Sự tích cây nêu ngày Tết


0:00
/
2:45
Chọn giọng đọc
Download
Playback seep

Đọc truyện: Sự tích cây nêu ngày Tết

Ngày xưa Quỷ làm chủ cả trái đất, người phải ở nhờ đất của Quỷ. Người phải đến xin làm ruộng cho Quỷ. Còn Quỷ vốn tham lam nên thường đặt ra những luật lệ khắt khe ác nghiệt.

Năm ấy, lúa do người trồng rất tốt. Quỷ muốn chiếm hết thóc nên ra lệnh: Quỷ ăn ngọn, cho người gốc. Thế là người làm lụng quần quật cả năm mà đến mùa chỉ được gốc rạ.

Người đói khổ quá, khấn Bụt, Bụt hiện lên bảo:

– Sang năm con hãy trồng khoai.

Người hiểu ý Bụt, làm theo. Đến mùa, Người cắt ngọn khoai nộp cho Quỷ, còn bao nhiêu củ, Người bới lên ăn cả.

Quỷ tức lắm, lại ra lệnh: Quỷ ăn cả ngọn lẫn gốc. Người lại khấn Bụt lên, và Bụt dặn:

– Con hãy trồng ngô.

Đến mùa ấy, Người cứ ung dung đem nộp ngọn và gốc cho Quỷ, còn bao nhiêu bắp ngô Người hưởng hết.

Quỷ hai lần mắc mưu, căm giận lắm, bèn đòi ruộng đất về, không cho Người trồng nữa. Người lại khấn Bụt và Bụt dặn:

– Con hãy tậu lấy một miếng đất đủ trồng một cây tre. Nhưng phải nhớ giao hẹn với Quỷ, bóng tre ngả đến đâu thì đất đấy thuộc về con.

Người nghe lời Bụt dặn, đến nhà Quỷ mua đất và trả giá rất cao. Người đem tre trồng trên miếng đất mới tậu. Bụt lại cho chiếc áo để vắt trên ngọn tre. Bóng tre lan đến đâu là đất của người tới đó. Người cứ theo bóng tre mà làm ăn, lấn dần đất của Quỷ. Cuối cùng, Người đuổi được Quỷ ra tận ngoài biển.

Từ đấy, đời sống của Người ấm no hẳn lên. Quỷ tiếc của, cứ đòi vào cướp lại đất đã bán cho Người. Người khấn Bụt, Bụt hiện lên bảo:

– Con cứ lấy cung mà bắn, lây vôi bột mà rắc, giã tỏi trộn nước mà phun, lấy lá dứa có gai nhọn mà vụt, thì Quỷ có hung hăng đến mấy cũng phải bỏ chạy.

Người làm theo. Quả nhiên Quỷ và thú dữ chạy tan tác, Quỷ xin mỗi năm được vào thăm mộ tổ tiên vài ngày…

Do đó mà dân ta có tục lệ trồng cây nêu ngày Tết. Cây nêu là cây tre cắm giữa sân. Trên ngọn cây nêu có treo chuông khánh leng leng nhắc Quỷ đây là đất của Người…

Bài học rút ra

Thông minh và khôn khéo sẽ chiến thắng kẻ tham lam:

  • Quỷ rất tham lam và mạnh mẽ, nhưng không thông minh. Người nông dân yếu hơn nhưng nhờ nghe lời Bụt, dùng trí khôn để trồng khoai, ngô, rồi dùng bóng tre để lấy lại đất.
  • Dù đối thủ có mạnh hay tham lam đến đâu, nếu mình thông minh và biết cách, mình vẫn có thể thắng.

Sự giúp đỡ của người tốt và lòng tin:

  • Mỗi khi người nông dân gặp khó khăn, Bụt luôn xuất hiện và chỉ cách. Nhờ tin tưởng và làm theo lời Bụt, người nông dân mới giành lại được đất đai và sống yên ổn.
  • Khi gặp khó khăn, hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp và những người sẵn lòng giúp đỡ mình.

Kiên trì và không bỏ cuộc:

  • Quỷ liên tục tìm cách lừa và chiếm đoạt, nhưng người nông dân không nản lòng. Từ việc trồng cây đến việc dùng bóng tre và các cách chống Quỷ, sự kiên trì đã giúp người dân đạt được mục tiêu.
  • Đừng bao giờ từ bỏ khi đối mặt với khó khăn. Hãy kiên trì làm điều đúng, cuối cùng bạn sẽ đạt được điều mình muốn.

Bảo vệ thành quả của mình:

  • Sau khi đuổi được Quỷ, Quỷ vẫn muốn quay lại. Bụt chỉ cách dùng các vật dụng để chống lại Quỷ, và tục dựng cây nêu là để nhắc nhở Quỷ rằng đây là đất của Người.
  • Khi đã có được điều gì tốt đẹp, hãy biết cách bảo vệ và giữ gìn nó.

Đố vui qua truyện Sự tích cây nêu ngày Tết


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Người học trò với con rùa- Truyện cổ tích

    Xưa có một người học trò, một hôm, đi học về đi ngang qua bờ sông, thấy mấy người thuyền chài bắt được một con rùa, đang bàn nhau đem về làm thịt để đánh chén. Người học trò đến nói rằng: “Có phải các ông muốn uống rượu, tôi có quan tiền đây, xin đưa hầu các ông và xin các ông làm phúc đừng giết chết con rùa”.

  • Sự tích củ mài - Truyện cổ tích

    Xưa kia ở vùng rừng núi Mường Bi có một gia đình nhà nọ đã nghèo lại rất đông con. Dân làng quen gọi người chồng là Đang, người vợ là Pang.

  • Con chó biết nói - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, có một ông già giàu nhất làng. Tiền bạc của ông kiếm được phần nhiều là do những món nợ ăn lời quá vốn, hoặc những âm mưu cướp giật ruộng đất, nhà cửa của dân lành. Càng có nhiều tiền lão càng cay nghiệt.

  • Sự tích cây khoai lang - Truyện cổ tích

    Ở bìa rừng có hai bà cháu nghèo khổ sinh sống. Hàng ngày, hai bà cháu phải đi đào củ mài để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà: – Bà ơi, bây giờ cháu đã lớn. Từ nay trở đi, cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cây lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn. Ăn củ mài mãi thì khổ lắm!

  • Cái cân thủy ngân - Truyện cổ tích

    Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết.

>> Xem thêm