Bài 1. Bên trong máy tính trang 5, 6, 7 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều>
Em hãy cho biết CPU là gì và làm nhiệm vụ gì trong máy tính?
Khởi động
Em hãy cho biết CPU là gì và làm nhiệm vụ gì trong máy tính?
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới và hiểu biết khi sử dụng máy tính.
Lời giải chi tiết:
CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm.
Nhiệm vụ của CPU trong máy tính: CPU được coi là não bộ của cả giàn máy tính, có chức năng xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính. Giúp máy tính có thể vận hành và xử lý mọi tác vụ yêu cầu.
? mục 1 HĐ1
Quan sát hình mạch điện ở Hình 1. Mạch có hai công tắc A và B phối hợp để điều khiển đèn F. Đèn chỉ sáng khi cả hai công tắc cùng đóng.
Nếu quy ước: Công tắc mở tương ứng với mức “0”, công tắc đóng tương ứng với mức “1”, đèn tắt tương ứng với mức “0”, đèn sáng tương ứng với mức “1”. Em hãy:
-
Nêu giá trị đúng tại dấu ? cho mỗi hàng của đầu ra F.
-
Nhận xét về hoạt động của mạch điện.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đề bài để hiểu được phần quy ước hoạt động của mạch điện. Quan sát mạch điện và các giá trị của công tắc A, B.
Lời giải chi tiết:
1) Giá trị đúng tại mỗi hàng của đầu ra F:
A |
B |
F |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
2) Hoạt động của mạch điện:
Để đèn F sáng thì cả công tắc A vá công tác B đồng thời phải đóng (1), nếu một trong hai công tắc mở thì đèn F tắt. Hoạt động của mạch điện mình hoạ chức năng của công logic AND và bảng hoạt động tương ứng của mạch điện được gọi là bảng chân lí. Cổng ANID thực hiện chức năng nhân logic.
? mục 2 HĐ2
Em hãy kể tên những bộ phận bên trong máy tính mà em biết và cho biết bộ phận nào là quan trọng nhất?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài, dựa vào các nguồn học liệu GV đã cung cấp (có thể là video, hình ảnh, …)
Lời giải chi tiết:
Các bộ phận bên trong của máy tính sẽ bao gồm rất nhiều linh kiện nhỏ khác nhau, những bộ phận và thành phần chính bao gồm:
-
Bo mạch chủ của máy.
-
Bộ vi xử lý trung tâm máy (CPU).
-
Bộ nhớ truy xuất RAM.
-
Thiết bị lưu trữ cố định SSD.
-
Card đồ họa GPU.
Thành phần quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lý trung tâm (CPU), đây được xem như là bộ não của máy tính.
Luyện tập 1
Em hãy nêu giá trị thích hợp tại dấu ? cho hai cột S và Cout để hoàn thành bảng chân lí cho mạch cộng đầy đủ (bảng 4)
Bảng 4. Bảng chân lý mạch cộng đầy đủ
Đầu vào |
Đầu ra |
|||
A |
B |
Cin |
S |
Cout |
0 |
0 |
0 |
? |
? |
0 |
0 |
1 |
? |
? |
0 |
1 |
0 |
? |
? |
0 |
1 |
1 |
? |
? |
1 |
0 |
0 |
? |
? |
1 |
0 |
1 |
? |
? |
1 |
1 |
0 |
? |
? |
1 |
1 |
1 |
? |
? |
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ đề bài, dựa vào kiến thức bài học.
- Xác định bảng đã cho là bảng chân lý cho mạch cộng hai số nhị phân 1-bit hay là mạch cộng đầy đủ.
- Quan sát các đầu vào A, B, Cin và sau đó cộng lần lượt các bit và có hai đầu ra là bit tổng S và bit nhớ Cout.
Lời giải chi tiết:
Đây là bảng chân lý cho mạch cộng đầy đủ (FA – Full Adder) có 3 đầu vào là A, B và bit nhớ mang sang Cin, có hai đầu ra là bit tổng S và bit nhớ Cout để phân biệt vào Cin đầu vào. Mạch cộng đầy đủ là ghép nối hai mạch cộng 1 bit.
Đối với bảng trên, hai đầu vào đầu tiên là A và B và đầu vào thứ ba là Cin chính là số dư của phép tính trước. Khi thiết kế bộ cộng toàn phần chúng ta sẽ có thể xâu chuỗi tám trong số chúng lại với nhau để tạo ra một bộ cộng rộng và xếp tầng mang bit từ bộ cộng này sang bộ tiếp theo. Cout là số dư và S là số tổng.
Dưới đây là bảng hoàn chỉnh:
Đầu vào |
Đầu ra |
|||
A |
B |
Cin |
S |
Cout |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Luyện tập 2
Em hãy nêu tên một số thành phần chính bên trong máy tính và cho biết chức năng của nó.
Phương pháp giải:
Vận dụng các nội dung vừa học trong bài, quan sát các hình ảnh và đưa ra chức năng của từng thành phần chính.
Lời giải chi tiết:
Tên thành phần chính |
Chức năng |
Bảng mạch chính (Main board) |
Bảng mạch chính đóng vai trò làm nền giao tiếp giữa CPU, RAM và các linh kiện điện tử khác phục vụ cho việc kết nối với các thiết bị ngoại vi. |
CPU (Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm) |
CPU đóng vai trò bộ não của máy tính, đảm nhiệm công việc tìm nạp lệnh, giải mã lệnh và thực thi lệnh cho máy tính. |
RAM (Random Access Memory – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) |
RAM lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán của máy tính. Dữ liệu sẽ bị mất khi máy tính bị mất điện hoặc khởi động lại. |
ROM (Read Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc) |
ROM lưu trữ chương trình giúp khởi động các chức năng cơ bản của máy tính. |
Thiết bị lưu trữ |
Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất khi máy tính tắt nguồn. |
Vận dụng
Em hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên khi chọn mua máy tính:
-
Ổ cứng dung lượng lớn
-
RAM dung lượng lớn
-
CPU tốc độ cao
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về CPU, ROM, RAM trong phần 2 của bài. Đọc kỹ các chức năng của từng thành phần trong máy tính. Xác định đúng thành phần quan trọng và ưu tiên trong máy tính.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự ưu tiên khi chọn mua máy tính là:
c) CPU tốc độ cao => b) RAM dung lượng lớn => a) Ổ cứng dung lượng lớn.
CH
Trong các câu sau, những câu nào đúng?
-
CPU có tốc độ càng cao thì máy tính có hiệu năng càng cao
-
Dung lượng ổ cứng đo bằng GHz
-
Các bộ nhớ RAM ngày nay có dung lượng hàng TB
-
Dung lượng RAM có ảnh hưởng tới hiệu năng của máy tính.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về CPU, ROM, RAM trong phần 2 của bài. Đọc kỹ các chức năng của từng thành phần trong máy tính. Xác định đúng thành phần quan trọng và ưu tiên trong máy tính.
Lời giải chi tiết:
Có 2 đáp án đúng:
a) CPU có tốc độ càng cao thì máy tính có hiệu năng càng cao
d) Dung lượng RAM có ảnh hưởng tới hiệu năng của máy tính.
- Bài 2. Khám phá thế giới thiết bị số thông minh trang 10, 11, 12 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 3. Khái quát về hệ điều hành trang 13, 14, 15 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 4. Thực hành với các thiết bị số trang 19, 20, 21 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 5. Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm trang 24, 25, 26 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 8. Hoàn tất ứng dụng trang 167, 168 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 7. Chỉnh sửa các thành phần giao diện trang 161, 162, 163 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 6. Tạo báo cáo đơn giản trang 156, 157, 158 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 5. Thiết kế truy vấn trang 150, 151, 152 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu trang 144, 145, 146 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 8. Hoàn tất ứng dụng trang 167, 168 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 7. Chỉnh sửa các thành phần giao diện trang 161, 162, 163 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 6. Tạo báo cáo đơn giản trang 156, 157, 158 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 5. Thiết kế truy vấn trang 150, 151, 152 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu trang 144, 145, 146 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều