Lý thuyết Chất dẻo và vật liệu composite - Hóa 12 Chân trời sáng tạo>
Khái niệm: chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
1. Chất dẻo
Khái niệm: chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo.
Thành phần của chất dẻo bao gồm: polymer là thành phần chính, các chất hóa dẻo và chất độn
- Polymer thông dụng làm chất dẻo bao gồm PE, PP, PVC, PS, PPF, poly(methyl methacrylate)
+ Polyethylene (PE) là chất dẻo mềm, được dùng chủ yếu để chế tạo chai đựng đồ uống, túi nhựa
+ Polypropylene (PP) được sản xuất từ propylene. Polymer này được dùng trong sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm
+ Poly(vinyl chloride) (PVC) là chất dẻo có tính cách điện tốt, bền với acid, dùng phổ biến để sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn thoát nước, áo mưa.
+ Poly(methyl methacrylate) là chất dẻo trong suốt, được sử dụng để sản xuất hữu cơ thủy tính
+ Polystyene (PS) thường dùng để sản xuất vỏ của các dụng cụ điện tử như tivi, tủ lạnh, điều hòa.
2. Vật liệu composite
- Vật liệu composite là vật liệu tổ hợp từ ít nhất hai vật liệu khác nhau, tạo nên vật liệu mới có tính chất vượt trội so với vật liệu thành phần. Hai thành phần cơ bản của vật liệu composite bao gồm vật liệu nền và vật liệu cốt.
- Vật liệu nền đóng vai trò liên kết vật liệu cốt với nhau và tạo tính thốgn nhất cho vật liệu composite. Vật liệu nền thường là polymer
- Vật liệu cốt là thành phần giúp cho vật liệu có được các đặc tính cơ học cần thiết.
- Vật liệu composite được sử dụng rộng rãi trong đời sống và trong các ngành công nghiệp.
3. Sử dụng chất dẻo và bảo vệ môi trường
- Lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất gây ra nhiều tác hại đối với môi trường sống.
- Các biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo: tiết giảm, tái sử dụng và tái chế.
- Sử dụng polymer phân hủy sinh học là một biện pháp tốt để bảo vệ môi trường.
SƠ ĐỒ TƯ DUY
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA - Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Hóa 12 Chân trời sáng tạo