Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa kì I - Hóa học 10 có lời giải


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 :  Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.                                          

B. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.                                            

C. Hầu hết hạt nhân các nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.                                              

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 2 : Cho ba nguyên tử có kí hiệu là 24Mg, 25Mg, 26Mg. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ba nguyên tử trên là 3 đồng vị của Mg.                          

B. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14.                                         

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.                   

D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.

Câu 3 : Trong tự nhiên nitơ có hai đồng vị là  và  trong đó  chiếm 99,63% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của nitơ là

A. 14,7.                                   B. 14,4.

C. 14,0.                                   D. 13,7.

Câu 4 : Một nguyên tử có cấu hình 1s22s22p3. Chọn phát biểu sai:

A. Nguyên tử đó có 7 electron.

B. Nguyên tử đó có 7 nơtron.

C. Không xác định được số nơtron.

D. Nguyên tử đó có 7 proton.

Câu 5 : Lớp electron L có số phân lớp là:

A. 1.                                        B. 2.

C. 3.                                        D. 4.

Câu 6 : Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Nguyên tử X có 3 electron ở lớp ngoài cùng. Số hiệu nguyên tử của X là:

A. 13.                                      B. 12.

C. 11.                                      D. 31.

Câu 7 : Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?

 A. 2p.                                     B. 3d.

C. 4f.                                      D. 2d.

Câu 8 : Cấu hình của phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử 20X là:

A. 3d2.                                    B. 3p6.

C. 3p4.                                    D. 4s2.

Câu 9 : Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 22. Vậy cấu hình electron của A là

A. 1s22s22p4.                           B. 1s22s22p2.

C. 1s22s22p3.                           D. 1s22s22p5.

Câu 10 : Một nguyên tử có kí hiệu là , cấu hình electron của nguyên tử X là:

A. 1s22s22p63s23p64s23d1.

B. 1s22s22p63s23p64s13d2.

C. 1s22s22p63s23p63d3.

D. 1s22s22p63s2 3p6 3d1 4s2.

Câu 11 : Cấu hình e nào sau đây của nguyên tử thuộc nguyên tố kim loại?

A. 1s22s22p1.

B. 1s2s2s2p63s23p5.

C. 1s22s22p63s23p3.

D. 1s22s22p63s2.

Câu 12 : Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là

A. 3+.                                     B. 2-.

C. 1+.                                     D. 1-.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13 : (2 điểm) Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, biết tỉ lệ số nguyên tử của chúng lần lượt là 105 : 245. Tính nguyên tử khối trung bình của Cu?

Câu 14 : (2 điểm) Cho 2 nguyên tử 15A; 29B.

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử của nguyên tố A và B.

b) Cho biết nguyên tử A, B thuộc loại nguyên tố họ s, p, d hay f? Vì sao?

c) Cho biết nguyên tử A, B thuộc nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

Câu 15 : (3 điểm) Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 48. Số hạt mang điện bằng 5/3 lần số hạt không mang điện.

a) Hãy xác định số lượng từng loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố.

b) Viết kí hiệu nguyên tử nguyên tố X.

c) Cho biết nguyên tử có mấy lớp electron; số electron trên từng lớp.

----- HẾT -----

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp:

Lý thuyết về nguyên tử

Hướng dẫn giải:

A sai, vì nguyên tử có cấu tạo rỗng.

B đúng.

C đúng, chỉ có hạt nhân của H không có hạt n.

D đúng.

Đáp án A

Câu 2

Phương pháp:

Lý thuyết về đồng vị

Hướng dẫn giải:

A đúng, vì chúng đều thuộc cùng nguyên tố Mg và có số khối khác nhau.

B sai, các nguyên tử trên đều có số hạt e là 12.

C đúng.

D đúng, vì p = e = Z = 12.

Đáp án B

Câu 3

Phương pháp:

Công thức tính NTK trung bình:

\(\bar M = \frac{{{x_1}.{A_1} + ... + {x_n}{A_n}}}{{100}}\) với x1, …, xn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị có số khối A1, …, An

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử khối trung bình của N: \(\bar M = \frac{{99,63.14 + \left( {100 - 99,63} \right).15}}{{100}} = 14,0037\)

Đáp án C

Câu 4

Hướng dẫn giải:

Từ cấu hình e suy ra:

+ Số e = Số p = 2 + 2 + 3 = 7.

+ Không xác định được số n.

Đáp án B

Câu 5

Phương pháp:

Lý thuyết về vỏ nguyên tử.

Hướng dẫn giải:

Lớp L là lớp thứ 2 ⟹ có 2 phân lớp: 2s, 2p.

Đáp án B

Câu 6

Phương pháp:

Khi đề bài cho tổng số hạt và yêu cầu tìm p thì sử dụng công thức p ≤ n ≤ 1,5p.

Hướng dẫn giải:

Tổng số hạt: p + n + e = 40 ⟹ 2p + n = 40

Trong 82 nguyên tố đầu tiên thì: p ≤ n ≤ 1,5p

⟹ p ≤ (40 – 2p) ≤ 1,5p

⟹ 11,4 ≤ p ≤ 13,3

⟹ p = 12 hoặc p = 13

+) Nếu p = 12 ⟹ Cấu hình e: 1s22s22p63s2

+) Nếu p = 13 ⟹ Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1

X có 3 electron ở lớp ngoài cùng ⟹ p = 13

Vậy số hiệu nguyên tử Z = 13.

Đáp án A

Câu 7

Phương pháp:

Lý thuyết về cấu tạo vỏ nguyên tử.

Hướng dẫn giải:

Lớp thứ 2 chỉ có phân lớp 2s và 2p, không có phân lớp 2d ⟹ D sai.

Đáp án D

Câu 8

Phương pháp:

Cách viết cấu hình electron:

1. Xác định số electron của nguyên tử.

2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.

3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p  3d 4s 4p…).

Hướng dẫn giải:

Z = 20 ⟹ Cấu hình e: 1s22s22p63s23p64s2

Đáp án D

Câu 9

Phương pháp:

Khi đề bài cho tổng số hạt và yêu cầu tìm p thì sử dụng công thức p ≤ n ≤ 1,5p.

Hướng dẫn giải:

Tổng số hạt: p + n + e = 22 ⟹ 2p + n = 22

Mặt khác: p ≤ n ≤ 1,5p

⟹ p ≤ (22 – 2p) ≤ 1,5p

⟹ 6,2 ≤ p ≤ 7,3

⟹ p = 7 = e

⟹ Cấu hình e: 1s22s22p3

Đáp án C

Câu 10

Phương pháp:

Cách viết cấu hình electron:

1. Xác định số electron của nguyên tử.

2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.

3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p…).

Hướng dẫn giải:

Z = 21 ⟹ Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d14s2.

Đáp án D

 Chú ý khi giải:

Tránh nhầm lẫn:

- Thứ tự theo phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d1.

- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d14s2.

Câu 11

Phương pháp:

Cách xác định một nguyên tố là kim loại/phi kim/khí hiếm khi biết Z:

1. Viết cấu hình e nguyên tử.

2. Xác định số e lớp ngoài cùng:

+ Nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He và B) ⟹ kim loại

+ Nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng ⟹ phi kim

+ Nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng ⟹ kim loại hoặc phi kim

+ Nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng và He (1s2) ⟹ khí hiếm

Hướng dẫn giải:

Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He và B) là nguyên tố kim loại.

Vậy cấu hình e của kim loại là 1s22s22p63s2.

Đáp án D

Câu 12

Phương pháp:

Điện tích = (1+).số p + (1-).số e

Hướng dẫn giải:

Điện tích = (1+).số p + (1-).số e = (1+).3 + (1-).2 = 1+

Đáp án C

Câu 13

Phương pháp:

Cách tính NTK trung bình:

Cách 1 - Tính theo phần trăm số nguyên tử:

\(\bar M = \frac{{{x_1}.{A_1} + ... + {x_n}{A_n}}}{{100}}\) với x1, …, xn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị có số khối A1, …, An

Cách 2 - Tính theo tỉ lệ số nguyên tử:

\(\bar M = \frac{{{n_1}.{A_1} + ... + {n_n}{A_n}}}{{{n_1} + ... + {n_n}}}\) với n1, …, nn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị có số khối A1, …, An

Hướng dẫn giải:

Cách 1:

Gọi x, y lần lượt là phần trăm của 63Cu và 65Cu.

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 100}\\{\frac{x}{y} = \frac{{105}}{{245}}}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 30}\\{y = 70}\end{array}} \right.\)

\({\bar M_{Cu}} = \frac{{63.30 + 65.70}}{{100}} = 64,4\)

Cách 2:

\({\bar M_{Cu}} = \frac{{63.105 + 65.245}}{{105 + 245}} = 64,4\)

Câu 14

Phương pháp:

a)

Cách viết cấu hình electron:

1. Xác định số electron của nguyên tử.

2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.

3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p…).

b)

Cách xác định họ nguyên tố s/p/d/f:

- Viết thứ tự e theo phân mức năng lượng.

- Electron cuối cùng được điền vào phân lớp nào thì nguyên tố thuộc họ đó.

c)

Cách xác định một nguyên tố là kim loại/phi kim/khí hiếm khi biết Z:

1. Viết cấu hình e nguyên tử.

2. Xác định số e lớp ngoài cùng:

+ Nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He và B) ⟹ kim loại

+ Nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng ⟹ phi kim

+ Nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng ⟹ kim loại hoặc phi kim

+ Nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng và He (1s2) ⟹ khí hiếm

Hướng dẫn giải:

a)

 

b)

Dựa theo phân mức năng lượng:

- Nguyên tố A có e cuối cùng điền vào phân lớp p ⟹ A là nguyên tố họ p

- Nguyên tố B có e cuối cùng điền vào phân lớp d ⟹ B là nguyên tố họ d

c)

- Nguyên tố A có 5e lớp ngoài cùng ⟹ A là phi kim

- Nguyên tố B có 1e lớp ngoài cùng ⟹ B là kim loại

Câu 15

Phương pháp:

a) Lập hệ phương trình:

+ Tổng số hạt p + n + e

+ Tỉ lệ số hạt mang điện (p + e) và không mang điện (n)

Trong nguyên tử trung hòa điện ta luôn có p = e.

Giải hệ tính được số lượng từng loại hạt.

b) Kí hiệu nguyên tử có dạng: .

c) Viết cấu hình e nguyên tử X từ đó suy ra số lớp e và số e trên mỗi lớp.

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{p + n + e = 48}\\{p + e = \frac{5}{3}n}\end{array}} \right.\)

Do p = e nên ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2p + n = 48}\\{2p = \frac{5}{3}n}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình trên ta được: p = 15 và n = 18

a) Số lượng các loại hạt trong 1 nguyên tử X:

+ p = e = 15

+ n = 18

b) X có Z = 15 và A = 15 + 18 = 33

Kí hiệu nguyên tử của X là: \(_{15}^{33}X\)

c) Cấu hình e nguyên tử X: 1s22s22p63s23p3

Nguyên tử X có 3 lớp electron:

- Lớp 1 có 2e

- Lớp 2 có 8e

- Lớp 3 có 5e

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.