Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 12 chân trời sáng tạo Chủ đề 9. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế - ..

Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo


Nhận định nào sau đây đúng khi nói về vai trò của luật quốc tế?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về vai trò của luật quốc tế?

A. Luật quốc tế là cơ sở để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

B. Luật quốc tế là cơ sở để xây dựng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.

C. Luật quốc tế là cơ sở để bảo vệ quyền con người.

D. Luật quốc tế là cơ sở để bảo vệ doanh nghiệp của các quốc gia

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A. Luật quốc tế là cơ sở để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Câu 2

Luật quốc tế có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?

A. Năm.

B. Sáu.

C. Bảy.

D. Tám.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C. Bảy.

Câu 3

Nội dung nào sau đây là nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia?

A. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế.

B. Các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị.

C. Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

D. Các quốc gia thực hiện nghĩa vụ của mình theo các cam kết quốc tế một cách thiện chí.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là:A. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế.

Câu 4

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về luật quốc tế?

A. Luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

B. Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.

C. Luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau.

D. Các thoả thuận kí kết bằng văn bản giữa các chủ thể pháp luật quốc tế thì được gọi là điều ước quốc tế.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C. Luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau.

Câu 5

Nhận định nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế?

A. Pháp luật quốc tế có hiệu lực cao hơn pháp luật quốc gia.

B. Pháp luật quốc tế có tác động tích cực tới sự hoàn thiện pháp luật quốc gia.

C. Pháp luật quốc gia ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành của pháp luật quốc tế.

D. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A. Pháp luật quốc tế có hiệu lực cao hơn pháp luật quốc gia.

Câu 6

Trả lời câu hỏi Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Nội dung nào sau đây đúng với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác?

A. Dùng biện pháp kinh tế để cưỡng ép quốc gia khác phải lệ thuộc.

B. Giúp đỡ tài chính để can thiệp vào những cuộc nội chiến ở một quốc gia khác.

C. Tổ chức các hoạt động quân sự để lật đổ chế độ hiện hành của một quốc gia khác.

D. Thực hiện các hoạt động giữ gìn hoà bình tại một quốc gia theo Nghị quyết của Liên hợp quốc.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D. Thực hiện các hoạt động giữ gìn hoà bình tại một quốc gia theo Nghị quyết của Liên hợp quốc.

Câu 7

Trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế

A. có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành pháp luật quốc gia.

B. có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.

C. có hiệu lực cao hơn pháp luật quốc gia.

D. không có sự tác động tới pháp luật quốc gia.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B. có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.

Câu 8

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lí mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung đối với

A. tất cả các quốc gia và cá nhân.

B. tất cả các cá nhân trong các quốc gia.

C. tất cả các doanh nghiệp trong các quốc gia.

D. tất cả các chủ thể của pháp luật quốc tế

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D. tất cả các chủ thể của pháp luật quốc tế.

Câu 9

Pháp luật quốc tế góp phần giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác bằng phương pháp

A. hoà bình.

B. dùng vũ lực.

C. cưỡng ép.

D. can thiệp.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: Ahoà bình

Câu 10

Pháp luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên, trên cơ sở

A. tự nguyện và bình đẳng.

B. hoà bình và hữu nghị.

C. hợp tác và phát triển.

D. tự do và hữu nghị.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A. tự nguyện và bình đẳng.

Câu 11

Hãy nối nội dung cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

1. Thực hiện với sự thiện chí | nghĩa vụ của mình trong | những thoả thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung

A. tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá của mình.

2. Đưa tàu quân sự vào lãnh thổ quốc gia khác

B. là bảo đảm pháp lí quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

3. Điều ước quốc tế kí kết giữa các quốc gia

C. thì vi phạm nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác

4. Pháp luật quốc gia

D. có thể có giá trị ở phạm vi toàn cầu hoặc khu vực.

5. Giúp đỡ tài chính, khuyến khích hoặc ngầm đồng ý hoạt động khủng bố ở một quốc gia khác

E. thì vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết quy định

G. là nội dung nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

Lời giải chi tiết:

1 - G; 2 - E; 3 - D; 4 - B; 5 - C; 6 - A.

Câu 12

Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Pháp luật quốc tế là hệ thống quy phạm pháp luật chỉ có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia.

b. Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn chế độ chính trị là nội dung của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia.

c. Giúp đỡ tài chính cho hoạt động khủng bố ở quốc gia khác thì vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

d. Hoàn thiện pháp luật quốc gia phù hợp với các cam kết quốc tế là thể hiện nội dung mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

e. Quốc gia khi đã tham gia, phê chuẩn điều ước quốc tế thì phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ, cam kết quốc tế.

g. Nhiều nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm, quan niệm của luật pháp quốc gia.

Lời giải chi tiết:

a. Nhận định sai. Pháp luật quốc tế là hệ thống quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc không chỉ đối với các quốc gia mà còn có thể áp dụng cho các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế.

b. Nhận định sai. Nội dung "Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn chế độ chính trị" là thuộc nguyên tắc dân tộc tự quyết, chứ không phải nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

c. Nhận định đúng. Việc giúp đỡ tài chính cho hoạt động khủng bố ở quốc gia khác là hành vi vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

d. Nhận định đúng. Hoàn thiện pháp luật quốc gia phù hợp với các cam kết quốc tế là biểu hiện của mối quan hệ gắn bó giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, thể hiện sự tôn trọng và thực thi các cam kết quốc tế.

e. Nhận định đúng. Khi một quốc gia đã tham gia và phê chuẩn điều ước quốc tế, quốc gia đó có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế một cách thiện chí, nhằm đảm bảo uy tín và trách nhiệm quốc tế.

g. Nhận đinh đúng. Nhiều nguyên tắc, quy phạm của pháp luật quốc tế được xây dựng dựa trên nền tảng của các quan điểm và quan niệm của pháp luật quốc gia, phản ánh các giá trị chung đã được công nhận rộng rãi.

Câu 13

Hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi.

Ngày 6 – 7 – 2007, Nhật Bản đã kiện Nga lên Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) về việc phóng thích con tàu Hoshinmaru 88 và thuỷ thủ đoàn mà phía Nga đã bắt giữ. Phía Nga ban đầu yêu cầu Nhật Bản bồi thường 25 triệu rúp và sau đó giảm xuống còn 22 triệu rúp, tuy nhiên Nhật Bản cho rằng đây là yêu cầu quá lớn. Ngày 6 – 8 – 2007, ITLOS đã ra phán quyết yêu cầu Nga trao trả Nhật Bản tàu đánh cá Hoshinmaru 88 và cũng yêu cầu Nhật Bản bồi thường cho Nga 10 triệu rúp. Nhật Bản đã trả số tiền và phía Nga đã phóng thích con tàu.

Theo em, nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế được đề cập trong trường hợp trên?

Lời giải chi tiết:

Trong trường hợp này, nguyên tắc của pháp luật quốc tế được đề cập là nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Cụ thể, Nhật Bản và Nga đã không sử dụng vũ lực hoặc biện pháp cưỡng chế mà lựa chọn đưa tranh chấp về việc phóng thích tàu Hoshinmaru 88 và thủy thủ đoàn lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) để giải quyết. Quyết định của ITLOS được cả hai quốc gia tôn trọng và tuân theo, thể hiện sự thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai bên.

Câu 14

Hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi.

Quần đảo Falkland cách Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được nước Anh tuyên bố chủ quyền. Năm 1816, Argentina tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha và năm 1820, họ tuyên bố chủ quyền của mình đối với Falkland. Vào năm 1982, chính quyền quân sự của Argentina lúc bấy giờ đã bất ngờ xâm chiếm quần đảo trên nhằm nâng cao sự ủng hộ của người dân ở trong nước. Tuy nhiên, Anh đã lấy lại được quần đảo Falkland sau một cuộc chiến kéo dài 10 tuần. Thất bại về mặt quân sự đã dẫn đến sự thay đổi chính quyền ở Argentina. Chính phủ mới lên cầm quyền đã từ bỏ việc sử dụng vũ lực nhưng vẫn theo đuổi những tuyên bố ngoại giao nhằm đòi lại chủ quyền đối với những hòn đảo này.

Trong cuộc xung đột năm 1982, chính quyền quân sự của Argentina và Anh vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế?

Sau năm 1982, việc làm của Chính phủ mới của Argentina phù hợp với nguyên tắc nào của pháp luật quốc tế? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

- Trong cuộc xung đột năm 1982, chính quyền quân sự của Argentina và Anh đã vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Theo nguyên tắc này, các quốc gia không được phép sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp mà phải tìm các biện pháp hòa bình. Việc Argentina tiến hành xâm chiếm quần đảo Falkland và Anh sử dụng quân sự để giành lại quyền kiểm soát là hành vi vi phạm nguyên tắc này.

- Sau năm 1982, chính phủ mới của Argentina đã từ bỏ sử dụng vũ lực và chuyển sang sử dụng các biện pháp ngoại giao để đòi lại chủ quyền quần đảo Falkland. Hành động này phù hợp với nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình của pháp luật quốc tế. Nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia khi có tranh chấp phải ưu tiên sử dụng các biện pháp hòa bình như đàm phán, thương lượng hoặc thông qua tổ chức quốc tế, thay vì sử dụng vũ lực.

Câu 15

Hãy cho biết các quốc gia cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện pháp luật quốc tế.

Lời giải chi tiết:

Để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện pháp luật quốc tế, các quốc gia cần thực hiện những điều sau:

- Tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

- Tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế.

- Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.

- Hợp tác quốc tế.

- Nội luật hóa các cam kết quốc tế.

-Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về pháp luật quốc tế.

Câu 16

Hãy sưu tầm một số việc mà Việt Nam đã làm để thực hiện một thỏa thuận, cam kết quốc tế cụ thể.

Lời giải chi tiết:

Việt Nam đã thực hiện nhiều thỏa thuận và cam kết quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

- Tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS): Việt Nam đã ký kết và thực hiện UNCLOS 1982, tham gia bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của mình trên biển. - Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để phù hợp với quy định của UNCLOS, trong đó có việc ban hành Luật Biển năm 2012.

- Công ước về quyền trẻ em: Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em năm 1990 và đã thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, như xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực.

Câu 17

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện nội dung mối quan hệ giữa pháp luật quốc trế và pháp luật quốc gia.

Lời giải chi tiết:

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện nội dung mối quan hệ giữa pháp luật quốc trế và pháp luật quốc gia


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí