Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Cao Bá Quát


Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Cao Bá Quát với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Câu 1: Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây?

A. NaHCO3

B. KClO3

C. (NH4)2SO4

D. CaCO3

Câu 2: Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxi cao nhất của S là?

A. SO2

B. SO3

C. S2O5

D. SO

Câu 3: Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa bột lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa

A. Sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh trioxit

B. mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh dioxit

C. Sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh dioxit

D. Mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh tri oxit

Câu 4: Phương trình phản ứng hóa học của lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng:

S + H2SO4 → SO2 + H2O

Trong phản ứng này, tỉ số giữa nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị OXH là:

A. 1:2

B. 2:1

C. 3:1

D. 1:3

Câu 5: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch

A. NaHS

B. NaOH

C. AgNO3

D. Pb(NO3)2

Câu 6: H2SO4 đặc nguội có thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây:

A. Fe, Zn

B. Al, Mg

C. Al, Zn

D. Fe, Al

Câu 7: Trong các phản ứng sau đây, hãy chọn câu kết luận không đúng về H2SO4:

A. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit

B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng

C. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh

D. Khi pha loãng axit sunfuric đặc, chỉ được cho từ từ nước và axit

Câu 8: Để thu được CO2 từ hỗn hợp CO2 và SO2, người ta cho hỗn hợp đi qua

A. Dung dịch Br2

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch nước vôi trong dư

D. Dung dịch NaOH dư

Câu 9: Cho phản ứng:

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3 Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Trong phản ứng trên, chất OXH và chất khử lần lượt là?

A. FeSO4 và K2Cr2O7

B. K2Cr2O7 và FeSO4

C. K2Cr2O7 và H2SO4

D. H2SO4và FeSO4

Câu 10: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là:

A. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2

B. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2

C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

D. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

Câu 11: Oxi có thể oxi hóa tất cả các chất của dãy

A. Ag, Br2, Cu, P2O3

B. Cl2, CO, P, S

C. SO2, C, Fe(OH)2, N2

D. S, Pt, P, Al

Câu 12: Cho khí H2S lội qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy có kết tủa màu đen chứng tỏ:

A. Có phản ứng OXH khử diễn ra

B. Axit HNO3 mạnh hơn H2S

C. Có PbS tạo ra không tan trong axit

D. axit H2S mạnh hơn HNO3

Câu 13: Dùng phương pháp nào để thu được khí SO2 khi điều chế

A. Đẩy nước

B. Đẩy không khí ngược bình

C. A, B đúng

D. Đẩy không khí úp bình

Câu 14: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chaast bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là?

A. Lưu huỳnh

B. Cát

C. Vôi sống

D. Muối ăn

Câu 15: Dẫn khí A không màu vào dung dịch nước brom có màu vàng thì dung dịch mất màu. A có thể là chất khí nào sau đây?

A. SO2

B. CO2

C. H2

D. O2

Câu 16: Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào

A. H2SO4 đặc để tạo oleum

B. H2O2

C. Dung dịch H2SO4 loãng

D. H2O

Câu 17: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng

A. Na

B. Al

C. Mg

D. Cu

Câu 18: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí thu được gồm có

A. SO2

B. CO2

C. CO2 và SO2

D. H2S và CO2

Câu 19: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với các chất của dãy nào?

A. Cu, MgCO3, Ca(OH)2, ZnO

B. CuO, MgO, Na2SiO3, Zn(OH)2, Mg

C. B, P2O5, C, Na2CO3, Al(OH)3

D. S, MgCO3, NaOH, CuO

Câu 20: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S, nhưng trong không khí, hàm lượng H2S rất ít nguyên nhân của sự việc này là?

A. Do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo thành S và H2

B. Do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác

C. Do H2S tan được trong nước

D. Do H2S sinh ra bị oxi không khí OXH chậm

II. TỰ LUẬN

Câu 21: Cho 1,12 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch KOH 0,24M. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng

Câu 22: Cho 9,1 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại nhôm và đồng tác dụng với H2SO4 loãng dư sinh ra 3,36 lít khí H2 ở đktc

a. Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp X

b. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 2,8 lít khí SO2 ở đktc. Tính m

HẾT

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.C

4.B

5.A

6.D

7.D

8.A

9.B

10.D

11.C

12.C

13.B

14.A

15.A

16.A

17.D

18.C

19.B

20.D

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp giải

Khảo sát sản phẩm của mỗi chất khi đem nhiệt phân.

Từ sản phẩm tạo thành => phương án đúng

Hướng dẫn giải

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

KClO3 → KCl + 3/2 O2

CaCO3 → CaO + CO2

(NH4)2SO4 → 2NH3 + H2SO4

Đáp án B

Câu 2:

Phương pháp giải:

Từ Z => Cấu hình e => Công thức oxit cao nhất

Hướng dẫn giải

Z = 16: 1s22s22p63s23p4

=> Z thuộc nhóm VIA

=> Công thức oxit cao nhất của S là SO3 (S mang hóa trị 6)

Đáp án B

Câu 3:

Phương pháp giải

Dựa vào khả năng tiếp xúc của ngọn lửa khi ta thay không khí bằng khí oxi => sự thay đổi của độ sáng

Dựa vào sản phẩm của phản ứng => khí tạo thành

Hướng dẫn giải

Khi thay không khi bằng oxi, ngọn lửa sẽ tiếp xúc được với nhiều oxi => ngọn lửa sẽ sáng hơn

S + O2 SO2

=> Khí tạo thành là SO2

Đáp án C

Câu 4:

Phương pháp

Dựa vào PTHH tìm ra số nguyên tử bị khử và bị OXH => tỉ lệ cần tìm

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình:

\(\overset{0}{\mathop{S}}\,+2{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}\to 3\overset{+4}{\mathop{S}}\,{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O\)

Trong phương trình có 1 nguyên tử S0 sau phản ứng lên 1 nguyên tử S+4

=> Trong phản ứng có 1 nguyên tử S bị OXH

Trong phương trình có 2 nguyên tử S+6 sau phản ứng xuống 2 nguyên tử S+4

=> Trong phản ứng có 2 nguyên tử S bị khử

Số nguyên tử S bị khử : số nguyên tử S bị OXH là : 2:1

Đáp án B

Câu 5:

Phương pháp giải

Để thu được khí H2S và loại HCl, ta cần cho lội qua dung dịch có phản ứng với HCl mà không phản ứng với H2S, sản phẩm nếu có khí tạo ra thì phải là khí H2S

Hướng dẫn giải

Cho hỗn hợp khí trên đi qua NaHS

NaHS + HCl → NaCl + H2S

Đáp án A

Câu 6:

Phương pháp giải

Xem lại tính chất của H2SO4 đặc

Hướng dẫn giải

Fe, Al, Cr bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội

Đáp án D

Câu 7

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học của axit H2SO4

Hướng dẫn giải

Khi pha loãng dung dịch axit đặc, ta cần đổ từ từ axit vào nước, do axit H2SO4 đặc là một chất rất háo nước, nên nếu không cẩn thận và biết cách xử lý sẽ dễ dàng gây nên bỏng

Đáp án D

Câu 8

Hướng dẫn giải

Để thu được khí CO2 từ hỗn hợp khí trên, ta cần cho đi qua dung dịch tác dụng được với SO2 mà không tác dụng được với CO2

Phương pháp giải

Cho hỗn hợp khí trên đi qua dung dịch Br2

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Sau phản ứng SO2 bị giữ lại, ta thu được CO2 tinh khiết

Đáp án A

Câu 9

Phương pháp giải

Chất oxi hóa là chất nhận e, sau phản ứng số OXH của chất giảm

Chất khử là chất nhường e, sau phản ứng số OXH của chất sẽ tăng

Hướng dẫn giải

Trong phương trình trên Fe+2 lên Fe+3 => FeSO4 là chất khử

Mn+7 xuống Mn+2 => K2Cr2O7 là chất OXH

Đáp án B

Câu 10:

Phương pháp giải

Xem lại phần tính chất hóa học chương halogen và oxi – lưu huỳnh

Hướng dẫn giải

FeCl2 không tác dụng được với H2S do H2S là axit yếu hơn HCl, nên không thể đẩy được Cl- ra khỏi dung dịch muối

Đáp án D

Câu 11

Phương pháp giải

Oxi có thể oxi hóa hầu hết các phi kim (trừ halogen) và hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt)

Hướng dẫn giải:

Đáp án A: Oxi không tác dụng được với Ag, Br2

Đáp án B: Oxi không tác dụng được với Cl2

Đáp án D: Oxxi không tác dụng được với Pt

Đáp án C

Câu 12

Phương pháp giải:

Xem lại phần muối sunfua có trong chương trình hóa học lớp 10

Hướng dẫn giải

Cho H2S vào Pb(NO3)2 tạo kết tủa đen điều này chứng tỏ PbS tạo ra không tan được trong axit HNO3

Đáp án C

Câu 13:

Phương pháp giải

Xét tính chất của SO2 để có thể chọn được phương pháp thu cho hợp lý

Hướng dẫn giải

Do SO2 tan được trong nước và nặng hơn không khí nên để thu được khí SO2 ta cần dùng phương pháp đẩy không khí và ngửa bình

Đáp án B

Câu 14:

Phương pháp giải:

Ta nên dùng chất có khả năng phản ứng với Hg ở nhiệt độ thường để có thể dễ dàng thu gom

Hướng dẫn giải

Do tính chất của S có khả năng tác dụng với Hg ngay ở điều kiện thường nên người ta hay sử dụng S để thu gom Hg nếu như bị vỡ nhiệt kế thủy ngân

S + Hg → HgS

Đáp án A

Câu 15:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của khí SO2

Hướng dẫn giải

Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch nước Brom sẽ khiến cho dung dịch bị mất màu do có phản ứng

SO2 + Br2 +2H2O → H2SO4 + 2HBr

Đáp án A

Câu 16:

Hướng dẫn giải:

Xem lại phần sản xuất H2SO4 đặc trong công nghiệp

Hướng dẫn giải

Để sản xuất H2SO4 đặc, người ta hấp thụ SO3 vào H2SO4 đặc để tạo oleum

Đáp án A

Câu 17

Phương pháp giải

Kim loại hoạt động (đứng trước H) có khả năng tác dụng với H2SO4 loãng

Hướng dẫn giải:

Cu không tác dụng được với H2SO4 loãng

Đáp án D

Câu 18:

Phương pháp giải:

Xét phương trình phản ứng => sản phẩm khí thu được

Hướng dẫn giải

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O

=> Sau phản ứng có xuất hiện 2 khí SO2 và CO2

Đáp án C

Câu 19:

Phương pháp giải:

H2SO4 loãng mang đầy đủ tính chất căn bản của một axit điển hình

Hướng dẫn giải

Đáp án A: Cu không tác dụng được với H2SO4 loãng

Đáp án C: C không tác dụng được với H2SO4 loãng

Đáp án D: S không tác dụng được với H2SO4 loãng

Đáp án B

Câu 20:

Phương pháp giải:

Dựa vào tính khử đặc trung của H2S để giải câu hỏi này

Hướng dẫn giải

Khi H2S sinh ra, nó đã bị oxi trong không khí OXH chậm nên dẫn đến trong tự nhiên, hàm lượng khí H2S khá thấp

Đáp án D

II. TỰ LUẬN

Câu 21

Phương pháp giải

Tính số mol SO2, KOH

Ta có:

=> T => Thành phần muối có trong dung dịch

Hướng dẫn giải

Ta có nSO2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)

nKOH = 0,24 * 0,5 = 0,12 (mol)

T = 0,12 : 0,05 = 2,4 >2

Muối tạo thành là K2SO3, KOH còn dư, SO2 hết

Ta có phương trình

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O (1)

Từ (1) nK2SO3 = n SO2 = 0,05 (mol)

m K2SO3 = 0,05 * 158 = 7,9 (gam)

Câu 22

Phương pháp giải

a, Viết phương trình phản ứng (Lưu ý Cu không tác dụng với H2SO4 loãng)

tính nH2 => nAl => mAl

=> % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp

b, Áp dụng định luật bảo toàn e và tỉ lệ mol Al, Cu

=> Tính lại được số mol Al, Cu => m

Hướng dẫn giải

a, Ta có phương trình hóa học

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (1)

Cu + H2SO4 loãng (không phản ứng)

nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

Từ (1) => nAl = 2/3 nH2 = 0,15 * 2/3 = 0,1 (mol)

m Al = 0,1 * 27 = 2,7 (gam)

m Cu = 9,1 – 2,7 = 6,4 (gam)

=> %mAl = 2,7 : 9,1 * 100% = 29,67%

=> %mCu = 100% - 29,67% = 70,33%

b, Xét 9,1 gam X có chứa 6,4 gam Cu

=> nCu = 6,4 : 64 = 0,1 (mol)

Ta thấy trong hỗn hợp X có nAl = nCu

Xét m gam X có x mol Al và x mol Cu khi tác dụng với H2SO4 đặc thu được

2,8 : 22,4 = 0,125 (mol) khí SO2

Ta có quá trình trao đổi e như sau

Al → Al+3 +3e

x                  3x

Cu →Cu+2 +2e

x               2x

S+6 + 2e → S+4

        0,25    0,125

Ta nhận thấy, áp dụng định luật bảo toàn e, tổng e nhường bằng tổng e nhận

=> 5x = 0,25 => x = 0,05 (mol)

=> m = 0,05 * 27 + 0,05 * 64 = 4,55 (gam)

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.