Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 12 cánh diều Chủ đề 9. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế - ..

Bài 17. Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều


Nguyên tắc tự do hoá thương mại không bao gồm nội dung nào dưới đây?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nguyên tắc tự do hoá thương mại không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Loại bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cản trở tự do hoá thương mại.

B. Mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá nước ngoài.

C. Loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.

D. Mở cửa thị trường trong nước cho dịch vụ và đầu tư nước ngoài.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C. Loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hóa của tất cả các nước.

Câu 2

Em hãy nhận xét đúng hoặc sai về các ý kiến dưới đây

a. Loại bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cản trở tự do hoá thương mại là nội dung của nguyên tắc tự do hoá thương mại.

b. Các nước thành viên dành ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của tất cả các nước trong WTO là nội dung của nguyên tắc không phân biệt đối xử.

c. Cho phép hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của tất cả các nước được bình đẳng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nước mình là nội dung của nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh.

d. Dành ưu đãi về thuế cho hàng hoá một số nước thân thiện là nội dung của nguyên tắc mở cửa thị trường.

Lời giải chi tiết:

a. Đúng - Loại bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cản trở tự do hóa thương mại là nội dung của nguyên tắc tự do hóa thương mại.

b. Đúng - Các nước thành viên dành ưu đãi về hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của tất cả các nước trong WTO là nội dung của nguyên tắc không phân biệt đối xử.

c. Đúng - Cho phép hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của tất cả các nước được bình đẳng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nước mình là nội dung của nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh.

d. Sai - Dành ưu đãi về thuế cho hàng hóa một số nước thân thiện không phải là nội dung của nguyên tắc mở cửa thị trường.

Câu 3

Các quốc gia thành viên phải dành những ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình là nội dung của chế độ đối xử nào dưới đây trong các nguyên tắc của WTO?

A. Chế độ đối xử tối huệ quốc.

B. Chế độ đối xử quốc gia.

C. Chế độ đối xử đặc biệt.

D. Chế độ trụ đãi công bằng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B. Chế độ đối xử quốc gia.

Câu 4

Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài là nội dung của nguyên tắc nào dưới đây của WTO

A. Nguyên tắc tự do hoá thương mại.

B. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.

C. Nguyên tắc minh bạch.

D. Nguyên tắc tự do cạnh tranh

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A. Nguyên tắc tự do hóa thương mại.

Câu 5

Khẳng định nào dưới đây là đúng về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế? Vì sao?

A. Hợp đồng thương mại quốc tế chỉ được kí kết bằng hình thức văn bản mới phát sinh hiệu lực.

B. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định pháp luật của các nước liên quan.

C. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định của pháp luật nước người bán.

D. Hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết bằng hình thức do Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế quy định.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định pháp luật của các nước liên quan.

Giải thích: Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được ký kết theo nhiều hình thức khác nhau và tuân theo quy định của pháp luật các nước liên quan, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.

Câu 6

Phân tích các nhận định dưới đây về hợp đồng thương mại.

a. Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế cũng chính là chủ thể của hợp đồng dân sự nói chung.

b. Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được kí kết bằng hình thức theo quy định pháp luật của các nước liên quan do các bên chủ thể lựa chọn.

c. Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế gồm cả nội dung về điều khoản giao hàng và điều khoản giải quyết tranh chấp.

Lời giải chi tiết:

a. Sai - Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế có thể là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, không chỉ giới hạn ở các chủ thể của hợp đồng dân sự nói chung.

b. Đúng - Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được ký kết bằng hình thức theo quy định pháp luật của các nước liên quan do các bên chủ thể lựa chọn.

c. Đúng - Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế gồm cả nội dung về điều khoản giao hàng và điều khoản giải quyết tranh chấp, đây là những điều khoản quan trọng đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Câu 7

Nhằm mục đích hỗ trợ cho ngành sản xuất vỏ xe non trẻ của mình, nước Á đánh thuế một khoản phụ thu nhập khẩu bên cạnh thuế quan là 10 USD cho mỗi vỏ xe nhập khẩu từ các thành viên của WTO. Đồng thời, vỏ xe làm từ cao su nhân tạo phải chịu một khoản thuế giá trị gia tăng là 25%, trong khi vỏ xe làm từ cao su thiên nhiên chỉ chịu thuế giá trị gia tăng 15% tại thị trường nước A. Hai khoản thuế với vỏ xe cao su trong nước. Đồng thời, bằng các biện pháp hải quan, nước Á cũng quy định tất cả vỏ xe phải được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất với thời gian kéo dài hơn trước cho mỗi lần làm thủ tục. Các biện pháp hạn ngạch cũng được áp dụng với một số nước thành viên.

a) Theo em, việc nước A ban hành các quy định về thuế đối với vỏ xe cao su của nước ngoài có vi phạm các nguyên tắc của WTO hay không? Nếu có thì vi phạm nguyên tắc nào? Vì sao?

b) Nước A đã vi phạm nguyên tắc nào của WTO khi quy định tất cả vỏ xe phả được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất, đồng thời áp dụn hạn ngạch đối với vỏ xe của một số nước thành viên? Giải thích vì sao?

Lời giải chi tiết:

a) Việc nước A ban hành các quy định về thuế đối với vỏ xe cao su của nước ngoài là vi phạm chế độ đối xử quốc gia, một trong hai chế độ của nguyên tắc nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Chế độ đối xử quốc gia trong hệ thống của WTO yêu cầu các quốc gia thành viên phải dành những ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất, kinh doanh trong nước.

b) Nước A đã vi phạm nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO khi quy định tất cả vỏ xe phải được nhập khẩu thông qua hai cửa khẩu chỉ định duy nhất, đồng thời áp dụng hạn ngạch đối với vỏ xe của một số nước thành viên. Nguyên tắc tự do hoá thương mại yêu cầu các quốc gia thành viên phải hạn chế, loại bỏ các biện pháp cản trở tự do hoá thương mại như các biện pháp thuế quan và phi thuế Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này, nước A đã áp dụng biện pháp nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo chỉ định và áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên.

Câu 8

Từ khi trở thành thành viên của WTO, nước C luôn nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Trong điều kiện hàng hoá và các ngành dịch vụ của các nước thành viên WTO ồ ạt vào thị trường nước mình, tạo ra cạnh tranh mới, có lúc, c mặt hàng và dịch vụ gây khó cho hàng hoá và dịch vụ trong nước, nhưng nước C vẫn thực hiện các cam kết với WTO, đảm bảo cho hàng hoá, dịch vụ các nước thành viên được hưởng ưu đãi thuận lợi như hàng hoá, dịch vụ trong nước mình Chính sách của nước C luôn mở cửa cho hàng hoá của các nước thành viên, tại điều kiện cho họ được tự do cạnh tranh với hàng hoá nước mình.

Trong trường hợp này, nước C đã thực hiện nguyên tắc nào của WTO? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Nước C đã thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và nguyên tắc cạnh tranh công bằng của WTO, vì đã không phân biệt đối xử khi cho hàng hoá, dịch vụ của các nước thành viên được hưởng ưu đã như hàng hoá, dịch vụ của nước mình.

Câu 9

Sau khi trở thành thành viên của WTO, hàng hoá giày da và dệt may của nước ngoài tràn ngập thị trường nước D. Trước tình hình ấy, một số người lo ngại chi rằng, nước mình là thành viên mới nên chưa thể mở cửa thị trường một cách tự do mà cần có quy định giới hạn hạn ngạch và tăng thuế nhập khẩu đối với hai hàng hoá này. Nhưng những người có trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật th cho rằng, cần phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ ngay các cam kết của WTO, không được đặt ra bất kì hạn chế nào về thuế quan, phi thuế quan làm cản trở nhập khẩu hàng giày da và dệt may của các nước thành viên vào nước mình.

a) Việc nước D nghiêm túc thực hiện đầy đủ ngay các cam kết của WTO không đặt ra bất kì hạn chế nào về thuế quan và phi thuế quan làm cản trị nhập khẩu hàng giày da và dệt may của các nước thành viên vào nước mình là nhằm thực hiện mục đích gì trong quan hệ thương mại quốc tế.

b) Em hãy cho biết trong thông tin trên nước D đã thực hiện đúng nguyên tắc nào của WTO. Nội dung nguyên tắc đỏ như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a) Việc nước D nghiêm túc thực hiện đầy đủ ngay các cam kết của WTO, không đặt ra bất kì hạn chế nào về thuế quan và phi thuế quan làm cản trở nhập khẩu hàng giày da và dệt may của các nước thành viên vào nước mình là nhằm thực hiện mục đích thúc đẩy tự do hoá thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – thương mại toàn cầu.

b) Nước D đã thực hiện đúng nguyên tắc tự do hoá thương mại, một trong bốn nguyên tắc của WTO. Nội dung của nguyên tắc tự do hoá thương mại là các quốc gia thành viên phải hạn chế, loại bỏ các biện pháp cản trở tự do hoá thương mại như các biện pháp thuế quan và phi thuế quan củng lộ trình thực hiện cụ thể. Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trưởng trong nước cho các loại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.

Câu 10

Năm 2012, bằng pháp luật của mình, Nam Phi áp đặt biện pháp chống bán phá giá đối với thịt gà đông lạnh thuộc chủng Gallus Domesticus, có nguồn gốc nhập khẩu từ Brazil, với mức thuế chống bán phá giá tạm thời cao, tạo sự phân biệt đối xử với hàng hoá nhập khẩu cùng loại của các nước khác.

Em hãy cho biết việc Nam Phi áp đặt biện pháp chống bản phá giá đối với thịt gà đông lạnh có vi phạm các nguyên tắc của WTO không. Vi phạm nguyên tắc nào? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Nam Phi áp đặt biện pháp chống bán phá giá đối với thịt gà đông lạnh là vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, vì đã phân việt đối xử giữa hàng hoá của các nước thành viên với hàng hoá cùng loại trong nước, làm cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên bị đối xử kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Nam Phi đồng thời cũng vi phạm nguyên tắc tự do hoá thương mại, vì đã cả trở tự do của thương mại thế giới.

Câu 11

Uỷ ban Thương mại của một nước ra quyết định áp dụng biện pháp bảo hộ đối với hàng thịt bò nhập từ các nước thành viên WTO. Biện pháp bảo hộ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch về số lượng (hạn chế số lượng nhập khẩu); mức thuế - nhập khẩu đối với hàng trong hạn ngạch và số hàng vượt hạn ngạch chênh lệch rất cao (từ 21 – 31%).

Quyết định của nước thành viên WTO áp dụng hạn ngạch đối với thịt bò nhập khẩu từ các nước thành viên khác vi phạm nguyên tắc nào của WTO? Giải thích vì sao?

Lời giải chi tiết:

Quyết định của nước thành viên WTO áp dụng hạn ngạch đối với thịt bò nhập từ các nước thành viên khác là vi phạm nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO, vì đã áp dụng hạn ngạch đối với thịt bò nhập khẩu từ các nước thành viên, tức là áp dụng biện pháp phi thuế quan làm cản trở tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên.

Câu 12

Trong pháp luật của nước D có quy định dành ưu đãi cho các hàng hoá, dịch vụ của một số nước thân thiện với mình hơn, mà không dành cho tất cả các nước thành viên khác của WTO.

Theo em, nước D đã vi phạm nguyên tắc nào của WTO? Nội dung của nguyên tắc này?

Lời giải chi tiết:

- Vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử.

- Nội dung của nguyên tắc không phân biệt đối xử là yêu cầu các thành viên WTO dành ưu đãi cho hàng hóa, dịch vụ của tất cả các thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước, không phân biệt giữa các thành viên.

Câu 13

Công ty A có trụ sở tại Malaysia ki kết hợp đồng mua bán thép với công ty B có trụ sở tại Indonesia. Cả hai công ty này đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật mỗi nước. Theo quy định của pháp luật thương mại Indonesia và pháp luật Malaysia, loại hợp đồng này phải được lập thành văn bản, nhưng theo Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng này không nhất thiết phải được kí kết bằng văn bản. Hai nước đã thoả thuận lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật hai nước, với các nội dung về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều khoản giao hàng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp,...

a) Hợp đồng trong trường hợp trên có phải là hợp đồng thương mại quốc tế. không? Là loại hợp đồng gì? Vì sao?

b) Hai công ty trên có quyền lập hợp đồng bằng văn bản không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

a) Có, hợp đồng trong trường hợp trên là hợp đồng thương mại quốc tế.

Là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Vì: Hợp đồng được ký kết giữa hai công ty có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau (Malaysia và Indonesia) và liên quan đến việc mua bán hàng hóa.

b) Có, hai công ty trên có quyền lập hợp đồng bằng văn bản.

Vì: Theo quy định của pháp luật thương mại của cả Malaysia và Indonesia, và theo thỏa thuận của hai bên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này phải được lập bằng văn bản.

Câu 14

Công ty C có trụ sở tại Thái Lan kí hợp đồng vận chuyển hàng hoá với công ty D có trụ sở tại Brunei. Theo hợp đồng, công ty C có nghĩa vụ vận chuyển hàng nông sản từ Thái Lan đến Brunei theo đường biển. Công ty D nhận hàng và thanh toán tiền đầy đủ sau khi nhận hàng. Hai bên thoả thuận áp dụng pháp luật của Thái Lan, Brunei và tập quán thương mại quốc tế cho từng trường hợp cụ thể.

a) Chủ thể của hợp đồng trên là ai? Vì sao?

b) Việc hai bên hợp đồng thoả thuận áp dụng pháp luật Thái Lan và Brunei có phù hợp pháp luật thương mại quốc tế không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

a) Chủ thể của hợp đồng trên là Công ty C và Công ty D.

Vì: Công ty C có trụ sở tại Thái Lan và Công ty D có trụ sở tại Brunei, và cả hai công ty này tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế.

b) Có, việc hai bên thỏa thuận áp dụng pháp luật Thái Lan và Brunei phù hợp với pháp luật thương mại quốc tế.

Vì: Trong thương mại quốc tế, các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình, miễn là không vi phạm các quy định bắt buộc của pháp luật quốc tế và các thỏa thuận quốc tế liên quan.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí