Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945
       

  • B.

    1954 - 1975
       

  • C.

    1945 - 1954
       

  • D.

    1975 - 2000

Câu 2 :

Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?

  • A.

    Đêm nay Bác không ngủ
       

  • B.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính
       

  • C.

    Đồng chí
       

  • D.

    Đoàn thuyền đánh cá

Câu 3 :

Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?

  • A.

    Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.

  • B.

    Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.

  • C.

    Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

  • D.

    Phương án A và C

Câu 4 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca.

  • B.

    Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm.

  • C.

    Nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Câu 5 :

Thanh Hải sáng tác Mùa xuân nho nhỏ vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Khi ông vừa tham gia chiến trường.

  • B.

    Khi ông vừa lập gia đình.

  • C.

    Khi đất nước bước vào mùa xuân hòa bình đầu tiên.

  • D.

    Khi ông đang nằm trên giường bệnh.

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7 :

Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?

  • A.

    Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

  • B.

    Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

  • C.

    Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Câu 8 :

Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A.

    Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
       

  • B.

    Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
       

  • C.

    Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
       

  • D.

    Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc

Câu 9 :

Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Hào hùng, mạnh mẽ
       

  • B.

    Bâng khuâng, tiếc nuối
       

  • C.

    Trong sáng, thiết tha
       

  • D.

    Nghiêm trang, thành kính

Câu 10 :

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công.

  • B.

    Sống là cống hiến.

  • C.

    Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.

  • D.

    Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A.

    1930 - 1945
       

  • B.

    1954 - 1975
       

  • C.

    1945 - 1954
       

  • D.

    1975 - 2000

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được viết vào tháng 11/1980.

Câu 2 :

Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?

  • A.

    Đêm nay Bác không ngủ
       

  • B.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính
       

  • C.

    Đồng chí
       

  • D.

    Đoàn thuyền đánh cá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Đêm nay Bác không ngủ: thơ 5 chữ
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: thơ tự do
- Đồng chí: thơ tự do
- Đoàn thuyền đánh cá: thơ 7 chữ
=> Mùa xuân nho nhỏ thuộc thể thơ 5 chữ

Câu 3 :

Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?

  • A.

    Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.

  • B.

    Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.

  • C.

    Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

  • D.

    Phương án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Câu 4 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca.

  • B.

    Nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm.

  • C.

    Nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

Câu 5 :

Thanh Hải sáng tác Mùa xuân nho nhỏ vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    Khi ông vừa tham gia chiến trường.

  • B.

    Khi ông vừa lập gia đình.

  • C.

    Khi đất nước bước vào mùa xuân hòa bình đầu tiên.

  • D.

    Khi ông đang nằm trên giường bệnh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

Câu 6 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, đồng thời thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

Đáp án: A

Câu 7 :

Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì?

  • A.

    Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

  • B.

    Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

  • C.

    Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.

  • D.

    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 8 :

Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A.

    Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
       

  • B.

    Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
       

  • C.

    Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
       

  • D.

    Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc trước vẻ đẹp của vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.

Câu 9 :

Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A.

    Hào hùng, mạnh mẽ
       

  • B.

    Bâng khuâng, tiếc nuối
       

  • C.

    Trong sáng, thiết tha
       

  • D.

    Nghiêm trang, thành kính

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm dựa vào những câu chữ và rút ra giọng điệu cả bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ mang giọng điệu trong sáng, thiết tha.

Câu 10 :

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" muốn gửi đi thông điệp gì?

  • A.

    Thất bại là mẹ thành công.

  • B.

    Sống là cống hiến.

  • C.

    Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta.

  • D.

    Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung từ đó suy ra thông điệp bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ muốn gửi đi thông điệp sống là cống hiến, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé đến cái lớn lao, cao cả.

Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ Văn 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích chi tiết tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Vài nét về tác giả Viễn Phương Văn 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về tác giả Viễn Phương Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Viếng lăng Bác Văn 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về tác phẩm Viếng lăng Bác Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Viếng lăng Bác Văn 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích chi tiết tác phẩm Viếng lăng Bác Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Lý thuyết Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Văn 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Lý thuyết Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Lý thuyết Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Văn 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Lý thuyết Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Vài nét về tác giả Thanh Hải Văn 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Vài nét về tác giả Thanh Hải Văn 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết