Bài 10. Kính lúp. Bài tập thấu kính trang 50, 51, 52 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Tại sao người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Câu hỏi tr 50 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 50 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Tại sao người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân
Lời giải chi tiết:
Người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc vì các linh kiện của đồng hồ khá nhỏ nên cần phóng to ra để nhìn thấy dễ dàng hơn
Câu hỏi tr 50 CH
Trả lời câu hỏi trang 50 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
1. Trả lời câu hỏi phần mở bài
2. Nêu một số ứng dụng của kính lúp trong đời sống.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát của bản thân
Lời giải chi tiết:
1. Người thợ sửa đồng hồ lại phải sử dụng kính lúp khi làm việc vì các linh kiện của đồng hồ khá nhỏ nên cần phóng to ra để nhìn thấy dễ dàng hơn
2. Ứng dụng:
- Đọc và viết: Kính lúp cầm tay giúp tăng độ phóng đại của văn bản, giúp cho người dùng có thể đọc và viết chữ nhỏ dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với những người có khó khăn về thị giác.
- Kiểm tra và sửa chữa đồ điện tử: Kính giúp cho người dùng có thể nhìn rõ các linh kiện nhỏ, đánh giá tình trạng của chúng và thực hiện các công việc sửa chữa chính xác.
- Nghiên cứu khoa học: Thiết bị hỗ trợ quan trọng trong các nghiên cứu khoa học, cho phép người dùng quan sát các mẫu vi sinh vật, cấu trúc hóa học hoặc các vật liệu trong các nghiên cứu khoa học đa dạng.
- Nghệ thuật và thủ công: Kính giúp người làm có thể quan sát rõ các chi tiết nhỏ, đạt độ chính xác cao trong các công việc tinh tế.
- Y tế: Kính lúp cầm tay được sử dụng trong y tế để quan sát và kiểm tra các vùng nhỏ trên cơ thể bệnh nhân, đặc biệt là trong lâm sàng da liễu, nha khoa và phẫu thuật mắt.
Câu hỏi tr 51 HĐ
Trả lời câu hỏi hoạt động trang 51 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
1. Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
2. Vẽ ảnh của vật qua kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận
Phương pháp giải:
Vận dụng cách dựng ảnh qua thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
1. Để quan sát được ảnh qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng từ quang tâm O của kính đến tiêu điểm chính F
2.
Câu hỏi tr 52 HĐ
Trả lời câu hỏi hoạt động trang 52 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Một vật AB cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng 7,5 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự là 5 cm.
a) Sử dụng giấy kẻ ô và vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính theo tỉ lệ 1 cạnh của ô vuông tương ứng với 1 cm như Hình 10.6.
b) Xác định vị trí và đặc điểm của ảnh (Ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật)
Phương pháp giải:
Vận dụng cách dựng ảnh qua thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
a)
b) Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Rightarrow \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d} = \frac{1}{5} - \frac{1}{{7,5}} = \frac{1}{{15}} \Rightarrow d' = 15cm\)
Độ cao của ảnh là:
\(\frac{{h'}}{h} = \frac{{d'}}{d} \Leftrightarrow \frac{{h'}}{2} = \frac{{15}}{{7,5}} \Rightarrow h' = 4cm\)
Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
Câu hỏi tr 52 CH
Trả lời câu hỏi trang 52 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Vật AB có độ cao h = 3 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 2f.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ.
b) Vận dụng kiến thực hình học tính chiều cao của ảnh h’ và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm d’
Phương pháp giải:
Vận dụng cách dựng ảnh qua thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
a)
b) Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Rightarrow \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d} = \frac{1}{5} - \frac{1}{{5.2}} = \frac{1}{{10}} \Rightarrow d' = 10cm\)
Độ cao của ảnh là:
\(\frac{{h'}}{h} = \frac{{d'}}{d} \Leftrightarrow \frac{{h'}}{3} = \frac{{10}}{{10}} \Rightarrow h' = 3cm\)
Lí thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết Kính lúp. Bài tập thấu kính - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 9. Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ trang 47, 48 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 8. Thấu kính trang 40, 41, 42 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 7. Lăng kính trang 34, 35, 36 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 6. Phản xạ toàn phần trang 30, 31, 32 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 5. Khúc xạ ánh sáng trang 25, 26, 27 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cơ chế tiến hóa - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Di truyền học với con người - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cơ chế tiến hóa - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Di truyền học với con người - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức