Giải mục 2 trang 63 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo>
a) Tính các tỉ số lượng giác của góc (alpha ) và của góc 90o -(alpha ) trong Hình 8 theo a, b, c. b) So sánh sin (widehat B) và cos (widehat C) , cos (widehat B) và sin (widehat C) , tan (widehat B) và cot (widehat C) , tan (widehat C) và cot (widehat B).
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
HĐ3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 63 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
a) Tính các tỉ số lượng giác của góc \(\alpha \) và của góc 90o -\(\alpha \) trong Hình 8 theo a, b, c.
b) So sánh sin \(\widehat B\) và cos \(\widehat C\) , cos \(\widehat B\) và sin \(\widehat C\) , tan \(\widehat B\) và cot \(\widehat C\) , tan \(\widehat C\) và cot \(\widehat B\).
Phương pháp giải:
- Dựa vào tỉ số lượng giác của góc nhọn \(\alpha \). Xét tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat {ACB} = \alpha \) , ta có:
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là sin của góc \(\alpha \) , kí hiệu sin\(\alpha \).
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là côsin của góc \(\alpha \) , kí hiệu cos\(\alpha \).
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang của góc \(\alpha \) , kí hiệu tan\(\alpha \).
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang của góc \(\alpha \) , kí hiệu cot\(\alpha \).
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác ABC vuông tại A. Ta có:
Các tỉ số lượng giác của góc \(\alpha \) là:
sin \(\alpha \) = \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{c}{a}\)
cos \(\alpha \) = \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{b}{a}\)
tan \(\alpha \) = \(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{c}{b}\)
cot \(\alpha \) = \(\frac{1}{{\tan \alpha }} = \frac{b}{c}\)
Các tỉ số lượng giác của góc 90o - \(\alpha \) là:
sin 90o - \(\alpha \) = \(\frac{{AC}}{{BC}} = \frac{b}{a}\)
cos 90o - \(\alpha \) = \(\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{c}{a}\)
tan 90o - \(\alpha \) = \(\frac{{AC}}{{AB}} = \frac{b}{c}\)
cot 90o - \(\alpha \) = \(\frac{1}{{\tan {{90}^o} - \alpha }} = \frac{c}{b}\)
b) Ta có \(\widehat C\) = \(\alpha \) ; \(\widehat B\) = 90o - \(\alpha \) nên theo phần a ta có:
sin \(\widehat B\) = cos \(\widehat C\)
cos \(\widehat B\) = sin \(\widehat C\)
tan \(\widehat B\) = cot \(\widehat C\)
tan \(\widehat C\) = cot \(\widehat B\)
TH3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 63 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
a) So sánh: sin 72o và cos 18o ; cos 72o và sin 18o; tan 72o và cot 18o
b) Cho biết sin 18o \( \approx 0,31\) ; tan 18o \( \approx 0,32\). Tính cos 72o và cot 72o.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia.
- Dựa vào VD3 trang 63 làm tương tự.
Lời giải chi tiết:
a) sin 72o = cos (90 o – 72o)= cos 18o
cos 72o = sin(90 o – 72o)= sin 18o
tan 72o = cot(90 o – 72o)= cot 18o
b) Theo đề bài ta có: sin 18o \( \approx 0,31\) ; tan 18o \( \approx 0,32\).
Suy ra cos 72o = sin(90 o – 72o)= sin 18o \( \approx 0,31\)
và cot 72o = tan(90 o – 72o)= tan 18o \( \approx 0,32\).
VD3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 63 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Tia nắng chiếu qua điểm B của nóc tòa nhà tạo với mặt đất một góc x và tạo với cạnh AB của tòa nhà một góc y (Hình 9). Cho biết cos x \( \approx 0,78\) và cot x \( \approx 1,25\). Tính sin y và tan y (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).
Phương pháp giải:
Dựa vào nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia.
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác ABC vuông tại A, áp dụng tỉ số lượng giác hai góc phụ nhau, ta có:
sin y = cos x \( \approx 0,78\) ; tan y = cot x \( \approx 1,25\).
- Giải mục 3 trang 65 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 1 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 2 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 3 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 4 trang 66 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay