SBT Sinh 12 - giải SBT Sinh học 12 - Cánh diều Chủ đề 1. Cơ sở phân tử của sự di truyền và biến dị

Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chủ đề 1 trang 3, 4, 5 SBT Sinh 12 Cánh diều


Phát biểu nào sau đây về cấu trúc hoá học của DNA là đúng?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1.1

Phát biểu nào sau đây về cấu trúc hoá học của DNA là đúng?

A. Hai mạch khung đường – phosphate đối song song với nhau và liên kết nhau bằng các liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung.
B. Các nitrogenous base cytosine liên kết với các nitrogenous base guanine bằng ba liên kết hydrogen.
C. Các nitrogenous base liên kết nhau bằng liên kết hoá trị 3’ – 5’ phosphodiester.
D. Hai mạch polynucleotide của DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc song song, trong đó hai mạch đều có chiều 5’– 3’.

Phương pháp giải:

Lý thuyết cấu trúc hóa học của DNA.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng: Các nitrogenous base cytosine liên kết với các nitrogenous base guanine bằng ba liên kết hydrogen.

1.2

Chức năng mang thông tin di truyền của DNA được thực hiện chủ yếu bởi đặc điểm nào sau đây?
A. Hai mạch đơn của DNA liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết T, G liên kết C và ngược lại.
B. Các nucleotide trên DNA có khả năng biến đổi thành nucleotide loại khác.
C. DNA có cấu trúc đa phân với đơn phân là các nucleotide A, T, G, C. Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các đơn phân có tính đặc thù.
D. Trình tự nucleotide của DNA quyết định trình tự nucleotide của RNA và trình tự amino acid của chuỗi polypeptide tương ứng.

Phương pháp giải:

Chức năng mang thông tin di truyền của DNA được thực hiện chủ yếu bởi đặc điểm DNA có cấu trúc đa phân với đơn phân là các nucleotide A, T, G, C. Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các đơn phân có tính đặc thù.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.3

Cấu trúc điển hình của gene ở vi khuẩn không có trình tự nào sau đây? 
A. Trình tự khởi động.
B. Vùng mã hoá.
C. Intron.
D. Vùng kết thúc.

Phương pháp giải:

Cấu trúc điển hình của gene ở vi khuẩn không có trình tự Intron.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.4

Nối khái niệm về cấu trúc gene với cách giải nghĩa cho phù hợp.

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các gene cấu trúc .

Lời giải chi tiết:

(a) - (6)

(b) - (5)

(c) - (1)

(d) - (2)

(e) - (4)

(g) - (3)

1.5

Mô tả nào sau đây là phù hợp với sự tái bản DNA xảy ra trong tế bào? 
A. Trong quá trình kéo dài chuỗi polynucleotide, các nucleotide được gắn vào đầu 5’ của mạch đang được tổng hợp.
B. Hai mạch mới được tổng hợp theo nguyên tắc song song, cùng chiều 5’ – 3’ với mạch khuôn.
C. Hai mạch mới được tổng hợp liên tục trên mỗi chạc tái bản và sự tổng hợp DNA xảy ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Các base trên mạch khuôn bắt cặp với base của các nucleotide mới được gắn vào và liên kết hoá trị giữa các nucleotide mới này tạo nên mạch mới tổng hợp.

Phương pháp giải:

Các base trên mạch khuôn bắt cặp với base của các nucleotide mới được gắn vào và liên kết hoá trị giữa các nucleotide mới này tạo nên mạch mới tổng hợp.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.6

Nhận định nào sau đây về sự tái bản DNA là không đúng? 
A. Sự tổng hợp mạch mới của DNA bắt đầu từ trình tự khởi động (promoter).
B. DNA được tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Mạch DNA mới được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung với mạch DNA khuôn.
D. Chiều tổng hợp mạch DNA mới là 5’ – 3’.

Phương pháp giải:

Sự tổng hợp mạch mới của DNA bắt đầu từ nucleotide đầu tiên.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng: Sự tổng hợp mạch mới của DNA bắt đầu từ trình tự khởi động (promoter).

1.7

Một phần trình tự mạch đơn của DNA như sau: 3’-ATGCTGAACT-5’. Trình tự nào sau đây là trình tự sợi bổ sung với trình tự này được tạo thành trong quá trình tái bản DNA? 
A. 5’-ATGCTGAACT-3’
B. 5’-CGTAGTCCAG-3’
C. 5’-GACCTGATGC-3’
D. 5’-TACGACTTGA-3’

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc bổ sung: A-T, G-C

Lời giải chi tiết:

D. 5’-TACGACTTGA-3’

1.8

Sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào được thực hiện nhờ chức năng nào của DNA? 
A. Mang thông tin di truyền.
B. Tái bản thông tin di truyền.
C. Tạo biến dị.
D. Biểu hiện thông tin di truyền.

Phương pháp giải:

Sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào được thực hiện nhờ chức năng tái bản thông tin di truyền.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

1.9

Quá trình nào sau đây không đóng góp vào sự duy trì ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính? 
A. Tái bản DNA và nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. Sự phân li của nhiễm sắc thể kép trong mỗi cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân I.
C. Sự tổ hợp lại các nhiễm sắc thể ở giao tử đực và giao tử cái trong thụ tinh.
D. Sự không phân li của các nhiễm sắc thể xảy ra ở kì sau của giảm phân II.

Phương pháp giải:

Sự không phân li của các nhiễm sắc thể xảy ra ở kì sau của giảm phân II không đóng góp vào sự duy trì ổn định thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.10

Một tế bào ban đầu xảy ra tái bản DNA, sau đó trải qua nguyên phân. Điều gì sau đây mô tả đúng về DNA của các tế bào con ở thế hệ thứ hai?
A. Một trong hai tế bào con chứa DNA gồm một mạch bắt nguồn từ tế bào ban đầu.
B. Một trong hai tế bào con chứa DNA gồm hai mạch đều bắt nguồn từ tế bào ban đầu.
C. Cả hai tế bào con đều chứa DNA gồm một mạch từ tế bào ban đầu.
D. Cả hai tế bào con đều chứa DNA gồm hai mạch của tế bào ban đầu.

Phương pháp giải:

Một tế bào ban đầu xảy ra tái bản DNA, sau đó trải qua nguyên phân. Cả hai tế bào con đều chứa DNA gồm hai mạch của tế bào ban đầu.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.11

Nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường dinh dưỡng chứa nitrogen đồng vị nặng (15N) qua nhiều thế hệ, DNA có trong các tế bào là DNA gồm các chuỗi nặng. Sau đó, chuyển vi khuẩn này sang môi trường chứa nitrogen đồng vị nhẹ (14N). Sau mỗi chu kì tế bào, DNA được tách chiết và xác định tỉ trọng. Sau hai chu kì tế bào, các tế bào vi khuẩn tạo thành có thể chứa các loại DNA nào trong số các loại DNA sau đây?
A. 100% tế bào chứa DNA có hai mạch đều chứa 15N.
B. 50% tế bào chứa DNA có một mạch chứa 15N, một mạch chứa 14N; 50% tế bào chứa DNA hai mạch đều chứa 14N.
C. 100% tế bào chứa DNA có một mạch chứa 15N, một mạch chứa 14N.
D. 50% tế bào chứa DNA có hai mạch chứa 15N; 50% tế bào chứa DNA hai mạch đều chứa 14N.

Phương pháp giải:

Nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường dinh dưỡng chứa nitrogen đồng vị nặng (15N) qua nhiều thế hệ, DNA có trong các tế bào là DNA gồm các chuỗi nặng. Sau đó, chuyển vi khuẩn này sang môi trường chứa nitrogen đồng vị nhẹ (14N). 

Lời giải chi tiết:

Sau 2 chu kì tế bào, 50% tế bào chứa DNA có một mạch chứa 15N, một mạch chứa 14N; 50% tế bào chứa DNA hai mạch đều chứa 14N.

1.12

Loại nucleic acid nào sau đây chứa bộ ba đối mã?
A. mRNA
B. DNA
C. rRNA
D. tRNA

Phương pháp giải:

tRNA mang bộ ba đối mã.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.13

Đoạn trình tự nucleotide nào sau đây là sản phẩm phiên mã từ đoạn gene có trình tự nucleotide 5’-ATGCCTAGGAC-3’?
A. 3’-TACGGATCCTG-5’
B. 5’-UACGGAUCCUG-3’
C. 3’-AUGCCUAGGAC-5’
D. 5’-AUGCCUAGGAC-3’

Phương pháp giải:

Dựa theo nguyên tắc bổ sung.

Lời giải chi tiết:

5’-AUGCCUAGGAC-3’ là sản phẩm phiên mã từ đoạn gene có trình tự nucleotide 5’-ATGCCTAGGAC-3’.

1.14

Trong quá trình phiên mã, RNA polymerase bắt đầu liên kết vào vị trí nào của gene? 
A. Trình tự mở đầu tái bản.
B. Trình tự khởi động (promoter).
C. Bộ ba mở đầu.
D. Nucleotide đầu tiên được phiên mã.

Phương pháp giải:

Trong quá trình phiên mã, RNA polymerase bắt đầu liên kết vào trình tự khởi động (promoter).

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

1.15

Vai trò của mRNA trong quá trình dịch mã là gì? 
A. Tham gia hình thành cấu trúc của các ribosome.
B. Vận chuyển các amino acid đến ribosome.
C. Là phân tử trung gian trong sự truyền thông tin di truyền từ gene đến chuỗi polypeptide.
D. Xúc tác hình thành các liên kết peptide giữa các amino acid tạo ra chuỗi polynucleotide.

Phương pháp giải:

Vai trò của mRNA trong quá trình dịch mã là phân tử trung gian trong sự truyền thông tin di truyền từ gene đến chuỗi polypeptide.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.16

Một bộ ba mã hoá trên gene có trình tự 5’-GCT-3’. tRNA có trình tự bộ ba đối mã nào sau đây sẽ vận chuyển amino acid để dịch mã bộ ba này? 
A. 3’-GCU-5’
B. 3’-CGA-5’
C. 5’-CGA-3’
D. 5’-CGU-3’

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc bổ sung.

Lời giải chi tiết:

tRNA có trình tự bộ ba đối mã 3’-CGA-5’ sẽ vận chuyển amino acid để dịch mã bộ ba này.

1.17

Trong quá trình phiên mã, chuỗi polynucleotide của RNA được tổng hợp theo chiều nào sau đây? 
A. 5’ → 3’
B. 3’ → 5’
C. 5’ → 3’ hoặc 3’ → 5’
D. Cả chiều 3’ → 5’ và 5’ → 3’

Phương pháp giải:

Trong quá trình phiên mã, chuỗi polynucleotide của RNA được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.18

Quá trình nào sau đây tạo ra các cDNA (DNA bổ sung) từ các phân tử mRNA? 
A. Phiên mã ngược .
B. Phiên mã.
C. Dịch mã.
D. Tái bản DNA.

Phương pháp giải:

Phiên mã ngược tạo ra các cDNA (DNA bổ sung) từ các phân tử mRNA.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.19

Trong quá trình kéo dài của dịch mã, tRNA mang amino acid liên kết vào vị trí nào sau đây? 
A. Vị trí A của ribosome.
B. Vị trí P của ribosome.
C. Vị trí hoạt động của enzyme tRNA aminoacyl synthetase.
D. Các bộ ba trên vùng mã hoá của gene.

Phương pháp giải:

Trong quá trình kéo dài của dịch mã, tRNA mang amino acid liên kết vào vị trí A của ribosome.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.20

Kháng sinh tetracycline hoạt động ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn bằng cách liên kết vào rRNA của vi khuẩn. Hoạt động nào sau đây của vi khuẩn bị phá vỡ trực tiếp bởi kháng sinh này?
A. Phiên mã.
B. Hô hấp tế bào.
C. Dịch mã.
D. Tái bản DNA.

Phương pháp giải:

Dịch mã của vi khuẩn bị phá vỡ trực tiếp bởi kháng sinh này.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.21

Một biến đổi trên trình tự mã hoá của gene dẫn tới sự chèn thêm một nucleotide và làm xuất hiện một bộ ba kết thúc sớm. Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của biến đổi này đến sự biểu hiện gene tạo ra sản phẩm mã hoá của gene này là đúng?
A. Cấu trúc bậc 1 của protein không bị ảnh hưởng.
B. Dịch mã không thể được bắt đầu.
C. Phiên mã sẽ bị kết thúc sớm.
D. Chuỗi polypeptide được tạo thành ngắn hơn so với bình thường.

Phương pháp giải:

Một biến đổi trên trình tự mã hoá của gene dẫn tới sự chèn thêm một nucleotide và làm xuất hiện một bộ ba kết thúc sớm --> dừng dịch mã --> chuỗi polipeptide ngắn hơn bình thường.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.22

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của quá trình tái bản DNA và quá trình phiên mã? 
A. Loại enzyme xúc tác cho phản ứng kéo dài chuỗi polynucleotide.
B. Sản phẩm tạo thành của quá trình.
C. Loại đơn phân là nguyên liệu tham gia phản ứng.
D. Chiều phản ứng kéo dài chuỗi polynucleotide.

Phương pháp giải:

Chiều phản ứng kéo dài chuỗi polynucleotide là đặc điểm chung của quá trình tái bản DNA và quá trình phiên mã.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.23

Một trong các tính chất của mã di truyền là tính phổ biến, nghĩa là mã di truyền được sử dụng chung cho tất cả các loài. Từ tính chất này, ta có thể suy luận được điều gì sau đây? 
A. Một gene của sinh vật ở loài này, theo lí thuyết, có thể được dịch mã ở tế bào của sinh vật ở loài khác.
B. Toàn bộ sinh giới đã trải qua quá trình biến đổi theo hướng từ các dạng khác nhau trở thành giống nhau.
C. DNA là vật chất di truyền đầu tiên được hình thành và có trong tất cả các dạng sống trên Trái Đất.
D. Các bộ ba giống nhau được dịch mã thành các amino acid khác nhau ở các loài khác nhau.

Phương pháp giải:

Một gene của sinh vật ở loài này, theo lí thuyết, có thể được dịch mã ở tế bào của sinh vật ở loài khác.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

1.24

Một đoạn peptide có trình tự: valine – serine – methionine – proline và các phân tử tRNA được sử dụng trong tổng hợp protein có các trình tự anticodon tương ứng như sau: 3’-CAG-5’, 3’-UCG-5’, 3’-UAC-5’, 3’-UUU-5’. Trình tự DNA mã hoá cho đoạn peptide này là trình tự nào sau đây? 
A. 5’-GACAGCTCATTT-3’
B. 5’-UUUCAUGCUGAC-3’
C. 5’-CAGTCGTACTTT-3’
D. 5’-TTTCATGCTGAC-3’

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng mã di truyền.

Lời giải chi tiết:

Trình tự DNA mã hoá cho đoạn peptide này là trình tự 5’-TTTCATGCTGAC-3’.

1.25

Các vùng chức năng trong operon lac sắp xếp kế tiếp theo trật tự nào sau đây?
A. promoter, operator, Z, A, Y.
B. operator, promoter, Z, A, Y.
C. promoter, operator, Z, Y, A.
D. operator, promoter, Z, Y, A.

Phương pháp giải:

Các vùng chức năng trong operon lac sắp xếp kế tiếp theo trật tự: promoter, operator, Z, Y, A.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.26

Nối thông tin tương ứng ở cột A với cột B.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết điều hòa biểu hiện của gene.

Lời giải chi tiết:

(a) - (4)

(b) - (6)

(c) - (5)

(d) - (2)

(e) - (1)

(g) - (3)

1.27

Operon lac của E. coli không chứa thành phần nào sau đây?
A. Các gene mã hoá các enzyme tham gia vào chuyển hoá lactose.
B. Trình tự khởi động (promoter) là vị trí bám của RNA polymerase.
C. Gene mã hoá protein ức chế.
D. Trình tự vận hành (operator), là vị trí bám của protein ức chế.

Phương pháp giải:

Operon lac của E. coli không chứa thành phần: Gene mã hoá protein ức chế.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.28

Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Protein ức chế liên kết vào vùng khởi động, làm RNA polymerase không thể liên kết promoter và phiên mã các gene cấu trúc không xảy ra. 
  
b) Chất cảm ứng allolactose có vai trò làm tăng cường hoạt động của RNA polymerase và gây ra phiên mã các gene cấu trúc của operon lac
 
c) Chất cảm ứng liên kết protein ức chế và làm protein ức chế bất hoạt, phiên mã có thể xảy ra. 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về điều hòa hoạt động của gene.

Lời giải chi tiết:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

1.29

Trong cơ chế điều hoà phiên mã của operon lac ở vi khuẩn E. coli, trình tự operator có vai trò nào sau đây?
A. Là vị trí liên kết của RNA polymerase xúc tác cho quá trình phiên mã.
B. Là trình tự khởi động quá trình phiên mã các gene cấu trúc của operon lac.
C. Là vùng chứa trình tự mã hoá protein ức chế.
D. Là vùng chứa trình tự DNA đặc thù liên kết với protein ức chế.

Phương pháp giải:

Trong cơ chế điều hoà phiên mã của operon lac ở vi khuẩn E. coli, trình tự operator có vai trò là vùng chứa trình tự DNA đặc thù liên kết với protein ức chế.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.30

Hoạt động nào sau đây xảy ra với operon lac trong điều kiện môi trường không có lactose?
A. Protein ức chế ở trạng thái hoạt động.
B. RNA polymerase liên kết vào promoter và phiên mã xảy ra.
C. Protein ức chế bị thay đổi cấu hình và không liên kết với operator.
D. Gene điều hoà mã hoá protein ức chế không biểu hiện.

Phương pháp giải:

Protein ức chế ở trạng thái hoạt động xảy ra với operon lac trong điều kiện môi trường không có lactose.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.31

Khi môi trường có lactose là nguồn carbon duy nhất, hoạt động nào sau đây liên quan đến operon lac không xảy ra? 
A. RNA polymerase liên kết với promoter và quá trình phiên mã xảy ra.
B. Protein ức chế liên kết với operator.
C. Allolactose liên kết và làm thay đổi cấu hình protein ức chế.
D. Gene điều hoà mã hoá protein ức chế biểu hiện.

Phương pháp giải:

Khi môi trường có lactose là nguồn carbon duy nhất, protein ức chế liên kết với operator.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

1.32

Trong hoạt động của operon lac, vai trò của protein ức chế là gì? 
A. Ức chế sự tổng hợp protein hoạt hoá operon lac.
B. Ức chế sự phiên mã các gene mã hoá các enzyme phân giải lactose.
C. Ức chế sự dịch mã enzyme RNA polymerase.
D. Ức chế sự dịch mã enzyme DNA polymerase.

Phương pháp giải:

Trong hoạt động của operon lac, vai trò của protein ức chế là ức chế sự phiên mã các gene mã hoá các enzyme phân giải lactose.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

1.33

Nhận định nào sau đây về ý nghĩa, vai trò của sự điều hoà biểu hiện gene là không đúng?
A. Nhờ sự điều hoà biểu hiện gene, các gene trong tế bào luôn biểu hiện ở các điều kiện môi trường khác nhau.
B. Điều hoà biểu hiện gene ở sinh vật nhân thực dẫn tới sự tạo thành các sản phẩm gene có tính đặc thù mô.
C. Nhờ sự điều hoà biểu hiện gene, tế bào có thể tiết kiệm năng lượng.
D. Điều hoà biểu hiện gene dẫn tới sự biểu hiện gene cần cho tế bào và cơ thể chống chịu điều kiện bất lợi.

Phương pháp giải:

Vai trò sự biểu hiện của gene:

Điều hoà biểu hiện gene ở sinh vật nhân thực dẫn tới sự tạo thành các sản phẩm gene có tính đặc thù mô.
Nhờ sự điều hoà biểu hiện gene, tế bào có thể tiết kiệm năng lượng.
Điều hoà biểu hiện gene dẫn tới sự biểu hiện gene cần cho tế bào và cơ thể chống chịu điều kiện bất lợi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.34

Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng thực tế của điều hoà biểu hiện gene? 
A. Kiểm soát mật độ tế bào vi khuẩn.
B. Thay đổi hoạt tính enzyme.
C. Tăng hiệu quả sản xuất protein tái tổ hợp.
D. Giúp sinh vật tối ưu hoạt động sống và thích ứng với môi trường thay đổi.

Phương pháp giải:

Ứng dụng của điều hòa hoạt động của gene: Giúp sinh vật tối ưu hoạt động sống và thích ứng với môi trường thay đổi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.35

Nếu trình tự operator bị thay đổi dẫn tới không liên kết được với protein ức chế, sự biểu hiện của operon lac thay đổi như thế nào? 
A. Operon lac luôn biểu hiện khi môi trường có hoặc không có lactose.
B. Operon lac chỉ biểu hiện khi môi trường có lactose.
C. Operon lac chỉ biểu hiện khi môi trường không có lactose.
D. Operon lac luôn không biểu hiện.

Phương pháp giải:

Nếu trình tự operator bị thay đổi dẫn tới không liên kết được với protein ức chế, operon lac luôn biểu hiện khi môi trường có hoặc không có lactose.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.36

Nếu protein ức chế bị biến đổi và không liên kết được với allolactose nhưng vẫn liên kết với operator, sự biểu hiện của operon lac thay đổi như thế nào? 
A. Phiên mã các gene cấu trúc có thể xảy ra khi môi trường có hoặc không có lactose.
B. Phiên mã các gene cấu trúc chỉ xảy ra khi môi trường có lactose.
C. Phiên mã các gene cấu trúc chỉ xảy ra khi môi trường không có lactose.
D. Operon lac luôn không biểu hiện.

Phương pháp giải:

Nếu protein ức chế bị biến đổi và không liên kết được với allolactose nhưng vẫn liên kết với operator, operon lac không biểu hiện.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.37

Phát biểu nào sau đây về đột biến gene là không đúng? 
A. Đột biến gene là những biến đổi của gene liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide.
B. Đột biến gene có thể xuất hiện ở tất cả các gene.
C. Đột biến gene có thể làm thay đổi một hoặc một số tính trạng của cơ thể sinh vật.
D. Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trong nhiễm sắc thể.

Phương pháp giải:

Đột biến gene không làm thay đổi vị trí của gene trong nhiễm sắc thể.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.38

Thể đột biến là 
A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.

Phương pháp giải:

Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

1.39

Đột biến nào khi xảy ra không làm thay đổi số nucleotide nhưng lại làm thay đổi số liên kết hydrogen trong gene?
A. Đột biến thay thế cặp A – T bằng G – C.
B. Đột biến mất một cặp nucleotide (mất cặp A – T hoặc G – C).
C. Đột biến thay thế cặp G – C bằng C – G.
D. Đột biến thêm một cặp nucleotide (thêm cặp A – T hoặc G – C).

Phương pháp giải:

Đột biến thay thế cặp G – C bằng C – G.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.40

Cytosine dạng hiếm C* kết hợp với (1) trong quá trình tái bản DNA tạo ra dạng đột biến (2). Vị trí (1) và (2) tương ứng là: 
A. (1) adenine, (2) thay thế cặp C – G bằng A – T.
B. (1) adenine, (2) thay thế cặp C – G bằng T – A.
C. (1) thymin, (2) thay thế cặp C – G bằng A – T.
D. (1) thymin, (2) thay thế cặp C – G bằng T – A.

Phương pháp giải:

Vị trí (1) và (2) tương ứng là: (1) adenine, (2) thay thế cặp C – G bằng T – A.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

1.41

Sự xuất hiện các nitrogenous base dạng hiếm là do
A. các tác nhân sinh học.
B. các tác nhân hoá học.
C. các tác nhân vật lí.
D. các tác nhân bên trong cơ thể sinh vật.

Phương pháp giải:

Sự xuất hiện các nitrogenous base dạng hiếm là do các tác nhân bên trong cơ thể sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

1.42

Tác nhân gây đột biến 5-bromouracil (5BU) tác động gây đột biến
A. thay thế cặp A – T bằng T – A.
B. thay thế cặp A – T bằng G – C và ngược lại.
C. thay thế cặp G – C bằng C – G.
D. thay thế cặp A – T bằng G – C.

Phương pháp giải:

Tác nhân gây đột biến 5-bromouracil (5BU) tác động gây đột biến thay thế cặp A – T bằng G – C và ngược lại.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

1.43

Đột biến gene thường xảy ra trong giai đoạn nào? 
A. Tái bản DNA.
B. Phiên mã tổng hợp mRNA.
C. Dịch mã tổng hợp protein.
D. Biến đổi mRNA sau phiên mã.

Phương pháp giải:

Đột biến gene thường xảy ra trong giai đoạn: Tái bản DNA.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.44

Vai trò cơ bản của đột biến gene trong tiến hoá là 
A. giúp đào thải các cá thể có hại.
B. tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
C. tạo các biến dị tổ hợp.
D. giảm nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

Phương pháp giải:

Vai trò cơ bản của đột biến gene trong tiến hoá là tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

1.45

Vai trò của đột biến gene trong chọn giống là
A. tạo ra các loài mới đáp ứng yêu cầu sản xuất.
B. tạo ra các gene mới đáp ứng yêu cầu sản xuất.
C. tạo ra các tính trạng tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất.
D. tạo ra các biến dị tổ hợp đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Phương pháp giải:

Vai trò của đột biến gene trong chọn giống là tạo ra các tính trạng tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

1.46

Vai trò của đột biến gene trong nghiên cứu di truyền bao gồm những nội dung nào sau đây?
(1) Nghiên cứu đánh giá vai trò và chức năng của gene. 
(2) Phát hiện các đột biến gene có lợi hoặc có hại phục vụ công tác chọn tạo giống. 
(3) Đưa ra dự đoán về biểu hiện tính trạng ở thế hệ tiếp theo. 
(4) Đưa ra dự đoán về giới tính của thế hệ tiếp theo.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).

Phương pháp giải:

Vai trò của đột biến gene trong nghiên cứu di truyền bao gồm những nội dung:
(1) Nghiên cứu đánh giá vai trò và chức năng của gene. 
(2) Phát hiện các đột biến gene có lợi hoặc có hại phục vụ công tác chọn tạo giống. 
(3) Đưa ra dự đoán về biểu hiện tính trạng ở thế hệ tiếp theo. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

1.47

Điều gì tạo nên tính đặc thù của thông tin di truyền trong mỗi tế bào, mỗi cơ thể?

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về thông tin di truyền.

Lời giải chi tiết:

Tính đặc thù của thông tin di truyền trong mỗi tế bào, mỗi cơ thê được xác định bởi trình tự nueleotide có trong các phân tử DNA của tế bào, đặc trưng bởi thành phân. só lượng và trật tự sắp xếp các nucleotide trong chuỗi polynucleotide.


1.48

DNA có cấu trúc phù hợp với khả năng tái bản thông tin di truyền như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết DNA.

Lời giải chi tiết:

DNA có cấu trúc phù hợp với khả năng tái bản thông tin di truyền: mạch kép, gồm hai mạch đơn liên kết nhau bằng các liên kết hydrogen. có thê phá vỡ tạo thành mạch đơn; các nitrogenous base trên hai mạch liên kết theo nguyên tắc bồ sung, sự tổng hợp mạch mới dựa vào mạch DNA mẹ làm khuôn.

1.49

Dựa vào chức năng của gene, có thể chia thành các loại gene nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng: gene cấu trúc và gene điều hòa.

Lời giải chi tiết:

Dựa vào chức năng của gene, có thể chia thành các loại gene: gene cấu trúc (mã hoá protein cấu trúc. enzyme, thực hiện các chức năng khác nhau. trừ chức năng điều hoà biêu hiện gene khác); gene điều hoà (mã hoá protein điều hoà biêu hiện của các gene khác).

1.50

Hãy chứng minh rằng tái bản DNA là cơ chế truyền thông tin di truyền ở cấp độ phân tử qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng của gene, có thể chia thành các loại gene nào?

Lời giải chi tiết:

Tái bản DNA là cơ chế truyền thông tin di truyền ở cấp độ phân tử qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thê vì: nguyên tắc bổ sung. nguyên tắc bán bảo toàn tạo ra các DNA con giống hệt nhau và giống DNA mẹ, xảy ra trước khi nhân tế bào phân chia (trong nguyên phân và giảm phân). Nhờ tái bản DNA, hai tế bào con có lượng thông tin di truyền trên DNA ở nhân tế bào giống nhau sau nguyên phân (2n).

 

Trong giảm phân: một lần nhân đôi DNA. hai lần phân chia nhân (giảm phân I, giảm phân II), giao tử có thông tin di truyền với lượng giảm một nửa (n). Nhờ thụ tỉnh, hai giao tử kết hợp tạo thành hợp tử. phục hỏi lượng DNA đặc thù của loài sinh vật lưỡng bội (2n).

1.51

Nêu vai trò của các loại RNA trong quá trình dịch mã ở tế bào.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết của DNA.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của các loại RNA trong quá trình dịch mã ở tế bào:

mRNA: là phân tử trung gian truyền thông tin di truyền từ gene (DNA) đến protein.

tRNA: là phân tử vận chuyên amino acid trong quá trình dịch mã. Mỗi tRNA vận chuyền một amino acid tương ứng phù hợp tới ribosome, góp phần đảm bảo tính chính xác của quá trình dịch mã.

rRNA: là loại RNA cùng với các protein cấu thành tiểu phần lớn và tiêu phần nhỏ, tạo nên ribosome - nơi xảy ra quá trình dịch mã.

1.52

Phân tích vai trò của mRNA trong quá trình truyền thông tin di truyền từ gene đến chuỗi polypeptide cấu thành nên protein.

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của mRNA.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của mRNA trong quá trình truyền thông tin di truyền từ gene đến chuỗi polypeptide cầu thành nên protein:

- Trong quá trình phiên mã, nhờ nguyên tắc bổ sung trong đó các nucleotide tự do cầu thành RNA liên kết với các nueleotide trên mạch làm khuôn cho phiên mã của gene, mRNA được tạo thành có trình tự nucleotide được xác định chính xác từ trình tự nueleotide của gene tương ứng.

- Trong quá trình dịch mã. trình tự các bộ ba mã hoá trên mRNA (bắt đầu từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) xác định trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide theo nguyên tắc mã di truyền (mã bộ ba).

- Do đó, mRNA là phân tử trung gian trong quá trình truyền thông tin di truyền từ gene đén chuỗi polypeptide câu thành protein.

1.53

Tại sao phiên mã ngược có thê được ứng dụng để nghiên cứu sự phiên mã của gene và có thê xác định số lượng exon, intron ở một số gene của sinh vật nhân thực?

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết phiên mã ngược.

Lời giải chi tiết:

Phiên mã ngược có thể được ứng dụng để nghiên cứu sự phiên mã của gene và có thể xác định số lượng exon. intron ở một số gene của sinh vật nhân thực vì:

- Tách chiết mRNA từ tế bào chất của tế bào ở mô cần nghiên cứu.

- Phiên mã ngược đề tạo nên các cDNA -> thu được trình tự cDNA của các gene đã được phiên mã ở mô đó.

- Phát hiện sự có mặt của trình tự c€DNA từ một gene đang quan tâm —> khẳng định gene đó có được phiên mã hay không.

- Giải trình tự gene quan tâm từ mẫu cDNA và mẫu DNA được tách chiết của tế bào (DNA hệ gene) —> so sánh trình tự nueleotide của eDNA và trình tự nucleotide của gene từ DNA hệ gene —> xác định các exon (là các trình tự có cả ở trình tự nucleotide của cDNA và của gene từ DNA hệ gene) và intron (là các trình tự chỉ có trên trình tự nucleotide của gene từ DNA hệ gene, không có trên cDNA).

1.54

Nêu một số ví dụ cho thấy ý nghĩa của điều hòa biểu hiện gene đối với hoạt động sống của vi khuẩn.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết điều hòa biểu hiện của gene.

Lời giải chi tiết:

Điều hoà biểu hiện gene giúp vi khuẩn có thể tổng hợp sản phẩm của gene đúng thời điểm, phù hợp nhu cầu của tế bào, tiết kiệm năng lượng, chống chịu được bắt lợi, tăng khả năng cạnh tranh...

 

Ví dụ: Enzyme phân giải lactose chỉ được tổng hợp khi tế bào cần sử dụng lactose là nguồn carbon. Protein sốc nhiệt được tổng hợp khi vi khuân ở điều kiện nhiệt độ cao, giúp vi khuẩn sống sót..

1.55

Ở sinh vật nhân thực, điều hoà biểu hiện gene có thể xảy ra ở các giai đoạn nào của sự biểu hiện gene? Nêu ý nghĩa của sự điều hoà biểu hiện gene ở sinh vật đa bào.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về điều hòa gene.

Lời giải chi tiết:

Ở sinh vật nhân thực, d điều hoà biểu hiện gene có thể Xây ra ở các giai đoạn biểu hiện gene: trước phiên mã (thay đổi mức độ đóng xoắn chất nhiễm sắc), mở đầu phiên mã (trình tự promoter có ái lực cao - thấp với protein khởi đầu phiên mã), sau phiên mã (điều hoà quá trình cắt các intron, nói các exon tạo ra mRNA trưởng thành....), trong dịch mã, sau dịch mã.

Ý nghĩa của điều hoà biều hiện gene đối với sinh vật đa bào: Sinh vật đa bào có tô chức cơ thể thành các mô, cơ quan, hệ cơ quan; quá trình phát triển cơ thể trải qua các giai đoạn đặc thù (hợp tử. phôi. thai. con non. trưởng thành): có tính đặc thù giới tính (đực, cái). Nhờ sự điều hoà biểu hiện gene, mặc dù mọi tế bào trong cơ thê có cùng hệ gene, tuy nhiên, sự biểu hiện gene có tính đặc thù dẫn tới sự tạo thành sản phâm của gene khác nhau ở các mô, cơ quan, giúp cơ thê phát triển qua các giai đoạn: được lập trình chặt chẽ, quyết định các đặc điểm đặc thù giới tính.

1.56

Phân tích một ví dụ cho thấy vai trò của sự điều hoà biểu hiện gene đối với tính đặc thù mô ở sinh vật đa bào.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về điều hòa gene.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ cho thây vai trò của sự điều hoà biểu hiện gene đối với tính đặc thù mô ở sinh vật đa bào: Các tế bào có cùng hệ gene với số lượng gene, kiêu gene gần như giống nhau ở các tế bào trong cơ thẻ. Tuy nhiên, mô gan có sự biểu hiện gene khác với mô cơ, mô não.

1.57

Nêu một số ứng dụng của sự điều hòà biểu hiện gene ở sinh vật nhân sơ.

Phương pháp giải:

Lý thuyết ứng dụng về điều hòa biểu hiện của gene.

Lời giải chi tiết:

Một số ứng dụng của sự điều hoà biểu hiện gene ở sinh vật nhân sơ: Điều hoà cảm ứng mật độ tế bào vi khuân — tạo màng sinh học hoặc phá vỡ màng sinh học tuỳ thuộc mục đích khác nhau, ví dụ như: xử lí ô nhiễm môi trường, sản xuất protein tái tổ hợp trong tế bào chủ là vi khuẩn (2. coii,...)....

1.58

Nêu một số ứng dụng của sự điều hòà biểu hiện gene ở sinh vật nhân thực.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết một số ứng dụng của sự điều hòà biểu hiện gene ở sinh vật nhân thực.

Lời giải chi tiết:

Một số ứng dụng của sự điều hoà biều hiện gene ở sinh vật nhân thực: chuyền gene mang cấu trúc promoter biều hiện phù hợp ở tế bào nhận, tạo cây trồng chuyên gene mong I muốn, điều chỉnh gene điều hoà hoặc trình tự mã hoá đề tăng cường hiệu quả sản xuất protein tái tô hợp....


1.59

Quan sát hình 1.1 và mô tả cơ chế làm phát sinh đột biến của acridine.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.1

Lời giải chi tiết:

Chất gây đột biến acridine xen vào giữa cấu trúc hai mạch của sợi DNA mạch kép, dẫn đến sự thay đôi khoảng cách giữa các nucleotide, sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của DNA polymerase và hậu quả là gây ra đột biến thêm hoặc bớt một vài cặp nucleotide.

1.60

Giải thích tại sao rau quả thường được chiếu xạ trước khi đóng thùng xuất khẩu.

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết tác nhân gây đột biến gene.

Lời giải chi tiết:

Quá trình chiếu xạ gây đột biến và làm chết các vi sinh vật bám trên rau quả, do đó, hạn chế việc phát triên và làm thói hỏng rau quả do vi sinh vật, nhờ đó có thê bảo quản được rau quả lâu hơn.


1.61

Vì sao không nên ăn những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc?

Phương pháp giải:

Dựa vào tác hại của nấm mốc.

Lời giải chi tiết:

Nhiều loại nắm móc gây hại thực phẩm có khả năng hình thành các chất độc, ví dụ như nắm mốc 4ls2ergilius fiavus sản sinh độc tố aflatoxin. Độc tố này có khả năng xen cài vào trong cấu trúc của DNA và làm sai hỏng quá trình tái bản DNA. Sai hỏng DNA có thê là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm, ví dụ như ung thư.

1.62

Giải thích tại sao đột biến thay thế một cặp nucleotide thường gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn so với đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotide.

Phương pháp giải:

Dựa vào hậu quả của các dạng đột biến gene.

Lời giải chi tiết:

Đột biến thay thế một cặp nucleotide chỉ làm thay đổi bộ ba mã hoá ở điểm xảy ra đột biến. Ngược lại. đột biến mắt hoặc thêm một cặp nueleotide sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba mã hoá từ điểm xảy ra đột biến trở về sau. Vì vậy, đột biến thay thế một cặp nucleotide thường ít nghiêm trọng hơn so với đột biến mắt hoặc thêm một cặp nucleotide.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí