Lý thuyết Kính lúp. Bài tập thấu kính - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức


Cấu tạo kính lúp Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp Vẽ sơ đồ tạo ảnh qua thấu kính hội tụ

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Bài 10. Kính lúp. Bài tập thấu kính

I. Cấu tạo kính lúp

- Kính lúp là một dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Về mặt cấu tạo, kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (cỡ vài cm), thường được bảo vệ bởi một khung có tay cầm hoặc đeo trực tiếp vào mắt.

 

- Mỗi kính lúp có một số bội giác xác định. Trong thực tế, số bội giác thường được ghi ngay trên khung đỡ kính và được kí hiệu: 2x, 5x, 10x, 20x,... Giá trị này được tính theo quy ước:

\(G = \frac{{25}}{f}\)

Trong đó:

G là số bội giác, f là tiêu cự thấu kính được đo bằng đơn vị cm.

- Sử dụng kính lúp có số bội giác càng lớn thì có thể quan sát được vật càng nhỏ.

II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, mắt nhìn ảnh ảo của vật đó qua kính. Muốn thế, phải đặt vật nhỏ trong khoảng từ quang tâm O của kính đến tiêu điểm chính F.

Ngoài ra để mắt có thể nhìn thấy ảnh thì ảnh phải có vị trí ở trong khoảng nhìn rõ của mắt. Với mắt không có tật khúc xạ, khoảng nhìn rõ của mắt từ khoảng 25 cm (còn gọi là điểm cực cận) đến vô cực (còn gọi là điểm cực viên).

- Khi đặt kính lúp sao cho ảnh của vật xuất hiện ở điểm cực cận, ta gọi đó là ngăm chừng ở cực cận.

 

- Khi đặt vật ở vị trí d = f, ảnh của vật sẽ ở xa vô cực

 

Để quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, ta đặt kính sát vật, rồi từ từ dịch chuyển kính ra xa tới khi quan sát được rõ vật.

Số bội giác G ghi trên kính chính là số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực (ảnh của vật cho bởi kính lúp ở vô cực).

III. Vẽ sơ đồ tạo ảnh qua thấu kính hội tụ

Trong một số trường hợp phải vẽ ảnh của vật rất lớn hoặc rất nhỏ, ta có thể vẽ được sơ đồ tạo ảnh theo một tỉ lệ xích xác định như sau:

Bước 1: Chọn tỉ lệ xích thích hợp.

Bước 2: Xác định giá trị tiêu cự f của thấu kính; các khoảng cách từ vật và ảnh tới thấu kính d, d'; các độ cao của vật và ảnh h, hỉ' theo cùng một tỉ lệ xích đã chọn.

Bước 3: Vẽ sơ đồ tạo ảnh của vật theo các giá trị đã xác định được.

 

Sơ đồ tư duy về “Kính lúp. Bài tập thấu kính”

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí