Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 4 Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

…“Tôi yêu

chất người đầu tiên

những giọt sương lặn vào lá cỏ

qua nắng gắt qua bão tố

vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

vẫn long lanh bình thản trước vầng dương

trong mờ mịt mưa giăng tôi trở lại mùa màng

mà tiếng nói chúng ta là hạt giống

không ai dám đùa với niềm hi vọng

thao thức trên bàn tay người thợ gieo trồng…”

                                 (Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)

Câu 1.1

Đoạn trích trên cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?

  • A.
    Đồng chí
  • B.
    Ánh trăng
  • C.
    Đoàn thuyền đánh cá
  • D.
    Mùa xuân nho nhỏ
Câu 1.2

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh
Câu 1.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

những giọt sương lặn vào lá cỏ

qua nắng gắt qua bão tố

vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

vẫn long lanh bình thản trước vầng dương

  • A.
    Ẩn dụ, nói quá, hoán dụ
  • B.
    Đảo ngữ, ẩn dụ, nói quá
  • C.
    Nhân hóa, hoán dụ, câu hỏi tu từ
  • D.
    Ẩn dụ, điệp cấu trúc, nhân hóa
Câu 1.4

Hình ảnh nắng gắt, bão tố trong đoạn thơ ẩn dụ cho điều gì? 

  • A.

    Thiên nhiên tươi đẹp

  • B.

    Những thử thách của cuộc sống

  • C.

    Tình yêu với cuộc đời

  • D.

    Nỗi nhớ thương quá khứ

Câu 1.5

Thông điệp được gửi gắm trong đoạn thơ trên là?

  • A.
    Thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, hãy chung tay bảo vệ thiên nhiên quý giá của chúng ta
  • B.
    Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa
  • C.
    Hãy mạnh mẽ đi lên từ thất bại, chúng ta sẽ dễ dàng vươn tới thành công
  • D.
    Tình yêu thương là món quà quý giá nhất trong cuộc sống
Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     …Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.

     Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.

(Trích "Bà nội" - Duy Khán)

Câu 2.1

Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là?

  • A.
    Ngôi thứ nhất
  • B.
    Ngôi thứ hai
  • C.
    Ngôi thứ ba
  • D.
    Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba 
Câu 2.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 
Câu 2.3

Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu gì? 

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt
Câu 2.4

Tại sao người cháu lại nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?”

  • A.
    Vì bà không bao giờ trách mắng các cháu
  • B.
    Vì bà vô cùng nghiêm khắc
  • C.
    Vì bà là tấm gương sáng cho con cháu noi theo
  • D.
    Vì người ta rất nể sợ bà
Câu 2.5

Văn bản nào dưới đây cũng có cùng chủ đề với đoạn trích trên?

  • A.
    Sang thu
  • B.
    Viếng lăng Bác
  • C.
    Bếp lửa
  • D.
    Đồng chí
Câu 3 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

 (Nguyễn Duy, Đánh thức tiềm lực, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 289 - 290)

Câu 3.1

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Tám chữ
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do
Câu 3.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm, miêu tả
  • B.
    Miêu tả, tự sự
  • C.
    Nghị luận, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, tự sự
Câu 3.3

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? 

  • A.
    So sánh, chơi chữ, câu hỏi tu từ, nói giảm nói tránh.
  • B.
    Nhân hóa, điệp từ, so sánh, câu hỏi tu từ, nói giảm nói tránh.
  • C.
    Liệt kê, điệp từ, so sánh, câu hỏi tu từ, nhân hóa.
  • D.
    Hoán dụ, nói quá, so sánh, câu hỏi tu từ.
Câu 3.4

Các từ rừng, phù sa, sông, bể, đất thuộc trường từ vựng nào? 

  • A.
    Đồ dùng học tập
  • B.
    Tài nguyên thiên nhiên
  • C.
    Trạng thái thiên nhiên
  • D.
    Hoạt động khai thác thiên nhiên
Câu 3.5

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

  • A.
    Sự tự hào của tác giả về nguồn tài nguyên giàu có của đất nước.
  • B.
    Sự lo ngại của tác giả về nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của đất nước.
  • C.
    Tình yêu của tác giả dành cho thiên nhiên Việt Nam.
  • D.
    Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

     Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những vất vả, thách thức dành cho tất cả chúng ta. Và đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách đó. Hãy hướng về phía trước. Bạn đừng vội nản chí, mỗi lần vượt qua một khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Và cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Sau cùng, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm.    

    Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, khó khăn lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất. Trước khó khăn, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy. Chỉ mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản. Ngược lại, có những người lại xem khó khăn xảy đến là cơ hội, là thử thách, như lẽ thường của cuộc sống. Họ luôn có niềm tin vào một viễn cảnh tươi sáng và sẵn sàng đương đầu, thách thức với chúng và quyết tâm phải vượt qua.

(Theo, https://muonthanhcongthidungngainhungkhokhan)

Câu 4.1

Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là gì?

  • A.
    Nhìn vào cách người đó đối xử với mọi người
  • B.
    Nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn
  • C.
    Nhìn vào cách người đó sinh hoạt
  • D.
    Nhìn vào cách người đó ăn mặc
Câu 4.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 
Câu 4.3

Thái độ của người viết đối với những người mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản là gì? 

  • A.
    Thương xót
  • B.
    Lên án
  • C.
    Phê phán
  • D.
    Ủng hộ
Câu 4.4

Theo văn bản, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người điều gì?

  • A.
    Sự trưởng thành và trải nghiệm
  • B.
    Sự thấu hiểu và tình thương
  • C.
    Sự ngưỡng mộ và động viên
  • D.
    Sự tự tin và kiến thức
Câu 4.5

Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung của văn bản trên?

  • A.
    Một mặt người bằng mười mặt của
  • B.
    Uống nước nhớ nguồn
  • C.
    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
  • D.
    Thất bại là mẹ thành công
Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

   “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

                                                     (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm)

Câu 5.1

Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối.

  • A.
    Phép lặp
  • B.
    Phép thế
  • C.
    Phép liên tưởng
  • D.
    Phép nối
Câu 5.2

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh...”?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Liệt kê
  • C.
    Ẩn dụ
  • D.
    Hoán dụ
Câu 5.3

Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi?

  • A.
    Thành phần phụ chú
  • B.
    Thành phần gọi đáp
  • C.
    Thành phần cảm thán
  • D.
    Thành phần tình thái
Câu 5.4

Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” mang hàm ý gì?

  • A.
    Tất cả bạn bè của tác giả đều là những người vui vẻ
  • B.
    Bạn bè của tác giả đều phải xa nhau
  • C.
    Mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn.
  • D.
    Cả ba phương án trên
Câu 5.5

Đâu là câu văn phù hợp để nói về nội dung chính của đoạn văn trên?

  • A.
    Hạnh phúc của tác giả khi đang được sống trong tuổi học trò
  • B.
    Nỗi nhớ nhung và giấc mơ được trở lại tuổi học trò
  • C.
    Những tiếc nuối của tác giả vì những sai lầm ở tuổi học trò
  • D.
    Những thầy cô mà tác giả luôn biết ơn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

…“Tôi yêu

chất người đầu tiên

những giọt sương lặn vào lá cỏ

qua nắng gắt qua bão tố

vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

vẫn long lanh bình thản trước vầng dương

trong mờ mịt mưa giăng tôi trở lại mùa màng

mà tiếng nói chúng ta là hạt giống

không ai dám đùa với niềm hi vọng

thao thức trên bàn tay người thợ gieo trồng…”

                                 (Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)

Câu 1.1

Đoạn trích trên cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?

  • A.
    Đồng chí
  • B.
    Ánh trăng
  • C.
    Đoàn thuyền đánh cá
  • D.
    Mùa xuân nho nhỏ

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do -> cùng thể thơ với tác phẩm Đồng chí.

Câu 1.2

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 1.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

những giọt sương lặn vào lá cỏ

qua nắng gắt qua bão tố

vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

vẫn long lanh bình thản trước vầng dương

  • A.
    Ẩn dụ, nói quá, hoán dụ
  • B.
    Đảo ngữ, ẩn dụ, nói quá
  • C.
    Nhân hóa, hoán dụ, câu hỏi tu từ
  • D.
    Ẩn dụ, điệp cấu trúc, nhân hóa

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

- Ẩn dụ: giọt sương lặn vào lá cỏ, nắng gắt, bão tố

Giọt sương lặn vào lá cỏ: ẩn dụ cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống quanh ta.

Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời.

- Lặp cấu trúc: Qua…vẫn…vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.

- Nhân hóa: giọt sương đầy sức mạnh, bình thản.

Câu 1.4

Hình ảnh nắng gắt, bão tố trong đoạn thơ ẩn dụ cho điều gì? 

  • A.

    Thiên nhiên tươi đẹp

  • B.

    Những thử thách của cuộc sống

  • C.

    Tình yêu với cuộc đời

  • D.

    Nỗi nhớ thương quá khứ

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Các hình ảnh trên ẩn dụ cho những thử thách của cuộc đời.

Câu 1.5

Thông điệp được gửi gắm trong đoạn thơ trên là?

  • A.
    Thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, hãy chung tay bảo vệ thiên nhiên quý giá của chúng ta
  • B.
    Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa
  • C.
    Hãy mạnh mẽ đi lên từ thất bại, chúng ta sẽ dễ dàng vươn tới thành công
  • D.
    Tình yêu thương là món quà quý giá nhất trong cuộc sống

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Thông điệp: Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống một cuộc sống có ý nghĩa.

Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     …Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.

     Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.

(Trích "Bà nội" - Duy Khán)

Câu 2.1

Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là?

  • A.
    Ngôi thứ nhất
  • B.
    Ngôi thứ hai
  • C.
    Ngôi thứ ba
  • D.
    Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba 

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất.

Câu 2.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Câu 2.3

Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu gì? 

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên" thuộc kiểu câu ghép.

Câu 2.4

Tại sao người cháu lại nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?”

  • A.
    Vì bà không bao giờ trách mắng các cháu
  • B.
    Vì bà vô cùng nghiêm khắc
  • C.
    Vì bà là tấm gương sáng cho con cháu noi theo
  • D.
    Vì người ta rất nể sợ bà

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Người cháu nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được" là bởi vì: Trong cảm nhận của người cháu, bà là người có đầy đủ những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam: hiền lành, nhân hâu, chất phác, đảm đang, yêu thương con cháu, mọi người; giàu đức hi sinh. Bà là tấm gương sáng để con cháu học tập và noi theo.

Câu 2.5

Văn bản nào dưới đây cũng có cùng chủ đề với đoạn trích trên?

  • A.
    Sang thu
  • B.
    Viếng lăng Bác
  • C.
    Bếp lửa
  • D.
    Đồng chí

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bếp lửa cùng đề tài với đoạn trích trên (đều ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người bà).

Câu 3 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

 (Nguyễn Duy, Đánh thức tiềm lực, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 289 - 290)

Câu 3.1

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Tám chữ
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 3.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm, miêu tả
  • B.
    Miêu tả, tự sự
  • C.
    Nghị luận, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, tự sự

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.

Câu 3.3

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? 

  • A.
    So sánh, chơi chữ, câu hỏi tu từ, nói giảm nói tránh.
  • B.
    Nhân hóa, điệp từ, so sánh, câu hỏi tu từ, nói giảm nói tránh.
  • C.
    Liệt kê, điệp từ, so sánh, câu hỏi tu từ, nhân hóa.
  • D.
    Hoán dụ, nói quá, so sánh, câu hỏi tu từ.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:

- Liệt kê: rừng, phù sa, sông, bể.

- Điệp từ: giàu/ đằng/ đất.

- So sánh: phù sa như sữa mẹ.

- Câu hỏi tu từ: còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?/ lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

- Nhân hóa: lòng đất giàu, mặt đất nghèo.

Câu 3.4

Các từ rừng, phù sa, sông, bể, đất thuộc trường từ vựng nào? 

  • A.
    Đồ dùng học tập
  • B.
    Tài nguyên thiên nhiên
  • C.
    Trạng thái thiên nhiên
  • D.
    Hoạt động khai thác thiên nhiên

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Các từ rừng, phù sa, sông, bể, đất thuộc trường từ vựng tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3.5

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

  • A.
    Sự tự hào của tác giả về nguồn tài nguyên giàu có của đất nước.
  • B.
    Sự lo ngại của tác giả về nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của đất nước.
  • C.
    Tình yêu của tác giả dành cho thiên nhiên Việt Nam.
  • D.
    Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính của đoạn thơ trên nói về sự trăn trở của người viết về việc đánh thức và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

     Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những vất vả, thách thức dành cho tất cả chúng ta. Và đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách đó. Hãy hướng về phía trước. Bạn đừng vội nản chí, mỗi lần vượt qua một khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Và cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Sau cùng, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm.    

    Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, khó khăn lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất. Trước khó khăn, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy. Chỉ mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản. Ngược lại, có những người lại xem khó khăn xảy đến là cơ hội, là thử thách, như lẽ thường của cuộc sống. Họ luôn có niềm tin vào một viễn cảnh tươi sáng và sẵn sàng đương đầu, thách thức với chúng và quyết tâm phải vượt qua.

(Theo, https://muonthanhcongthidungngainhungkhokhan)

Câu 4.1

Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là gì?

  • A.
    Nhìn vào cách người đó đối xử với mọi người
  • B.
    Nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn
  • C.
    Nhìn vào cách người đó sinh hoạt
  • D.
    Nhìn vào cách người đó ăn mặc

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn.

Câu 4.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 4.3

Thái độ của người viết đối với những người mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản là gì? 

  • A.
    Thương xót
  • B.
    Lên án
  • C.
    Phê phán
  • D.
    Ủng hộ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Thái độ của người viết đối với những người mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản là phê phán.

Câu 4.4

Theo văn bản, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người điều gì?

  • A.
    Sự trưởng thành và trải nghiệm
  • B.
    Sự thấu hiểu và tình thương
  • C.
    Sự ngưỡng mộ và động viên
  • D.
    Sự tự tin và kiến thức

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Theo văn bản, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người sự trưởng thành và trải nghiệm.

Câu 4.5

Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung của văn bản trên?

  • A.
    Một mặt người bằng mười mặt của
  • B.
    Uống nước nhớ nguồn
  • C.
    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
  • D.
    Thất bại là mẹ thành công

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Thất bại là mẹ thành công là câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung của văn bản trên.

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

   “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

                                                     (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm)

Câu 5.1

Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối.

  • A.
    Phép lặp
  • B.
    Phép thế
  • C.
    Phép liên tưởng
  • D.
    Phép nối

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn trên sử dụng phép thế: “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”.  

Câu 5.2

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh...”?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Liệt kê
  • C.
    Ẩn dụ
  • D.
    Hoán dụ

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê.

Câu 5.3

Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi?

  • A.
    Thành phần phụ chú
  • B.
    Thành phần gọi đáp
  • C.
    Thành phần cảm thán
  • D.
    Thành phần tình thái

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Câu văn sử dụng thành phần phụ chú: bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi bổ trợ nghĩa cho bản nhạc Ballad.

Câu 5.4

Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” mang hàm ý gì?

  • A.
    Tất cả bạn bè của tác giả đều là những người vui vẻ
  • B.
    Bạn bè của tác giả đều phải xa nhau
  • C.
    Mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn.
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Câu văn ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường…

Câu 5.5

Đâu là câu văn phù hợp để nói về nội dung chính của đoạn văn trên?

  • A.
    Hạnh phúc của tác giả khi đang được sống trong tuổi học trò
  • B.
    Nỗi nhớ nhung và giấc mơ được trở lại tuổi học trò
  • C.
    Những tiếc nuối của tác giả vì những sai lầm ở tuổi học trò
  • D.
    Những thầy cô mà tác giả luôn biết ơn

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích nói về nỗi nhớ và giấc mơ được trở lại tuổi học trò của tác giả.