Bài 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu trang 5, 6, 7, 8, 9,10 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức>
Ý nào không đúng với đặc điểm địa lí của châu Âu? Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sau, hãy cho biết. Xác định vị trí các bán đảo, dãy núi, đồng bằng, sông trên bản đồ tự nhiên châu Âu. Các khu vực có khí hậu cận nhiệt địa trung hải là?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
1 a)
Ý nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu?
A. Nằm ở phía tây của lục địa Á – Âu.
B. Nằm ở cả bán cầu Tây và bán cầu Đông.
C. Cả bốn phía: bắc, nam, đông, tây đều giáp với biển và đại dương.
D. Nằm chủ yếu trong đới ôn hòa của bán cầu Bắc.
Phương pháp giải:
Đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu gồm “bộ phận phía tây của lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu nằm giữa các vĩ tuyến 360B và 710B, chủ yếu thuộc đới ôn hòa của bán cầu Bắc”. Đồng thời quan sát hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Âu để xác định các tiếp giáp
Lời giải chi tiết:
- Ba đáp án A, B, D đều thể hiện đặc điểm vị trí của châu Âu.
- Khi quan sát hình 1, ta thấy đáp án C. “Cả bốn phía: bắc, nam, đông, tây đều giáp với biển và đại dương.” là không đúng
1 b)
Châu Âu nằm trải dài trên khoảng bao nhiêu độ vĩ tuyến?
A. 34. C. 36.
B. 35. D. 37.
Phương pháp giải:
Giới hạn: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ tuyến 360B và 710B
Lời giải chi tiết:
- Dựa vào đặc điểm về giới hạn của châu Âu để thực hiện tính toán, rút ra được kết quả là 35 độ vĩ tuyến
1 c)
Châu Âu tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Âu, sau đó quan sát các tiếp giáp của châu Âu với các biển và đại dương. Sau khi xác định được các biển và đại dương, đối chiếu với 4 đáp án A, B, C, D để lựa chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
- Từ hình 1, rút ra được châu Âu tiếp giáp với các biển và đại dương là: biển Địa Trung Hải, đại dương: BẮc Băng Dương và Đại Tây Dương
1 d)
Bán đảo nào trong các bán đảo dưới đây nằm ở Bắc Âu?
A. I-bê-rích. C. Xcan-đi-na-vi.
B. I-ta-li-a. D. Ban-căng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Âu, trước tiên xác định vị trí của khu vực Bắc Âu, sau đó quan sát tên của bán đảo thuộc khu vực này và đối chiếu với 4 đáp án A, B, C, D để lựa chọn.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào hình 1, xác định được bán đảo Xcan-đi-na-vi nằm ở khu vực Bắc Âu
1 e)
Châu Âu có diện tích lớn hơn châu lục nào dưới đây?
A. Châu Phi. C. Châu Đại Dương.
B. Châu Mỹ. D. Châu Nam Cực.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước ở SGK – Tr.96 về diện tích châu Âu: “Diện tích châu Âu trên 10 triệu km2, so với các châu lục khác, chỉ lớn hơn châu Đại Dương. Như vậy từ thông tin này, sẽ lựa chọn được đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Từ nội dung mục 1, xác định được diện tích của châu Âu lớn hơn châu Đại Dương
g)
Khu vực địa hình nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?
A. Cao nguyên. C. Núi trẻ.
B. Núi già. D. Đồng bằng.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2. Đặc điểm tự nhiên ở SGK – Tr.97 về phần địa hình “Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi. Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục”. Đồng thời kết hợp quan sát hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Âu, dựa theo phân tầng độ cao địa hình xác định được độ cao 0 – 200m chiếm phần lớn diện tích của châu Âu
Lời giải chi tiết:
Dựa vào nội dung mục 2 và quan sát hình 1, rút ra được độ cao 0 – 200m chiếm phần lớn diện tích của châu Âu, đây là địa hình đồng bằng
1 h)
Địa hình đồng bằng phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Âu và Đông Âu. C. Trung Âu và Đông Âu.
B. Tây Âu và Bắc Âu. D. Nam Âu.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2. Đặc điểm tự nhiên ở SGK – Tr.97 về phần địa hình, đồng thời kết hợp quan sát hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Âu, xác định được nền màu địa hình phổ biến từ 0 – 200m (đồng bằng) để xác định dạng địa hình chính.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào nội dung mục 2 và quan sát hình 1, xác định được địa hình đồng bằng tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Âu và Đông Âu
1 i)
Núi trẻ phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Âu. C. Tây Âu.
B. Nam Âu. D. Đông Âu.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2. Đặc điểm tự nhiên ở SGK – Tr.97 về phần địa hình “Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng”. Như vậy xác định được khu vực Nam Âu là nơi phân bố chủ yếu của địa hình núi trẻ.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào nội dung mục 2 xác định được địa hình núi trẻ tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Âu
1 k)
Dãy núi nào trong các dãy núi dưới đây không phải là dãy núi trẻ?
A. An-pơ. C. U-ran.
B. Các-pát. D. Ban-căng.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2. Đặc điểm tự nhiên ở SGK – Tr.97 về phần địa hình của khu vực miền núi. Đồng thời kết hợp quan sát hình 1. Bản đồ tự nhiên châu Âu, dựa theo phân tầng độ cao địa hình xác định được độ cao địa hình của 4 dãy núi trên và biết được dãy núi trẻ, dãy núi già.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào nội dung mục 2 và quan sát hình 1, xác định được dãy núi U-ran không phải dãy núi trẻ
1 l)
Các khu vực có khí hậu cực và cận cực là
A. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
B. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
C. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
D. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu, dựa vào nền màu ở bảng chú giải xác định được sự phân bố của các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu. Đới khí hậu cực và cận cực được hiển thị bằng màu tím, từ đó xác định được sự phân bố của đới khí hậu này.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào hình 3, xác định được các khu vực có khí hậu cực và cận cực là các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục
1 m)
Các khu vực có khí hậu ôn đới hải dương là
A. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
C. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu, dựa vào nền màu ở bảng chú giải xác định được sự phân bố của các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu. Khí hậu ôn đới hải dương được hiển thị bằng màu xanh lam đậm, từ đó xác định được sự phân bố của kiểu khí hậu này.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào hình 3, xác định được các khu vực có khí hậu ôn đới hải dương là rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu
1 n)
Các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa là
A. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
C. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu, dựa vào nền màu ở bảng chú giải xác định được sự phân bố của các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu. Khí hậu ôn đới lục địa được hiển thị bằng màu xanh lam nhạt, nền màu này chiếm tỉ lệ lớn nhất. Từ đó xác định được sự phân bố của kiểu khí hậu này.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào hình 3, xác định được các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa là trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran
1 o)
Các khu vực có khí hậu cận nhiệt địa trung hải là
A. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
B. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
C. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu, dựa vào nền màu ở bảng chú giải xác định được sự phân bố của các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải được hiển thị bằng màu xanh lá cây, nền màu này chiếm tỉ lệ lớn nhất. Từ đó xác định được sự phân bố của kiểu khí hậu này.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào hình 3, xác định được các khu vực có khí hậu cận nhiệt địa trung hải là ba bán đảo ở khu vực Nam Âu (bán đảo I-bê-rích, bán đảo I-ta-li-a, bán đảo Ban-căng)
2
2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Bờ biển châu Âu ít bị chia cắt.
b) Bề mặt đồng bằng của châu Âu không đồng nhất là do các đồng bằng có nguồn gốc hình thành khác nhau.
c) Phần lớn các núi già có độ cao trung bình hoặc thấp.
d) Phần lớn các núi trẻ có độ cao trung bình dưới 2 000 m.
Phương pháp giải:
Em hãy vận dụng kiến thức đã học về Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên (phần địa hình) của Châu Âu ở Bài 1 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
Câu đúng: b, c.
Câu sai: a, d.
3
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Em hãy nhớ lại kiến thức đã học phần đặc điểm của đới/ kiểu khí hậu ở châu Âu Tr. 98, 99 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
1 - c; 2 - a; 3 - d; 4 - b.
4
Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sau, hãy cho biết:
- Tháng có nhiệt độ cao nhất, tháng có nhiệt độ thấp nhất (bao nhiêu độ) ở mỗi địa điểm.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất ở mỗi địa điểm.
- Tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất ở mỗi địa điểm.
- Mùa mưa và mùa khô ở mỗi địa điểm.
- Mỗi biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào.
- Kiểu thảm thực vật nào sau đây phù hợp với từng địa điểm: rừng lá rộng, thảo nguyên ôn đới, rừng và cây bụi lá cứng.
Phương pháp giải:
- Em hãy nhớ lại kiến thức đã học phần đặc điểm của đới/ kiểu khí hậu ở châu Âu Tr. 98, 99 để làm bài.
- Em hãy quan sát kĩ 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở ba địa điểm: Gla-xgâu (Anh), Rô-ma (I-ta-li-a), Ô-đét-xa (U-crai-na) để trả lời các yêu cầu của bài.
Lời giải chi tiết:
* Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Gla-xgâu (Anh)
- Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 7 (14 độ C), tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 (3 độ C)
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất: 11 độ C.
- Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 1, tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 4.
- Mùa mưa và mùa khô ở mỗi địa điểm: mùa mưa vào thu đông, mùa khô rơi vào mùa hạ, lượng mưa phân bố đều trong năm, không có sự chênh lệch nhiều giữa các mùa, tổng lượng mưa trung bình năm tương đối lớn, đạt 1 288 mm.
- Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
- Kiểu thảm thực vật phù hợp với địa điểm: rừng lá rộng.
* Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Rô-ma (I-ta-li-a)
- Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 8 (26 độ C), tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 (7 độ C)
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất: 190C.
- Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 11, tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 8.
- Mùa mưa và mùa khô ở mỗi địa điểm: mưa theo mùa, mưa nhiều vào mùa đông, mưa ít nhất vào mùa hạ, tổng lượng mưa trung bình năm đạt 878 mm.
- Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
- Kiểu thảm thực vật phù hợp với địa điểm: rừng và cây bụi lá cứng.
* Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Ô-đét-xa (U-crai-na)
- Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 8 (25 độ C), tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 (-1 độ C)
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất: 26 độ C.
- Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 6, tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 2.
- Mùa mưa và mùa khô ở mỗi địa điểm: mưa quanh năm và mưa nhiều vào mùa hạ, tổng lượng mưa trung bình năm khá thấp 441 mm.
- Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
- Kiểu thảm thực vật phù hợp với địa điểm: thảo nguyên ôn đới.
5
Hãy sử dụng những cụm từ sau để hoàn thành thông tin dưới đây.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại kiến thức đã học phần đặc điểm sông ngòi ở châu Âu Tr. 99 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
(1) dồi dào, (2) phức tạp, (3) nước từ nhiều nguồn, (4) kênh đào.
6
Xác định vị trí các bán đảo, dãy núi, đồng bằng, sông, trên bản đồ tự nhiên châu Âu (hình 1 trang 97 SGK)
- Các bán đảo: Xcan-di-na-vi, I-ta-li-a, I-bê-rích.
- Các dãy núi: An-pơ, Xcan-di-na-vi, Các-pát, U-ran.
- Các đồng bằng: Đông Âu, Bắc Âu, Trung lưu Đa-nuýp, Hạ lưu Đa-nuýp.
- Các sông: Vôn-ga, Đa nuýp, Rai-nơ.
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát biểu đồ trên, xác định vị trí của các địa điểm được yêu cầu.
7
Quan sát hình dưới đây và dựa vào kiến thức đã học, hãy:
- Nhận xét sự thay đổi của thảm thực vật từ bắc xuống nam ở Đông Âu.
- Cho biết nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại kiến thức đã học phần đặc điểm đới thiên nhiên ở châu Âu Tr. 99, 100 để làm bài.
- Quan sát hình ảnh kết hợp với kí hiệu của các thảm thực vật và kênh chữ được thể hiện trong hình. Sau đó, cùng quan sát sự thay đổi của thảm thực vật từ Bắc xuống Nam (theo hình ảnh là từ trái sang phải).
Lời giải chi tiết:
- Thảm thực vật từ bắc xuống nam ở Đông Âu có sự thay đổi rõ rệt: từ đồng rêu
8
Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại kiến thức đã học phần đặc điểm đới thiên nhiên ở châu Âu Tr. 99, 100 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
1 - c; 2 - a, 3 - d, 4 - b
9
Điền chú giải cho lược đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu dưới đây.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại kiến thức đã học phần đặc điểm về khí hậu ở châu Âu Tr. 98, 99 và dựa vào hình 3. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu để làm bài.
Lời giải chi tiết:
Từ nội dung kiến thức đã học và quan sát hình 3, ta điền được chú giải cho lược đồ như sau:
(1): ĐỚI KHÍ HẬU CỰC VÀ CẬN CỰC
ĐỚI KHÍ HẬU ÔN ĐỚI
(2): Khí hậu ôn đới hải dương
(4): Khí hậu ôn đới lục địa
ĐỚI KHÍ HẬU CẬN NHIỆT
10
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp để thấy được sự phân hóa thiên nhiên trong đới ôn hòa.
Phương pháp giải:
- Trước tiên, cần xác định đúng vị trí bốn khu vực của châu Âu: Bắc Âu, Tây Âu, Đông Nam Âu, Nam Âu.
- Nhớ lại kiến thức đã học phần đặc điểm về khí hậu và đới thiên nhiên ở châu Âu Tr. 98, 99, 100 để làm bài.
Lời giải chi tiết:
1: a, i
2: a, k, l
3: c, g, h
4: b, e
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức