Giải khtn 9 kntt | Soạn sgk khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể - Khoa học tự nhiên ..

Bài 46. Đột biến nhiễm sắc thể trang 197, 198, 199 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức


Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không có hạt, hàm lượng đường trong quả cao hơn so với dưa hấu thường trong tự nhiên. Đột biến NST là gì và có tác động như thế nào đến con người?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 197 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 197 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Con người có thể tạo ra dưa hấu đột biến NST có đặc điểm: quả to, không có hạt, hàm lượng đường trong quả cao hơn so với dưa hấu thường trong tự nhiên. Đột biến NST là gì và có tác động như thế nào đến con người?

Phương pháp giải:

Lý thuyết đột biến NST.

Lời giải chi tiết:

Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

Tác động đến con người: có lợi, có hại hoặc trung tính cho thể đột biến. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

CH tr 197 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 197 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Dựa vào thông tin trên, cho biết đột biến NST là gì?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin SGK KHTN 9 KNTT trang 197

Lời giải chi tiết:

Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

CH tr 197 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 197 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát hình 46.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu sự thay đổi về cấu trúc NST sau khi đột biến và hoàn thành vào vở theo mẫu bảng 46.1

2. Dựa vào thông tin trên, hãy cho biết đột biến cấu trúc NST là gì?


Phương pháp giải:

Quan sát hình 46.1

Lời giải chi tiết:

1.

Các NST đột biến

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Điểm khác biệt về cấu trúc so với NST trước đột biến

Mất đoạn C

Lặp đoạn BC

Đảo đoạn BCDE

Mất đoạn AB thay bằng đoạn MNO

Mất MNO thay bằng đoạn AB

2. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

CH tr 198 CH

Trả lời câu hỏi trang 198 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

1. Dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể được ứng dụng trong chọn giống để đem lại lợi ích cho con người?

2. Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hại cho sinh vật? Giải thích.

Phương pháp giải:

Lý thuyết ý nghĩa và tác hại của đột biến NST.

Lời giải chi tiết:

1. Đột biến lặp đoạn, thêm đoạn

2. Mất đoạn, chuyển đoạn vì có thể làm mất gene, hỏng gene → mất cân bằng hệ gene và gây hại cho thể đột biến như: giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản hoặc gây chết.

CH tr 199 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 199 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát hình 46.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét sự thay đổi số lượng NST trong mỗi tế bào đột biến (Hình 46.2 a, b, c, d) so với tế bào lưỡng bội.

2. Nêu khái niệm đột biến số lượng NST.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 46.2

Lời giải chi tiết:

1.

a) Thêm 1 chiếc NST

b) Mất 1 chiếc NST

c) Thêm 2 chiếc thuộc 2 cặp NST khác nhau

d) Thêm 2 cặp NST khác nhau

2.

Đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng NST trong bộ NST, gồm đột biến lệch bội và đột biến đa bội.

CH tr 199 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 199 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Cho biết tế bào nào trong hình 46.2 mang đột biến lệch bội, tế bào nào mang đột biến đa bội?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 46.2

Lời giải chi tiết:

Đột biến lệch bội: a) b) c)

Đột biến đa bội: d)

CH tr 200 CH

Trả lời câu hỏi trang 200 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

1. Trong đột biến ở hình 46.3, cho biết đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại đối với con người.

2. Nêu thêm một số ví dụ về ý nghĩa và tác hại của đột biến số lượng NST.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 46.3

Lời giải chi tiết:

1.

- Đột biến có lợi: a) c)

- Đột biến có hại: b) d)

2. Ví dụ:

- Hội chứng Đao ở người xuất hiện 3 NST 21, khiến mắt xếch, tay ngắn, lưỡi dày dài, si đần và vô sinh.

- Nho tam bội quả to, không hạt.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí