Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ trang 46, 47 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Người Anh-điêng và người E-xki-mô ở Bắc Mỹ có nguồn gốc từ đâu? Các đô thị lớn nhất ở Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở đâu? Các đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng ở Bắc Mỹ chủ yếu được khai thác để phát triển ngành nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
1 a
Trả lời câu 1 trang 46 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
a. Người Anh-điêng và người E-xki-mô ở Bắc Mỹ có nguồn gốc từ
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Phi.
D. châu Đại Dương.
Lời giải chi tiết:
B
1 b
b. Các đô thị lớn nhất ở Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở
A. vùng nội địa.
B. xung quanh khu vực Ngũ Hồ.
C. ven biển phía tây.
D. phía bắc.
Lời giải chi tiết:
B
1 c
c. Các đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng ở Bắc Mỹ chủ yếu được khai thác để phát triển ngành nào?
A. Du lịch.
B. Khai thác khoáng sản.
C. Trồng trọt và chăn nuôi.
D. Thuỷ điện.
Lời giải chi tiết:
C
2
Trả lời câu 2 trang 47 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp về các luồng nhập cư vào Bắc Mỹ.
Lời giải chi tiết:
Ghép nối:
3
Trả lời câu 3 trang 47 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Hãy chứng minh dân cư Bắc Mỹ có thành phần phức tạp.
Lời giải chi tiết:
- Dân cư Bắc Mỹ gồm nhiều thành phần thuộc các chủng tộc khác nhau:
+ Người Anh-điêng và người Ex-ki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it
+ Người Âu (người Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) thuộc chủng tộc Ơ-rô-nê-ô-it
+ Người gốc Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cư dân ở nhiều nơi trên thế giới nhập cư vào Bắc Mỹ. Trong quá trình sinh sống còn có sự hoà huyết giữa các chủng tộc.
4
Trả lời câu 4 trang 47 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ năm 2020 là 82,6%. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân cư đô thị và nông thôn ở Bắc Mỹ năm 2020.
Lời giải chi tiết:
(*) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn ở Bắc Mĩ năm 2020
5
Trả lời câu 5 trang 47 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Dựa vào hình 2 trang 147 SGK (Bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ năm 2020) hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ QUAN TRỌNG Ở BẮC MỸ
Tên trung tâm |
Các ngành kinh tế và dịch vụ |
Niu Oóc |
|
….. |
Lời giải chi tiết:
CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ QUAN TRỌNG Ở BẮC MỸ
Tên trung tâm |
Các ngành kinh tế và dịch vụ |
Niu Oóc |
Sân bay, du lịch, chế biến nông sản, luyện kim đen… |
Van-cu-vơ |
Ngân hàng, chế biến nông sản, hải cảng, điển tử - viễn thông |
Môn-trên-an |
Sản xuất máy bay, hóa chất, dệt may, ngân hàng, du lịch |
Oa-sinh-tơn |
Hóa chất, luyện kim màu, sản xuất máy bay … |
Tô-rôn-tô |
Luyện kim đen, cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất ô tô,… |
Si-ca-gô |
Luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, chế biến nông sản, ngân hàng… |
Xan Phran-xcô |
Cơ khí, sản xuát máy bay, luyện kim màu, hóa chất, hải cảng,… |
Lốt-an-giơ-lét |
Luyện kim màu, sân bay, ngân hàng, chế biến nông sản,… |
6
Trả lời câu 6 trang 48 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Niu Oóc là đô thị lớn và trung tâm kinh tế lớn của Bắc Mỹ. Em hãy tìm hiểu và viết một bài giới thiệu về thành phố này (10 - 15 dòng) theo các gợi ý dưới đây:
- Vi trí
- Dân cư
- Hoạt động kinh tế
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
Thành phố New York nằm ở một bến cảng lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông Bắc Mỹ, gồm 5 các quận, là: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten.
Tổng dân số của thành phố New York lên đến hơn 8 triệu người (năm 2017) cùng với đó diện tích thành phố New York là 789,4 km². Từ đó ta có thể thấy được mật độ dân số của thành phố này là rất cao. New York cũng được đánh giá là một trong những thành phố lớn nhất nước Mỹ
7
Trả lời câu 7 trang 48 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Để khai thác bền vững tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, người dân Bắc Mỹ đã sử dụng các biện pháp gì?
Lời giải chi tiết:
- Đối với tài nguyên đất: phát triển nông nghiệp xanh, ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình sản xuất.
- Đối với tài nguyên nước: khai thác tổng hợp, quy định xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch,...
- Đối với tài nguyên rừng: thành lập các vườn quốc gia, khai thác có chọn lọc và để rừng tái sinh tự nhiên, quy định trồng mới sau khi khai thác, phòng chống cháy rừng,...
- Đối với tài nguyên khoáng sản: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.
8
Trả lời câu 8 trang 48 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mỹ cho năng suất cao, sản lượng lớn?
Lời giải chi tiết:
Do ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình sản xuất nên sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mỹ có năng suất cao và sản lượng lớn.
9
Trả lời câu 9 trang 48 Bài 15 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-nê-ô-it di cư sang Bắc Mỹ chủ yếu là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
b) Quá trình đô thị hoá nhanh ở Bắc Mỹ gắn liền với công nghiệp hoá.
c) Ở Bắc Mỹ, nguồn năng lượng tái tạo đang dần thay thế cho năng lượng truyền thống.
d) Các nước Bắc Mỹ đẩy mạnh khai thác rừng để xuất khẩu gỗ tròn.
Lời giải chi tiết:
- Những câu đúng là: b), c)
- Những câu sai là: a), d)
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ trang 44, 45 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ trang 43 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức