Sự tích hoa đào


Nghe audio
0:00
/
2:05
Download
Playback seep

Đọc truyện: SỰ TÍCH HOA ĐÀO

Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng.

Có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy.

Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái.

Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ. Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.

Ngày nay, cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.

Bài học rút ra

Nguồn gốc của tục lệ chơi hoa đào ngày Tết:

  • Sự tích về thần linh: Hoa đào gắn liền với hình ảnh hai vị thần Trà và Uất Lũy, những vị thần bảo vệ dân làng. Việc cắm hoa đào trong nhà ngày Tết là để cầu mong sự bình an, xua đuổi tà ma.

  • Ý nghĩa tâm linh: Hoa đào tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và cuộc sống mới.

Vẻ đẹp của văn hóa truyền thống:

  • Giữ gìn bản sắc dân tộc: Tục lệ chơi hoa đào là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của người Việt.

  • Truyền cảm hứng: Câu chuyện về hoa đào mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc và gợi lên những hình ảnh đẹp về quê hương.

Bài học về sự thay đổi và phát triển:

  • Vạn vật luôn thay đổi: Quan niệm và phong tục tập quán của con người cũng thay đổi theo thời gian.

  • Giữ gìn cái tốt đẹp: Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng chúng ta vẫn nên giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống.

Đố vui qua truyện Sự tích hoa đào


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Sự tích hoa mẫu đơn - Truyện cổ tích

    Ngày xưa… ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi.

  • Sự tích con hổ - Truyện cổ tích

    Ngày xửa ngày xưa, ở trên Trời có một người khỏe lạ lùng. Những việc dời núi lấp biển, đội đá bẻ cây ông làm băng băng không một ai bì kịp. Ông còn có tài thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị thần trên Thiên đình.

  • Bác đánh cá và gã hung thần - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, có một bác đánh cá đã cao tuổi. Một hôm bác ra biển quăng lưới, kiên nhẫn đợi cho lưới sa xuống tận đáy biển mới kéo lên. Nhưng lần nào bác cũng chỉ cất lên toàn những thứ đáng vứt đi. Ngán ngẩm, bác thả lưới lần cuối cùng trong ngày.

  • Quả bầu tiên - Truyện cổ tích

    Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

  • Sự tích cái mõ - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu.

>> Xem thêm