Lý thuyết Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo>
- Đa số các nguyên tử kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng là 1,2,3
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
1. Cấu tạo của kim loại
- Đa số các nguyên tử kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng là 1,2,3
- Ở điều kiện thường, hầu hết kim loại ở thể rắn (trừ Hg) và có cấu tạo tinh thể.
- Trong tinh thể kim loại, lực hút tĩnh điện giữa các ion dương ở nút mạng với các electron hóa trị chuyển động tự do tạo nên liên kết kim loại
2. Tính chất vật lí của kim loại
- Kim loại có những tính vật lí chung: tính ánh kim, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính dẻo.
a) Tính dẻo
- Kim loại có tính dẻo nên dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi
- Tính chất này là do các cation kim loại trong tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau mà không tách rời nhờ lực hút tĩnh điện giữa chúng với các electron hóa trị tự do.
b) Tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn điện. Tính dẫn điện tốt nhất là bạc, sau đó đến đồng, vàng, nhôm, sắt,…
c) Tính dẫn nhiệt
Khi đốt nóng một đầu dây kim loại, các electron hóa trị tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn hơn di chuyển đến vùng có nhiệt độ thấp hơn trong tinh thể kim loại và truyền năng lượng cho các cation kim loại ở đây.
d) Ánh kim
Các electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng mà mắt con người nhìn thấy được, do đó kim loại có bề ngoài sáng lấp lánh, còn gọi là ánh kim
3. Tính chất hóa học của kim loại
- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt,…) có thể phản ứng với chlorine tạo thành muối chloride.
- Hầu hết các kim loại có thể phản ứng với oxygen (Trừ Ag, Au, Pt) tạo thành các oxide tương ứng.
- Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh tạo thành các muối sulfide tương ứng. Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg)
- Kim loại có thế điện cực chuẩn âm (\(E_{{M^{n + }}/M}^o < 0\)) có khả năng khử được ion H+ (dung dịch HCl, H2SO4 loãng) ở điều kiện chuẩn, giải phóng khí H2
- Kim loại có thế điện cực chuẩn \(E_{{M^{n + }}/M}^o < - 0,42V\)) có khả năng khử được H2O ở điều kiện thường, giải phóng khí H2.
- Kim loại có thế điện cực nhỏ hơn có khả năng khử được ion kim loại có thế điện cực chuẩn lớn hơn trong dung dịch muối ở điều kiện chuẩn.
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo