Bài 3. Phong trào văn hóa Phục hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức>
Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
Phần A Bài tập 1
Trả lời câu hỏi phần A, Bài tập 1 trang 11 SBT Lịch sử 7.
Bài tập 1. Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
1.1. Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
B. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
C. các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.
D. trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2, phần b trang 20-21 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Phong trào văn hoá phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.
=> Chọn B
1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do
A. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với địa thế lực kinh tế.
B. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội.
C. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã.
D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1 trang 19 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hoá mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.. để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
=> Chọn A
1.3. “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Pháp.
B. Anh.
C. I-ta-li-a.
D. Đức.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 19 SGK Lịch sử $ Địa lí 7
Lời giải chi tiết:
Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV).
=> Chọn C
1.4. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc.
B. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo.
D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 phần b trang 20-21 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Văn hoá Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hoá nhân loại.
=> Chọn B
1.5. Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, triết học.
B. Nghệ thuật, Toán học.
C. Khoa học – Kĩ thuật.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 phần a trang 19 – 20 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật với các gương mặt tiêu biểu như: M.Xéc-van-tét, W.Sếch-xpia…
=> Chọn D
1.6. Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. N.Cô-péc-ních (Ba Lan).
B. G.Ga-li-lê (I-ta-li-a).
C. G.Bru-nô (I-ta-li-a).
D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 phần a trang 20 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Ga-li-lê vì công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi 70 tuổi. Ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay”.
=> Chọn B
1.7. Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi hỏi bớ những lễ nghi tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3 phần b trang 21 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Lời giải chi tiết:
Nội dung cải cách tôn giáo
- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
=> Chọn D
1.8. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ
A. Giáo hội Thiên Chúa dần trở nên lũng đoạn, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
B. giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ.
C. nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất.
D. nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3 phần a trang 21 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo:
- Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.
- Giáo hội Thiên Chúa giáo có xu hướng cản trở phát triển của giai cấp tư sản, nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và đặt ra những lễ nghi tốn kém.
=> Chọn B
Phần A Bài tập 2
Trả lời câu hỏi phần A, bài tập 2 trang 12 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Hãy ghép tên nhân vật với lĩnh vực mà họ có nhiều cống hiến trong phong trào Văn hoá Phục hưng.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2, phần a trang 19-20 SGK Lịch sử & Địa lí &
Lời giải chi tiết:
M.Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm Đôn-ki-hô-tê.
W.Sếch-xpia là nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng.
Lê-ô-na-đơ-Vanh-xi là một hoạ sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại.
Mi-ken-lăng-giơ là một danh hoạ, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng.
Cô-péc-ních và Ga-li-nê là nhà thiên văn học nổi tiếng.
Phần A Bài tập 3
Trả lời câu hỏi phần A, bài tập 3 trang 13 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Hãy xác định các câu sau đây đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.
A. Giai cấp tư sản ra đời có thế lực ngày càng mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng, vì thế họ muốn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, đầu tiên là trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
B. Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hoá mới của giai cấp mình.
C. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Anh.
D. Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá Phục hưng là ca ngợi sự công bằng, bác ái.
E. Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hộ việc bóc lột làm giàu của giai cấp tư sản.
G. Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị của giai cấp tư sản.
H. Sự ra đời của đạo Tin Lành là một trong những kết quả của phong trào Cải cách tôn giáo.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 và 3 trang 19-22 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
- Giai cấp tư sản ra đời có thế lực ngày càng mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng trong xã hội, vì thế họ muốn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, đầu tiên trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá.
- Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hoá mới của giai cấp mình.
- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Italia.
- Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá phục hưng là đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.
- Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hội giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời.
- Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng của giai cấp tư sản.
- Sự ra đời của đạo Tin lành là một trong những kết quả của phong trào Cải cách tôn giáo.
=> Chọn: Đúng: A,B,H;
Sai: C: Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Italia; D: Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá phục hưng là đề cao giá trị con người và tự do cá nhân; E: Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hội giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời; G: Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng của giai cấp tư sản.
Phần B Bài tập 1
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 1 trang 13 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Hãy hoàn thành sơ đồ về phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo (theo mẫu dưới đây).
|
|
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 và 3 trang 19-22 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Phong trào Văn hoá Phục hưng:
- Quê hương: I-ta-li-a
Thành tựu tiêu biểu:
- M.Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm Đôn-ki-hô-tê.
- W.Sếch-xpia là nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng với các tác phẩm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô.
- Lê-ô-na-đơ-Vanh-xi là một hoạ sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ…
- Mi-ken-lăng-giơ là một danh hoạ, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng với tác phẩm: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng…
- Cô-péc-ních và Ga-li-nê là nhà thiên văn học nổi tiếng đã chứng minh Trái đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt trời.
Ý nghĩa:
- Lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự thế giới.
- đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc. đồng thời có nhiều đóng góp cho nhân loại
Tác động:
- là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản.
- mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.
Phong trào Cải cách tôn giáo:
Quê hương: Đức và Thuỵ Sĩ
Nguyên nhân bùng nổ:
- Thiên Chúa giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
- Ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
Nội dung cơ bản:
- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
Tác động:
- được đông đảo nhân dân ủng hộ và lan khắp Tây Âu.
- Thiên Chúa giáo phân hoá thành hai giáo phải: Cựu giáo và Tân giáo
- làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, thường gọi là cuộc chiến tranh nông dân Đức.
- là những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng chống lại chế độ phong kiến.
- mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
Phần B Bài tập 2
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 2 trang 14 SGK Lịch sử & Địa lí 7
Từ kết quả bài tập 1, em hãy tìm ra những điểm giống nhau giữa phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo.
Phương pháp giải:
Dựa vào đáp án của bài tập số 1 và nội dung mục 2 và 3 trang 19-22 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải chi tiết:
Điểm giống nhau giữa phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo:
- Lên án gay gắt chế độ phong kiến lỗi thời.
- là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng chống lại chế độ phong kiến, mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
Phần B Bài tập 3
Trả lời câu hỏi phần B, bài tập 3 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Ph. Ăng-ghen đã nhận xét về thời đại Phục hưng như sau: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại đã đẻ ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng… về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ”.
Em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 19-21 SGK Lịch sử $ Địa lí 7
Lời giải chi tiết:
- Em đồng ý với nhận xét trên:
- Bởi vì:
+ Phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh đầu tiên công khai trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu, đồng thời xây dựng một xã hội đề cao giá trị con người, tự do cá nhân, tinh thần dân tộc.
+ Phong trào có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hoá nhân loại trên các mặt, lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, khoa học…
+ Mi-ken-lăng-giơ ông không chỉ là một danh hoạ mà còn là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng người I-ta-li-a.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Bài 19. Châu Nam Cực trang 58, 59 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Châu Đại Dương trang 53, 54 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức