

Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo>
Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng các chỉ tiêu nào?
Câu 1
Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng các chỉ tiêu nào?
A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNU/ người); tiến bộ xã hội.
B. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người); tiến bộ xã hội.
C. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc dân (GNI); chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
D. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); tổng thu nhập quốc dân (GNI); tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người); tiến bộ xã hội.
Câu 2
Chỉ tiêu nào được xem là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định?
A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
B. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người).
C. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Câu 3
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phát triển kinh tế?
A. Trong một quốc gia, sự gia tăng thu nhập được gọi là phát triển kinh tế. kinh tế.
B. Trong một quốc gia, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch là phát triển
C. Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường được xem là phát triển kinh tế.
D. Phát triển kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của một nền kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Phát triển kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của một nền kinh tế.
Câu 4
Chỉ tiêu nào của phát triển kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng xã hội, trình độ khoa học công nghệ?
A. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phân công lao động xã hội.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí.
D. Các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội và ổn định chính trị.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí.
Câu 5
Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về mặt nào của một nền kinh tế?
A. Phản ánh sự thay đổi về mặt chất.
B. Phản ánh sự thay đổi về mặt lượng.
C. Phản ánh sự thay đổi về mặt chất và lượng.
D. Phản ánh sự thay đổi về mọi mặt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Phản ánh sự thay đổi về mặt lượng.
Câu 6
Phát triển kinh tế được thể hiện qua những chỉ tiêu nào?
A. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; chính trị ổn định; bảo vệ môi trường.
B. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; bảo vệ môi trường.
C. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ; tiến bộ xã hội.
D. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; tiến bộ xã hội; bảo vệ môi trường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ; tiến bộ xã hội.
Câu 7
Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về mặt nào của một nền kinh tế?
A. Là quá trình biến đổi về mặt chất.
B. Là quá trình biến đổi về mặt chất và lượng.
C. Là quá trình biến đổi về mặt lượng.
D. Là quá trình biến đổi về mọi mặt của xã hội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Là quá trình biến đổi về mọi mặt của xã hội.
Câu 8
Tổng thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố thuộc sở hữu của quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia hay ở nước ngoài trong một thời kì nhất định được gọi là gì?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Thu nhập trung bình.
C. Tổng tiền lương trung bình.
D. Tổng thu nhập quốc dân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Tổng thu nhập quốc dân.
Câu 9
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí được thể hiện qua những nội dung nào?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng.
Câu 10
Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số xác định chỉ tiêu nào của phát triển kinh tế?
A. Chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế.
B. Chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
C. Chỉ tiêu về môi trường.
D. Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
Câu 11
Tính tỉ lệ nghèo nhằm hoạch định chính sách và góp phần nâng cao mức sống, xoá đói, giảm nghèo được gọi là gì?
A. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
B. Tổng sản phẩm quốc nội (GNI/người).
C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người).
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
Câu 12
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa những mặt nào?
A. Phát triển kinh tế, phát triển quốc phòng – an ninh, phát triển giáo dục.
B. Phát triển kinh tế, phát triển quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường.
C. Phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.
D. Phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển giáo dục.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường.
Câu 13
Yếu tố nào là tiền đề vật chất giúp giảm tình trạng đói nghèo, khắc phục lạc hậu, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; góp phần quan trọng trong việc củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị; tăng uy tín và vai trò quản lí của Nhà nước?
A. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Phát triển kinh tế.
D. Tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Tăng trưởng kinh tế.
Câu 14
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò như thế nào đối với phát triển bền vững?
A. Là yếu tố phụ
B. Là điều kiện thứ yếu
C. Là điều kiện cần
D. Là nội dung thứ yếu.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Là điều kiện cần
Câu 15
Đối với nước ta, đâu là điều kiện tiên quyết để khắc phục tụt hậu về kinh tế so với các nước phát triển?
A. Phát triển bền vững.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Chính sách an sinh xã hội.
D. Tăng trưởng kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Tăng trưởng kinh tế.
Câu 16
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm đồng nhất dùng để chỉ quá trình vận động của nền kinh tế.
b. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất, phát triển kinh tế phản ánh hai mặt chất và lượng của nền kinh tế.
c. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế bao hàm cả tăng trưởng kinh tế.
d. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là thức đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế một quốc gia trong một thời điểm nhất định.
e. Phát triển kinh tế vao gồm tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và bảo đảm an sinh xã hội.
g. Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa, hợp lí giữa ba mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường.
h. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế chỉ là mục tiêu của các quốc gia đang phát triển.
i. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần quan trọng trong việc củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị; tăng uy tín bà vai trò quản lí của Nhà nước.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm khác nhau. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu đề cập đến sự gia tăng về lượng (như GDP), trong khi phát triển kinh tế bao gồm cả tăng trưởng và những tiến bộ về chất lượng đời sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và phúc lợi xã hội.
b. Không đồng tình. Thực tế, tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế (như quy mô sản xuất tăng). Phát triển kinh tế bao gồm cả sự thay đổi về lượng và chất, như việc cải thiện chất lượng sống, cơ sở hạ tầng, và công bằng xã hội.
c. Đồng tình. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để có thể đạt đến phát triển kinh tế, vì phát triển kinh tế bao gồm cả tăng trưởng và những yếu tố khác như tiến bộ xã hội và phúc lợi.
d. Không đồng tình. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng GDP, trong khi GNI có thể dùng để đánh giá thu nhập tổng thể của một quốc gia bao gồm cả thu nhập từ nước ngoài.
e. Đồng tình. Phát triển kinh tế không chỉ bao gồm tăng trưởng, mà còn đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội để mang lại lợi ích toàn diện cho xã hội.
g. Đồng tình. Phát triển bền vững là sự kết hợp hợp lý giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội, và môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn mà không gây hại đến thế hệ tương lai.
h. Không đồng tình. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia, không chỉ giới hạn ở các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia phát triển cũng chú trọng đến phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.
i. Đồng tình. Tăng trưởng và phát triển kinh tế giúp tăng cường ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, và nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc phát triển đất nước.
Câu 17
Hãy đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu.
Nhất quán chủ trương thực hiện tiến độ, công bằng xã hội, công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều thành tựu, Quy mô giáo dục phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đpas ứng nhu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho sự phát triển của đất nước nhanh và bền vững. Số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 chếm 99%; số trẻ đi học và và hoàn thành Tiểu học sau 5 năm chiếm trên 92% (thuộc nhóm đầu của ASEAN). Hiện có 95% số người lớn biết đọc, biết viết. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2021.
(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam, ngày 12/12/2022)
Em hãy nhận xét sự thay đổi trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta qua thông tin trên. Từ đó, xác định chỉ tiêu của phát triển kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Qua thông tin trên, có thể thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục và y tế:
- Tỉ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% và tỉ lệ hoàn thành Tiểu học trong 5 năm trên 92%, thuộc nhóm dẫn đầu ASEAN. Điều này cho thấy nỗ lực đáng kể trong việc phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao tiếp cận giáo dục cho trẻ em.
- Tỉ lệ người lớn biết đọc, biết viết đạt 95%, thể hiện sự thành công trong việc nâng cao trình độ dân trí và xóa mù chữ.
- Quy mô giáo dục được mở rộng, cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đào tạo nhân lực và phát triển tài năng cho đất nước.
- Từ năm 1990 đến năm 2021, tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng từ 62 lên 73,7 tuổi, cho thấy những tiến bộ tích cực trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.
Chỉ tiêu của phát triển kinh tế từ các nhận xét trên:
- Sự phát triển giáo dục và y tế giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
- Việc cải thiện điều kiện giáo dục, y tế là minh chứng cho sự tiến bộ xã hội, góp phần thúc đẩy công bằng xã hội.
- Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nhân lực, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong dài hạn.
- Tuổi thọ trung bình và trình độ dân trí được cải thiện cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng của phát triển kinh tế.
Câu 18
Xác định các chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế trong các thông tin sau:
a. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với nắm 2011. Năm GNI bình quân đầu người tăng ít nhất trong giai đoạn này là năm 2020, tăng 4% do ảnh hưởng bởi Covid - 19.
(Theo Tổng cục thống kê, 2021)
b. Hiện nay, quy mô nền kinh tế nước ta không ngừng được mở rộng, với GDP tăng từ khoảng 7, 009 triệu đồng vào năm 2018 lên khoảng 9,513 triệu tỉ đồng vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao trong khu vực cũng như trên thế giới.
Lời giải chi tiết:
a. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi trong mức thu nhập của mỗi người dân trong một năm. Cụ thể, từ năm 2011 đến 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp đôi, với mức tăng trung bình hàng năm là 7%.
Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể từng năm, chẳng hạn, năm 2012 có mức tăng cao nhất (12%), trong khi năm 2020 có mức tăng thấp nhất (4%) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
b. GDP là chỉ tiêu đo lường quy mô của nền kinh tế, thể hiện sự mở rộng và phát triển của nền kinh tế. Từ năm 2018 đến 2022, GDP của Việt Nam tăng từ khoảng 7.009 nghìn tỉ đồng lên khoảng 9.513 nghìn tỉ đồng.
Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế nước ta.
Câu 19
Hãy đọc thông tin sau để trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế nhanh song thiếu chú ý tới tác động đối với môi trường sinh thái, do vậy vừa làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa phải gánh chịu những hậu quả của một sự phát triển tàn phá môi trường. Mặt khác, việc chú trọng phát triển kinh tế mà không quan tâm đến giải quyết những vấn đề bình đẳng xã hội sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội, tạo nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội, dẫn đến khủng hoảng thể chế. Do vậy phát triển công bằng, bền vững ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng, tổng quan xuyên suốt mà nhiều quốc gia phải quan tâm hướng tới.
( Theo Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương, Phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, 24 - 5 - 2021)
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
- Tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với bảo vệ môi trường để tránh cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại sinh thái, đảm bảo tài nguyên cho các thế hệ sau.
- Phát triển kinh tế cần chú trọng công bằng xã hội, tránh khoảng cách giàu nghèo quá lớn để duy trì ổn định xã hội.
- Phát triển bền vững là mục tiêu mà nhiều quốc gia hướng tới vì đảm bảo tăng trưởng lâu dài, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 20
Hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi.
a. Người dân ở địa phương D làm nghề trồng lúa nước. Tuy nhiên, các hộ sử dụng thuốc trừ sâu tùy ý và vứt rác không đúng nơi quy định khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm.
b. Gia đình bạn P đầu tư xây dựng hệ thống biogas biến chất thải thành phân bón hữu cơ, khí đốt. Hoạt động này đã phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi phí năng lượng và bảo vệ môi trường.
Em có nhận xét gì về việc làm của chủ thể trong các trường hợp trên.
Theo em, trách nhiệm của bản thân trong góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế là gì? Lấy ví dụ cụ thể.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp a: Người dân ở địa phương D làm ảnh hưởng xấu đến môi trường do việc sử dụng thuốc trừ sâu không kiểm soát và xả rác bừa bãi. Đây là hành vi không bền vững, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng sống, cản trở sự phát triển kinh tế bền vững.
- Trường hợp b: Gia đình bạn P đầu tư vào hệ thống biogas, giúp biến chất thải thành phân bón và khí đốt, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Đây là hành động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Trách nhiệm của bản thân trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Bản thân cần có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng trong sinh hoạt và sản xuất. Ví dụ, có thể tiết kiệm năng lượng, tái chế rác thải, và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hành động nhỏ như sử dụng túi tái sử dụng hoặc phân loại rác đúng cách sẽ góp phần xây dựng một môi trường sạch và bền vững, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Câu 21
Hãy thực hiện bài thuyết trình ngắn về những việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Kính thưa cô và các bạn, hôm nay em xin trình bày một số việc làm mà mỗi cá nhân và cộng đồng có thể thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, mỗi cá nhân và cộng đồng có thể thực hiện nhiều việc làm thiết thực. Trước hết, việc tiết kiệm tài nguyên như điện và nước giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường thông qua giảm thiểu rác thải, phân loại rác, sử dụng sản phẩm tái chế và trồng cây xanh cũng là cách thiết thực để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, khuyến khích sáng tạo, học hỏi nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm cũng rất quan trọng. Ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước không chỉ giúp tạo việc làm mà còn khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp nội địa. Ngoài ra, tham gia các hoạt động cộng đồng, từ thiện hoặc tình nguyện góp phần đảm bảo công bằng xã hội và duy trì ổn định xã hội, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 16. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo