Bài 40. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng trang 173, 174, 175 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức>
Thông tin di truyền trên gene được phiên mã thành trình tự các ribonucleotide trên mRNA. mRNA tham gia quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide. Quá trình đó diễn ra như thế nào?
CH tr 173 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 173 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Thông tin di truyền trên gene được phiên mã thành trình tự các ribonucleotide trên mRNA. mRNA tham gia quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide. Quá trình đó diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải:
Lý thuyết dịch mã
Lời giải chi tiết:
Các phân tử mRNA di chuyển từ nhân đến bào tương rồi đến ribosome, nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. RNA vận chuyển (tRNA) mang các axit amin đến ribosome, và gắn axit amin vào chuỗi polypeptide đang phát triển theo một trình tự xác định bởi mRNA.
CH tr 173 CH
Trả lời câu hỏi trang 173 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Giải thiết mã di truyền là các đoạn ngắn ribonucleotide liền kề trên mRNA (có cùng số lượng ribonucleotide, kí hiệu là n) quy định loại amino acid tương ứng trên chuỗi polypeptide.
a) Xác định số loại mã di truyền và số loại amino acid tương ứng tối đa có thể có với mỗi n. Hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 40.1.
b) Nếu tế nào có xu hướng tiết kiệm tối đa để thực hiện chức năng sinh học thì mã di truyền gồm bao nhiêu ribonucleotide? Biết rằng có 20 loại amino acid cấu tạo nên protein.
Phương pháp giải:
Giải thiết mã di truyền là các đoạn ngắn ribonucleotide liền kề trên mRNA (có cùng số lượng ribonucleotide, kí hiệu là n) quy định loại amino acid tương ứng trên chuỗi polypeptide.
Lời giải chi tiết:
1.
Số ribonucleotide trong mã (n) |
Số loại mã có thể có |
Số loại aa tối đa có thể được mã hóa |
1 |
4 |
4 |
2 |
16 |
16 |
3 |
64 |
64 |
4 |
256 |
256 |
2. Nếu tế nào có xu hướng tiết kiệm tối đa để thực hiện chức năng sinh học thì mã di truyền gồm 3 ribonucleotide.
CH tr 174 CH
Trả lời câu hỏi trang 174 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Quan sát hình 40.1 các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về nucleotide ở vị trí nào của codon?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40.1
Lời giải chi tiết:
Các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về nucleotide ở vị trí đầu tiên của codon.
CH tr 175 CH
Trả lời câu hỏi trang 175 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
1. Quan sát hình 40.3 cho biết mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein như thế nào?
2. Nêu ý nghĩa của đa dạng mã di truyền.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40.3
Lời giải chi tiết:
1. Mã di truyền quy định trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide → quy định thành phần và cấu trúc của protein.
2. Ý nghĩa của đa dạng mã di truyền: Tạo sự đa dạng trong chuỗi polypeptide → đa dạng protein.
CH tr 176 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 176 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Đọc thông tin trên và quan sát hình 40.4, trả lời các câu hỏi sau:
1. Có những thành phần nào tham gia quá trình dịch mã? Nêu vai trò của mỗi thành phần trong quá trình dịch mã.
2. Quá trình dịch mã gồm những giai đoạn nào? Mô tả khái quát diễn biến quá trình dịch mã.
3. Dịch mã là gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40.4 và đọc thông tin trong SGK trang 175
Lời giải chi tiết:
1. Các thành phần tham gia vào quá trình dịch mã:
- Mạch khuôn mARN mang thông tin mã hóa axit amin (a.a)
- Nguyên liệu gồm 20 loại a.a tham gia vào quá tình tổng hợp chuỗi polipeptit.
- tARN và riboxom hoàn chỉnh (tiểu phần bé, tiểu phần lớn liên kết với nhau).
- Các loại enzyme hình thành liên kết gắn a.a với nhau và a.a với tARN.
2. Quá trình dịch mã
Giai đoạn 1: Khởi đầu
Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met - tARN (UAX) bổ sung chính xác với codon mở đầu (AUG) trên mARN.
Giai đoạn 2:Kéo dài chuỗi polypeptide
Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hợp aa-tARN. Ribôxôm lại dịch chuyển đi một côđon trên mARN và cứ tiếp tục như vậy đến cuối mARN.
Giai đoạn 3: Kết thúc
Khi ribosome tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn tất.
3. Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (protein) dựa trên trình tự nucleotide trên bản phiên mã của gene (mARN).
CH tr 176 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 176 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát hình 40.5, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu tên và sản phẩm của quá trình 1, quá trình 2.
2. Giải thích mối quan hệ giữa gene (DNA), mRNA, protein và tính trạng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát hình 40.5
Lời giải chi tiết:
1.
Sản phẩm của quá trình 1: mRNA
Sản phẩm của quá trình 2: protein
2. Mối quan hệ: Trình tự các nuclêôtit trong gen (ADN) quy định trình tự các nucleotide trong mARN, qua đó quy định trình tự các amino acid cấu thành protein. Protein tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
CH tr 177 CH
Trả lời câu hỏi trang 177 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức
Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa gene và tính trạng, cho biết khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật bằng tác nhân nhân tạo, có thể tác động vào quá trình nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa gene và tính trạng
Lời giải chi tiết:
Khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật bằng tác nhân nhân tạo, có thể tác động vào quá trình nhân đôi hoặc phiên mã.
- Bài 41. Đột biến gene trang 178, 179, 180 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 39. Tái bản DNA và phiên mã tạo ra RNA trang 170, 171, 172 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 38. Nucleic acid và gene trang 166, 167, 168 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 37. Các quy luật di truyền của Mendel trang 162, 163, 164 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Bài 36. Khái quát về di truyền học trang 159, 160, 161 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cơ chế tiến hóa - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Di truyền học với con người - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cơ chế tiến hóa - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Di truyền học với con người - Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức