Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ trang 44, 45 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Địa hình Bắc Mỹ không có đặc điểm nào? Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là? Số lượng hồ có diện tích trên 5 000 km^2 ở Bắc Mỹ là? Thiên nhiên Bắc Mỹ chủ yếu nằm trong đới nào?
1 a
Trả lời câu 1 trang 44 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
a. Địa hình Bắc Mỹ không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Địa hình có dạng lòng máng.
B. Phía đông và phía tây là địa hình núi, ở giữa là miền đồng bằng.
C. Địa hình tương đối đồng nhất, ít bị chia cắt.
D. Địa hình phân hoá đa dạng.
Lời giải chi tiết:
C
1 b
b. Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là
A. khí hậu ôn đới.
C. khí hậu nhiệt đới
B. khí hậu cực và cận cực.
D. khí hậu cận nhiệt đới.
Lời giải chi tiết:
A
1 c
c. Số lượng hồ có diện tích trên 5 000 km^2 ở Bắc Mỹ là:
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
Lời giải chi tiết:
B
1 d
d. Thiên nhiên Bắc Mỹ chủ yếu nằm trong
A. Đới lạnh và đới ôn hoà.
B. Đới lạnh và đới nóng.
C. Đới ôn hoà và đới nóng.
D. Đới nóng.
Lời giải chi tiết:
A
2
Trả lời câu 2 trang 45 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Miền núi Coóc-đi-e |
Dãy núi A-pa-lát |
|
Vi trí |
||
Độ cao |
||
Hướng |
Lời giải chi tiết:
Vị trí |
Phía tây Bắc Mỹ |
Phía đông Bắc Mỹ |
Độ cao |
3 000 - 4 000 m |
Phần bắc cao 400 - 500 m Phần nam cao 1 000 - 1500 m |
Hướng |
Bắc - nam |
Tây bắc - đông nam |
3
Trả lời câu 3 trang 45 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Sắp xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam các đới khí hậu của Bắc Mỹ.
a) Khí hậu ôn đới
b) Khí hậu nhiệt đới
c) Khí hậu cực và cận cực
d) Khí hậu cận nhiệt đới
Lời giải chi tiết:
- Thứ tự từ bắc xuống nam: Khí hậu cực và cận cực => Đới khí hậu ôn đới => Đới khí hậu cận nhiệt => Đới khí hậu nhiệt đới.
4
Trả lời câu 4 trang 45 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Giải thích vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá theo chiều bắc - nam và đông - tây.
Lời giải chi tiết:
Do lãnh thổ Bắc Mỹ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B nên khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc - nam. Đồng thời, do ảnh hưởng của địa hình (Có sự khác biệt từ tây sang đông) nên khí hậu Bắc Mỹ cũng có sự phân hoá theo chiều đông - tây.
5
Trả lời câu 5 trang 45 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Mỹ vị trí của năm hồ thuộc hệ thống Ngũ Hồ.
Lời giải chi tiết:
- Hệ thống Ngũ Hồ gồm 5 hồ lớn, là: hồ Thượng, hồ Mi-si-gân, hồ Hu-rôn; hồ Ê-ri-ê và hồ Ôn-ta-ri-cô
6
Trả lời câu 6 trang 45 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Cho biết các kiểu thảm thực vật của đới ôn hoà theo sơ đồ mẫu sau:
Lời giải chi tiết:
Các kiểu thảm thực vật của đới ôn hòa ở Bắc Mĩ:
(1) Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
(2) Thảo nguyên
(3) Hoang mạc và bán hoang mạc
7
Trả lời câu 7 trang 46 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
Ghép nối:
8
Trả lời câu 8 trang 46 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Giải thích tại sao thiên nhiên Bắc Mỹ phân hoá đa dạng.
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên Bắc Mỹ phân hoá đa dạng do lãnh thổ rộng lớn, khí hậu phân hoá từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
9
Trả lời câu 9 trang 46 Bài 14 SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Nguồn cung cấp nước cho các sông ở Bắc Mỹ chủ yếu từ mưa, tuyết và băng tan.
b) Sông Mác-ken-di là sông lớn nhất Bắc Mỹ.
c) Hồ Nô Lệ Lớn thuộc hệ thống Ngũ Hồ.
d) Thiên nhiên Bắc Mỹ phân hoá đa dạng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
e) Kiểu khí hậu núi cao chủ yếu tập trung ở dãy A-pa-lát.
Lời giải chi tiết:
- Những câu đúng là: a), d)
- Những câu sai là: b), c), e)
- Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ trang 46, 47 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ trang 43 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức