Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém trang 48, 49 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Quai ấm trong hình 1 được bọc nhựa có tác dụng gì? Vì sao?
Mở đầu
Quai ấm trong hình 1 được bọc nhựa có tác dụng gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
quan sát ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Quai ấm trong hình 1 được bọc nhựa có tác dụng khi tay cầm vào đó để nhấc ấm lên sẽ không bị nóng. Vì nhiệt độ từ ấm nước nóng sẽ không truyền qua lớp nhựa đó.
? mục 1 HĐ1
Thí nghiệm thực hành:
1. Tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém
*Chuẩn bị: Cốc nước nóng; một thanh kim loại như nhôm (hoặc đồng, sắt) và một thanh nhựa (hoặc gỗ) có kích thước như nhau.
*Tiến hành:
Lưu ý Khi làm thí nghiệm, cần cẩn thận để tránh bị bỏng.
- Cho đồng thời hai thanh trên vào cốc nước nóng.
- Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh và cho biết thanh nào nóng hơn.
- Nhận xét thanh nào dẫn nhiệt tốt hơn thanh nào dẫn nhiệt kém hơn.
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Sau khoảng 5 phút, chạm đầu ngón tay vào đầu phía trên của hai thanh thì thanh kim loại sẽ nóng hơn thanh nhựa.
- Nhận xét: thanh kim loại dẫn nhiệt tốt hơn, thanh nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
? mục 1 HĐ2
Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.
Phương pháp giải:
dựa vào khả năng dẫn nhiệt của các chất để kiểm tra.
Lời giải chi tiết:
Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn: đổ nước nóng vào 2 cốc rồi dùng tay chạm vào thành cốc, tay ở thành cốc nào nóng ít hơn thì chiếc cốc đó dẫn nhiệt kém hơn.
? mục 2 HĐ1
Vì sao trời rét chim lại xù lông?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trời rét chim lại xù lông là vì khi đó giữa các sợi lông sẽ có không khí truyền vào, mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên hạn chế được sự truyền nhiệt của cơ thể chim ra bên ngoài và giúp chim giữ ấm lâu hơn
? mục 2 HĐ2
Vì sao ở những vùng lạnh, một số động vật như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông?
Phương pháp giải:
Dựa vào những điều quan sát được và kiến thức thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
Ở những vùng lạnh, một số động vật như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông là vì: để giữ ấm cơ thể được tốt hơn và lâu hơn.
? mục 1 HĐ3
Chỉ và nói tên bộ phận của bàn là, nồi (hình 3) dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém.
Phương pháp giải:
dựa vào khả năng dẫn nhiệt của các chất để kiểm tra.
Lời giải chi tiết:
- Bàn là:
-
Bộ phận dẫn nhiệt tốt: Bề mặt của bàn là làm bằng kim loại.
-
Bộ phận dẫn nhiệt kém: Tay cầm bằng nhựa hoặc cao su.
- Nồi:
-
Bộ phận dẫn nhiệt tốt: Đáy nồi và thành nồi
-
Bộ phận dẫn nhiệt kém: Hai quai cầm bằng cao su.
? mục 1 HĐ4
Vì sao khi trời rét, mặc áo bông hoặc áo lông lại ấm?
Phương pháp giải:
dựa vào khả năng dẫn nhiệt của các chất để kiểm tra.
Lời giải chi tiết:
Khi trời rét, mặc áo bông hoặc áo lông lại ấm là vì bông hoặc lông dẫn nhiệt kém nên không khí lạnh từ bên ngoài khó đi vào cơ thể hơn và nhiệt độ trong cơ thể khó thoát ra ngoài hơn.
Vận dụng
Tìm hiểu một số vật (hoặc các bộ phận của vật) dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém ở nhà em và nêu công dụng của chúng. Trình bày kết quả theo gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Vật (hoặc bộ phận) |
Dẫn nhiệt tốt |
Dẫn nhiệt kém |
Công dụng |
Lõi nồi cơm điện làm bằng kim loại |
X |
Đựng gạo và làm chín thành cơm. |
|
Vỏ nồi cơm điện làm bằng nhựa |
X |
Cách nhiệt với môi trường bên ngoài và bên trong nồi cơm. |
|
Tất tay bằng vải dùng trong bếp |
X |
Nhắc nồi đựng thức ăn khi nồi còn đang nóng |
- Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 50 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 11. Sự truyền nhiệt trang 44, 45, 46, 47 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 10. Âm thanh cuộc sống trang 40, 41, 42, 43 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 9. Sự lan truyền âm thanh trang 37, 38, 39 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 8. Ánh sáng trong đời sống trang 34, 35, 36 SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều