm bánh mì cần những nguyên liệu nào?
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời theo hiểu biết của bản thân
Lời giải chi tiết:
Để làm bánh mì cần những nguyên liệu: bột mì, men nở, nước ấm, muối, giấm, đường, sữa tươi, dầu ăn.
? mục 1 HĐ1
Kể tên một số thức ăn, đồ uống có sử dụng nấm men trong quá trình chế biến.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số thức ăn, đồ uống có sử dụng nấm men trong quá trình chế biến:
- Bánh bao: có sử dụng nấm men bánh bao (bột nở).
- Rượu: trong quả trình ủ cơm để nấu rượu, người ta cho nấm men rượu vào.
? mục 2 HĐ1
Trong những thực phẩm dưới đây, thực phẩm nào bị nhiễm nấm mốc? Vì sao em biết?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những thực phẩm nào bị nhiễm nấm mốc là: hình 6,7,12,13 vì thực phẩm đó đã bị biến dạng, đổi màu.
? mục 2 HĐ2
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn phải những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc?
Phương pháp giải:
Nêu hậu quả nếu ăn phải nấm mốc.
Lời giải chi tiết:
Nếu chúng ta ăn phải những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc sẽ bị nhiễm độc và xuất hiện triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt...
Vận dụng CH1
Nêu một số biểu hiện của người bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
Phương pháp giải:
Nêu những tác động của nấm mốc đối với cơ thể con người.
Lời giải chi tiết:
Một số biểu hiện của người bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm mốc: Đau bụng quằn quại, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu.
Vận dụng CH2
Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, chúng ta cần làm gì?
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời theo ý hiểu của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, chúng ta cần: tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể. Sau đó, bệnh nhân nên uống Oresol để bù điện giải, rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
? mục 3 HĐ1
Nêu kết quả của các thí nghiệm trong hình 14, 15. Từ đó, rút ra cách bảo quản một số thực phẩm.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Kết quả của các thí nghiệm trong hình 14, 15:
-
Hình 14: Quả dâu để trong phòng bếp 3 ngày sẽ bị héo còn quả dâu để trong ngăn mát tủ lạnh sau 3 ngày vẫn còn tươi.
-
Hình 15: Sau 7 ngày, bắp ngô tươi sẽ bị mốc, bắp ngô khô thì không bị gì.
- Rút ra cách bảo quản một số thực phẩm: phơi khô, bảo quản bằng tử lạnh.
? mục 3 HĐ2
Hãy cho biết các thực phẩm trong những hình dưới đây được bảo quản bằng cách nào để tránh bị nhiễm nấm mốc?
Phương pháp giải:
Quan sát và trả lời
Lời giải chi tiết:
Các thực phẩm trong những hình được bảo quản bằng cách nào để tránh bị nhiễm nấm mốc bằng cách:
- Lên men thực phẩm (làm siro dâu)
- Ướp đá (cá)
- Cho vào tủ lạnh (rau củ, nước hoa quả)
- Phơi khô (bánh tráng)
Vận dụng
Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Nêu những cách ảo quản thực phẩm của gia đình em.
Lời giải chi tiết:
Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng cách:
- Phơi khô: thóc, lạc, ngô...
- Cấp đông, ướp muối: thịt, cá...
- Lên men: muối chua dưa cải, làm siro mơ....
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều