Viết đoạn văn nghị luận về tác hại của mạng xã hội faceboook>
Viết đoạn văn nghị luận về tác hại của mạng xã hội faceboook hay nhất
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề: tác hại của mạng xã hội faceboook
2. Thân đoạn
a. Giải thích vấn đề
- Tác hại của mạng xã hội là những gì tiêu cực đem lại cho cuộc sống con người
b. Thực trạng/Dẫn chứng
- Nhiều người cuồng like, cuồng tương tác bất chấp đăng bài sai sự thật để câu view, câu like
- Báo lá cải đăng bài giật tít, dắt mũi dư luận
- Nhiều văn hóa phẩm không lành mạnh tràn lan trên mạng
- Nhiều người lợi dụng không gian mạng để lừa tình, lừa tiền...
c. Nguyên nhân
- Do sự phát triển mạnh mẽ của thông tin
- Do nhu cầu kết bạn của con người
- Do thị hiếu quần chúng muốn nắm bắt các thông tin hot của xã hội
- Facebook giúp con người có thể người ẩn danh, không phải tiếp xúc trực tiếp
- Vì mong muốn được nổi tiếng mà bất chấp
d. Hậu quả
- Giảm tương tác giữa người với người
- Gây ra hiện tượng sống ảo: nhiều người có những hành động lố lăng, kệch cỡm trên mạng
- Khiến nhiều người trở nên trầm cảm, thu mình không muốn cởi mở
- Giết chết sự sáng tạo
- Gây ra bạo lực trên mạng
...
c. Giải pháp
- Ý thức được cái tốt, cái xấu của mạng xã hội
- Chọn lọc các thông tin lành mạnh để thu nhận
...
e. Phản đề
- Ngoài cái tiêu cực thì mạng xã hội FB cũng có điểm tích cực: giúp con người giao lưu bạn bè quốc tế khắp mọi nơi mà không bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý, chứa nhiều thông tin bổ ích...
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại sự tiêu cực của facebook
- Liên hệ bản thân
Bài mẫu 1
Với xã hội hiện đại ngày nay, Facebook ngày càng phổ biến với những lợi ích nhất định, tuy nhiên nếu để nghiện thì sẽ xuất hiện rất nhiều mặt tiêu cực và gây ra nhiều tác hại của mạng xã hội. Tác hại của mạng xã hội là những gì tiêu cực đem lại cho cuộc sống con người. Thực tế cho thấy, nhiều người cuồng like, cuồng tương tác bất chấp đăng bài sai sự thật để câu view, câu like, báo lá cải đăng bài giật tít, dắt mũi dư luận, nhiều văn hóa phẩm không lành mạnh tràn lan trên mạng, thậm chí nhiều người lợi dụng không gian mạng để lừa tình, lừa tiền... Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của thông tin khiến nhu cầu kết bạn của con người ngày càng tăng, hoặc một phần do thị hiếu quần chúng muốn nắm bắt các thông tin hot của xã hội. Bên cạnh đó, Facebook giúp con có thể người ẩn danh, không phải tiếp xúc trực tiếp nên họ thoải mái thể hiện mọi thứ trên mạng, thậm chí vì mong muốn được nổi tiếng mà bất chấp đăng các tấm hình nhạy cảm, phát ngôn gây sốc. Hậu quả gây ra cũng thật khôn lường, facebook gây giảm tương tác trực tiếp giữa người với người, gây ra hiện tượng sống ảo, nhiều người có những hành động lố lăng, kệch cỡm trên mạng, thậm chí khiến nhiều người trở nên trầm cảm, thu mình không muốn cởi mở, giết chết sự sáng tạo... Để cải thiện tình trạng này, mỗi người cần ý thức được cái tốt, cái xấu của mạng xã hội, cần biết cách chọn lọc các thông tin lành mạnh để thu nhận. Bên cạnh sự tiêu cực của Facebook, chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực nó đem lại: giúp con người giao lưu bạn bè quốc tế khắp mọi nơi mà không bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý, chứa nhiều thông tin bổ ích... Như vậy, hãy để Facebook giúp ích cho con người chứ đừng để nó trở thành nơi ẩn chứa những mối nguy hại cho xã hội.
Bài mẫu 2
Facebook là một con dao hai lưỡi và lưỡi nào cũng sắc bén cả, ngoài những lợi ích tuyệt vời mà mạng xã hội facebook đem lại, thì nó cũng đưa đến những tác hại không nhỏ gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Nếu đem so sánh, thì nghiện facebook cũng chẳng khác nào nghiện ma túy, nhiều bạn trẻ xem facebook là niềm tin, là cuộc sống, không thể rời bỏ nó một ngày nào. Các bạn trẻ có thể dành hàng giờ, thậm chí là tất cả thời gian cá nhân của mình chỉ để "lướt" face, comment dạo, thả tim, like các bài viết vô tư lự trên đó. Các bạn mải mê chìm đắm trong cái "thế giới ảo" ấy, quên đi hết những gì đang diễn ra ở bên ngoài, lãng phí thời gian cho mạng xã hội, thay vì trau dồi kiến thức cho bản thân bằng các hành động thực tế như đọc sách, học thêm ngoại ngữ, tham gia câu lạc bộ, hay đơn giản là ra ngoài giao lưu bạn bè,... Việc chìm đắm vào mạng xã hội, suốt ngày cầm khư khư cái điện thoại hay laptop đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng trầm cảm tăng rõ rệt ở những người đam mê mạng xã hội hơn là những người tích cực hoạt động ở thế giới thực tại. Hơn thế, việc nhìn chằm chằm vào những con chữ trên một trang mạng như vậy lâu dần sẽ khiến cho thị lực giảm sút, đầu óc kém tập trung, giảm khả năng sáng tạo, cơ thể trì trệ. Đặc biệt, ánh sáng xanh của màn hình thiết bị khiến não chúng ta bị kích thích dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài. Ngoài những tác hại về sức khỏe, facebook cũng đem đến hàng loạt những tác hại về tinh thần cho giới trẻ, bởi những luồng thông tin tạp nham, thiếu kiểm soát, mà nếu như người đọc không biết chọn lọc thường rất dễ bị đánh lừa. Những bài viết không rõ nguồn, với mục đích nói xấu, đặt điều hạ nhục người khác, thường thu hút tâm tính tò mò của giới trẻ, khiến họ lập tức tin tưởng, có cái nhìn 1 chiều mà không suy xét toàn cuộc. Dẫn đến việc chửi bới, dọa nạt, gây áp lực dư luận lên nạn nhân, cái đó người ta gọi là bạo lực mạng, mà đôi khi các bạn trẻ chỉ biết thỏa mãn cái thói tọc mạch, thích thể hiện mà quên đi hậu quả đối với người gánh chịu. Đã có nhiều trường hợp tự tử vì bị bạo lực mạng. Facebook cũng là nơi lan truyền thông tin nhanh nhất, có những thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ bị lan truyền một cách chóng mặt bằng nút "share", tạo nên những trào lưu "hot", gây ra những suy nghĩ lệch lạc, ví dụ như các văn hóa phẩm đồi trụy. Nguy hiểm hơn cả là hiện nay độ tuổi dùng face đang dần trẻ hóa, những đứa trẻ mới 8, 9 tuổi đã sành sỏi thứ mạng xã hội này, trong khi chúng chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin dẫn tới tình trạng suy nghĩ của chúng bị facebook "bẻ cong" mà cha mẹ hay nhà trường khó có thể kiểm soát được.
Nguồn: Sưu tầm
- Viết một đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số
- Đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước
- Đoạn văn nghị luận về sự cống hiến
- Đoạn văn nghị luận tình cảm gia đình
- Đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn của mỗi chúng ta
>> Xem thêm