Lý thuyết Không gian mẫu và biến cố Toán 9 Chân trời sáng tạo>
Phép thử ngẫu nhiên Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra được gọi là phép thử ngẫu nhiên (còn gọi là phép thử).
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Phép thử ngẫu nhiên
Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra được gọi là phép thử ngẫu nhiên (còn gọi là phép thử). |
Không gian mẫu
Không gian mẫu, kí hiệu \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. |
Ví dụ: Bạn Lan gieo một con xúc xắc và bạn Hòa gieo một đồng xu được gọi là phép thử.
Kết quả của phép thử là số chấm xuất hiện trên con xúc xác và mặt xuất hiện của đồng xu.
Các kết quả có thể của phép thử là:
Mỗi ô là một kết quả có thể. Không gian mẫu là tập hợp 12 ô của bảng trên.
Do đó không gian mẫu của phép thử là:
\(\Omega = {\rm{\{ (1,S);(2,S);(3,S);(4,S);(5,S);(6,S);(1,N);(2,N);(3,N);(4,N);(5,N);(6,N)\} }}{\rm{.}}\)
Vậy không gian mẫu có 12 phần tử.
Chú ý: Khi biểu diễn các kết quả của phép thử, ta thường sử dụng:
- Dấu ngoặc tròn (…) để viết kết quả của phép thử lấy lần lượt từng vật.
- Dấu ngoặc nhọn {…} để viết kết quả của phép thử lấy đồng thời các vật.
- Giải mục 1 trang 52, 53, 54 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 2 trang 54, 55 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 1 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 2 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 3 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay