Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Nhị Chiểu


Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Nhị Chiểu với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Câu 1: Các nguyên tố nhóm halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

A. VIA.            B. VA.            C. IVA.            D. VIIA.

Câu 2: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10

A. 2.               B. 5.               C. 4.                D. 3.

Câu 3: Chất nào dưới đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl

A. Fe(OH)2.                            B. Al(OH)3.

C. H2SO4.                               D. BaCl2.

Câu 4: Cho V lít khí CO2(đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M, thu được 1 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại thấy xuất hiện kết tủa.Giá trị của V là

A. 1,568.                                B. 0,784.

C. 0,224.                                D. 0,112.

Câu 5: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ con trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Tổng số liên kết pi (ᴨ) và vòng (v) trong phân tử metylơgenol là (Công thức tính số liên kết pi + số vòng của hợp chất CxHyOz là: ᴨ + v = (2x +2 –y)/2)

A. 5.              B.4.               C.6.              D.3.

Câu 6: Photpho tác dụng với chất nào sau đây:

A. Mg.                                    B. NaCl.

C. H2O.                                  D. NaOH.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.

b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong

c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng

d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hóa xanh.

Số phát biểu đúng là

A. 3.           B. 4.                C. 2.               D. 1.

Câu 8: Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?

A. (NH4)2CO3  2NH3 + CO2 + H2O.

B. NH4NO3  NH3 + HNO3.

C. NH4NO2  N2 + 2H2O.

D. NH4Cl  NH3 + HCl

Câu 9: Chất nào sau đây là chất điện li?

A. Ancol etylic.                      B. Axit clohiđric.

C. Saccarozơ.                       D. Benzen.

Câu 10: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohi đric.

- Nhóm thứ nhất: Cân miếng kẽm 1 gam và thả vào cốc đựng 200 ml dung dịch axit HCl 2M.

- Nhóm thứ hai: Cân 1 gam bột kẽm và thả vào cốc đựng 300 ml dung dịch axit HCl 2M

Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do

A. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.

B. nồng độ kẽm bột lớn hơn.

C. diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.

D. nhóm thứ hai dùng axit đặc hơn.

Câu 11: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) 2NH3 (k). Nếu ở trạng thái cân bằng nồng độ NH3 là 0,30 mol/l, N2 là 0,05 mol/l và của H2 là 0,10 mol/l thì hằng số cân bằn của phản ứng là

A. 18.                                     B. 60.

C. 3600.                                 D. 1800.

Câu 12: Cho hình vẽ mô tả quá trình định tính các nguyên tố C và H trong hợp chất hữu cơ. Vai trò của CuSO4 (khan) và sự biến đổi màu của nó trong thí nghiệm là

 

A. định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ trắng sang màu xanh.

B. định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.

C. định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.

D. định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.

Câu 13: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X,Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam hỗn hợp kết tủa.Công thức của 2 muối là

A. NaF và NaBr.                    B. NaCl và NaBr.

C. NaF và NaCl.                    D. NaBr và NaI.

Câu 14: Cho các dung dịch HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là

A. HNO3.                               B. NaOH.

C. CH3COOH.                       D. NaCl.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, người ta thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam và bình (2) thu được 30 gam kết tủa.Công thức phân tử của X là

A. C4H6O4.                             B. C3H4O4.

C. C3H6O2.                             D. C4H6O2.

Câu 16: Đốt cháy dây sắt trong khí clo dư, công thức muỗi thu được là

A. Fe2Cl3.                               B. FeCl2.

C. FeCl2, FeCl3.                     D. FeCl3.

Câu 17: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng %

A. K.                                                 B. KOH. 

C. phân kali đó so với tạp chất.        D. K2O.

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CH4 bằng phản ứng

A. nung natri axetat với vôi tôi – xút.

B. điện phân dung dịch natri axetat.

C. cracking n – butan.

D. cacbon tác dụng với hiđro.

Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng là

A. 18 gam và 6,3 gam.

B. 15,6 gam và 5,3 gam.

C. 15,6 gam và 6,3 gam.

D. 18 gam và 5,3 gam.

Câu 20: Cấu hình electron nguyên tử của Si (Z=14) là

A. 1s22s22p63s23p1

B. 1s22s22p63s23p2

C. 1s22s22p63s23p3

D. 1s22s22p63s23p4

Câu 21: Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VA.

B. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

C. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.

D. ô thứ 21, chu kì 4, nhóm IIIB.

Câu 22: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. Vai trò của H2S là

A. Axit.                                   B. chất khử.

C. vừa axit vừa khử.              D. chất oxi hóa.

Câu 23: Tổng số liên kết xích ma (б) trong công thức cấu tao CH2 =CH2

A. 6.             B. 2.              C. 5.              D. 4.

Câu 24: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ:

A. C2H4, C6H12O6, C2H6.

B. CH3Cl, C­6H5Br, NaHCO3

C. CO2, CO, CH4.

D. NaCN, SiO2, CH3COOH

Câu 25: Phản ứng nào dưới đây NH3 không đóng vai trò chất khử?

A. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O.

B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.

C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4

.D. NH3 + 3CuO  3Cu + N2 + 3H2O.

Câu 26: Hai chất nào sau đây phản ứng trực tiếp được với nhau ở điều kiện thường?

A. NH3, O2.                           B. N2, O2.

C. N2, H2.                              D. NO, O2.

Câu 27: Hòa tan sắt (II) sunfua vào dung dịch HCl thu được khí X. Đốt hoàn toàn khí X thu được khí Y có mùi hắc. Khí X, Y lần lượt là

A. SO2, H2S.                           B. H2S, hơi S.

C. H2S, SO2.                          D. SO2, hơi S

Câu 28: Các số oxi hóa thường gặp của cacbon là

A. -4, -2, 0, +2.                       B. -4, 0, +2, +4.

C. -3, -1, 0, +4.                       D. -2, +2, 0, -3.

Câu 29: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức C3H6Cl2 là:

A. 2.          B. 4.           C. 3.            D. 5

Câu 30: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, Al2O3, Mg.

B. Cu, Fe, Al, Mg.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

D. Cu, Fe2O3, Al2O3, MgO.

Câu 31: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. notron và electron.

B. proton và notron.

C. electron và proton.

D. electron, proton và notron.

Câu 32: Cho phản ứng : aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a,b,c,d,e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng

A. 4.           B. 6.            C. 7.           D. 5.

Câu 33: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3-, Cl-. Trong đó, số mol của ion Cl- là 0,1 mol. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa.Phần 2 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư) thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam kết chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 9,21.                                  B. 9,26.

C. 8,79.                                  D. 7,47.

Câu 34: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm: FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là

A. 5,92.                                  B. 4,96.

C. 9,76.                                  D. B và C đúng

Câu 35: Trong tự nhiên photpho có thể tồn tại dạng quặng

A. Cacnanit.                           B. Photphorit.

C. Apatit.                               D. B và C đúng

Câu 36: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được:

A. dung dịch KCl trong nước.

B. Nước sông, hồ, ao.

C. KCl rắn, khan.

D. Nước biển.

Câu 37: Chọn cách phát biểu đúng nhất trong các câu sau đây: đồng phân là những chất

A. khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.

B. có cùng tính chất hóa học.

C. có cùng thành phần nguyên tố.

D. có khối lượng phân tử bằng nhau.

Câu 38: Tại sao dung dịch của axit, bazo, muối dẫn điện được?

A. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.                   

B. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng elctron.

C. Do phân tử của chúng dẫn điện được.

D. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

Câu 39: Cho 3,48 gam Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là

A. 16,085.                              B. 14,485.

C. 18,300.                              D. 18,035.

Câu 40: Cho phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnO2 + Fe(OH)3 + Fe2(SO4)3. Sau khi cân bằng(với hệ số là các số nguyên, tối giản), hệ số của H2O là

A. 12.                                     B. 6.

C.18.                                      D. 8.

-----HẾT………..

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

1D

11C

21C

31B

2A

12D

22B

32D

3B

13D

23C

33C

4A

14A

24A

34C

5A

15B

25C

35D

6A

16D

26D

36C

7B

17D

27C

37A

8B

18A

28B

38A

9B

19C

29B

39D

10B

20B

30C

40A

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện:  Ban chuyên môn Loigiaihay.com

Câu 1: Chọn D

Câu 2:

Phương pháp: Tính độ bất bão hòa của C4H10  ta thấy = 0 → thuộc hidrocacbon no

→ Có đồng phân về mạch cacbon (mạch thẳng và mạch nhánh)

Hướng dẫn giải:

C4H10 có 2 CTCT là:

CH3 – CH2- CH2- CH3

CH3 – CH(CH3)-CH3

Chọn A

Câu 3:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về tính chất hóa học của các chất đã cho → chọn chất thỏa mãn.

Hướng dẫn giải:

Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính nên vừa tác dụng được với dd NaOH và dd HCl

PTHH minh họa: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

                            Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp:

Đun nóng dd thu được lại thấy xuất hiện kết tủa → CO2 hấp thụ vào dd Ca(OH)2 tạo 2 muối

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O  (1)

             CO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2   (2)

Đổi số mol các chất và tính toán theo 2 PTHH trên

Hướng dẫn giải:

Đun nóng dd thu được lại thấy xuất hiện kết tủa → CO2 hấp thụ vào dd Ca(OH)2 tạo 2 muối

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O  (1)

             CO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2   (2)

nCa(OH)2 = 4.0,01 = 0,04 (mol)

nCaCO3 = 1 : 100 = 0,01 (mol)

Theo PTHH (1): nCO2(1) = nCa(OH)2 (1) = nCaCO3 = 0,01 (mol)

→ nCa(OH)2 (2) = ∑ nCa(OH)2 – nCa(OH)2 (1) = 0,04 – 0,01 = 0,03 (mol)

Theo PTHH (2): nCO2(2) = 2nCa(OH)2 (2) = 2.0,03 = 0,06 (mol)

→ ∑ nCO2(1)+(2) = 0,01 + 0,06 = 0,07 (mol)

→ VCO2(đktc) = 0,07×22,4 = 1,568 (lít)

Chọn A

Câu 5:

Phương pháp:

Đặt công thức phân tử của metylơgenol là CxHyOz (đk: x, y,z nguyên dương)

Ta có:

 \(x:y = \dfrac{{\% C}}{{12}}:\dfrac{{\% H}}{1}:\dfrac{{\% O}}{{16}}\)

→ Công thức đơn giản nhất = ?

Có M = 178 g/mol và công thức đơn giản nhất ta dễ dàng tìm được CTPT

áp dụng công thức tính số liên kết pi + vòng sẽ ra được đáp án

Hướng dẫn giải:

%O = 100% - %C - %H = 100% - 74,16% - 7,86% = 17,98%

Đặt công thức phân tử của metylơgenol là CxHyOz (đk: x, y,z nguyên dương)

Ta có:

 \(\begin{array}{l}x:y = \dfrac{{\% C}}{{12}}:\dfrac{{\% H}}{1}:\dfrac{{\% O}}{{16}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{74,16\% }}{{12}}:\dfrac{{7,86\% }}{1}:\dfrac{{17,98}}{{16}}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 6,18:7,86:1,12375\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 5,5:7:1\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 11:14:2\end{array}\)

Công thức đơn giản nhất: C11H14O2

Vì M = 178 g/mol → \({M_{{{({C_{11}}{H_{14}}{O_2})}_n}}} = 178 \Rightarrow 178n = 178 \Rightarrow n = 1\)

Vậy CTPT của metylơgenol là C11H14O2

Tổng số liên kết pi + vòng là: \(\Delta  = \dfrac{{2.11 + 2 - 14}}{2} = 5\)

Chọn A

Câu 6:

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của P trong sgk hóa 11

Hướng dẫn giải:

2P + 3Mg  Mg3P2

Chọn A

Câu 7:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức lí thuyết tổng hợp về Cacbon và Nitơ

Hướng dẫn giải:

(a) đúng, PTHH minh họa: Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

(b) đúng, PTHH minh họa: C + 4KNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2 + 4NO2 + 2K2O

                                            CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓(trắng) + H2O

(c) đúng, PTHH minh họa: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ (trắng) + 2NaCl

(d) đúng, PTHH minh họa: 2NaOH + (NH4)2SO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

Khí NH3 thoát ra làm xanh quỳ tím ẩm

→ cả 4 phát biểu đúng

Chọn B

Câu 8:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức về phản ứng nhiệt phân của muối amoni

Hướng dẫn giải:

B. Sai sửa lại: NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2O + 2H2O

Chọn B

Câu 9:

Phương pháp: Chất điện li là chất tan trong nước phân li ra các ion

Hướng dẫn giải:

axit clohiđric (HCl) là chất điện li vì chất này tan trong nước phân li ra các ion như sau:

HCl → H+ + Cl-

Chọn B

Câu 10:

Phương pháp:

Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc bề mặt

Hướng dẫn giải:

Bột kẽm có diện tích tiếp xúc với HCl lớn hơn miếng kẽm nên khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn của nhóm thứ nhất

Chọn C

Câu 11:

Phương pháp:

áp dụng công thức tính hằng số cân bằng: \(Kc = \dfrac{{{{{\rm{[}}N{H_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}{N_2}].{\rm{[}}{H_2}]}} = ?\)với [NH3]; [N2]; [H2] là nồng độ mol/l của các chất đó ở trạng thái cân bằng.

Hướng dẫn giải:

N2 (k) + 3H2 (k) \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) 2NH3 (k).

áp dụng công thức tính hằng số cân bằng:

\(Kc = \dfrac{{{{{\rm{[}}N{H_3}]}^2}}}{{{\rm{[}}{N_2}].{\rm{[}}{H_2}]}} = \dfrac{{0,{3^2}}}{{0,05.0,1}} = 18\)

Chọn A

Câu 12:

Phương pháp: Dựa vào kĩ năng quan sát hình vẽ thí nghiệm.

CuSO4 rắn khan có màu trắng còn khi ở trạng thái dd sẽ có màu xanh.

Hướng dẫn giải:

CuSO4 (khan) có vai trò định tính nguyên tố H. Vì CuSO­4(khan) gặp H2O sẽ chuyển sang dd CuSO4.5H2O có màu xanh→ từ việc xác định có mặt H­2O → suy được chất hữu cơ ban đầu có H

Chọn D.

Câu 13:

Phương pháp:

Đặt công thức chung của 2 muối NaX, NaY là \(Na\overline X \)

PTHH:

Dùng phương pháp tăng giảm khối lượng

Hướng dẫn giải:

Đặt công thức chung của 2 muối NaX, NaY là \(Na\overline X \)

PTHH: \(Na\overline X  + AgN{O_3} \to Ag\overline X  + NaN{{\rm{O}}_3}\)

       a                       → a                           

=> mtăng = \(a(108 + \overline X ) - a(23 + \overline X ) = 85a\,\,(g)\)

Theo đề bài: mtăng = 57,34 – 31,84 = 25,5 (g)

→ 85a = 25,5

→ a = 0,3

\(\begin{array}{l} \Rightarrow Na\overline X  = 0,3\,(mol) \\\Rightarrow {M_{Na\overline X }} = \dfrac{{{m_{Na\overline X }}}}{{{n_{Na\overline X }}}} = \dfrac{{31,84}}{{0,3}} = 106,13\,(g/mol)\\ \Rightarrow 23 + \overline X  = 106,13\\ \Rightarrow \overline X  = 83,13\,(g/mol)\end{array}\)

Vì X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp nên \[{M_X} = 80\,(Br) < \overline X  = 83,13\, < {M_Y} = 127(I)\]

→ Công thức 2 muối: NaBr và NaI

Chọn D

Câu 14:

Phương pháp: dd có pH nhỏ nhất tức có nồng độ H+ lớn nhất → chất phân li cho H+ nhiều nhất

Hướng dẫn giải:

dd có pH nhỏ nhất tức có nồng độ H+ lớn nhất → chất phân li cho H+ nhiều nhất → HNO3

Chọn A

Câu 15:

Phương pháp:

mbình 1 tăng = mH2O → nH = 2nH2O = ? (mol)

BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 → nC = nCO2 = ? (mol)

BTKL có: mO(Y) = mY – mC – mH = ? (g) → nO(Y) = ?(mol)

Đặt công thức phân tử của X : CxHyOz (đk: x,y,z nguyên dương)

Ta có: x: y : z = nC : nH : nO = ?

Kết hợp với đáp án → CTPT thỏa mãn

Hướng dẫn giải:

mbình 1 tăng = mH2O = 3,6 (g) → nH2O = 3,6 : 18 = 0,2 (mol) → nH = 2nH2O = 2.0,2 = 0,4 (mol)

BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 = 30 : 100 = 0,3 (mol) → nC = nCO2 = 0,3 (mol)

BTKL có: mO(Y) = mY – mC – mH = 10,4 – 0,3.12 – 0,4.1 = 6,4 (g)

→ nO(Y) = 6,4 : 16 = 0,4 (mol)

Đặt công thức phân tử của X : CxHyOz (đk: x,y,z nguyên dương)

Ta có: x: y : z = nC : nH : nO = 0,3 : 0,4 : 0,4

                       = 3:4 :4

→ CTPT Y có dạng: (C3H4O4)n

Kết hợp với đáp án → n = 1 thỏa mãn → CTPT Y: C3H4O4

Chọn B

Câu 16:

Hướng dẫn giải:

PTHH: 2Fe + 3Cl2 dư \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2FeCl3

→ Muối thu được là FeCl3

Chọn D

Câu 17:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức về phân bón hóa học trong sgk hóa 11 – trang 55

Hướng dẫn giải:

Độ dinh dưỡng của phân kaki được đánh giá bằng phần trăm hàm lượng K2O

Chọn D

Câu 18:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức điều chế CH4 trong sgk hóa 11 – trang 114

Hướng dẫn giải:

PTHH điều chế CH4 trong PTN: CH3COONa + NaOH \(\xrightarrow{{CaO,{t^0}}}\) CH4↑ + Na2CO3

Chọn A

Câu 19:

Phương pháp:

Đổi số mol SO2 và NaOH

PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3

            SO2  + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Lập tỉ lệ: \(k = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}}\)

Nếu k ≤ 1 phản ứng chỉ tạo muối NaHSO3. Tính toán theo số mol NaOH

Nếu k ≥ 2 phản ứng chỉ tạo muối Na2SO3. Tính toán theo số mol SO2

Nếu 1 < k < 2 phản ứng tạo cả NaHSO3 và Na2SO3. Đặt số mol mỗi muối, lập hệ 2 ẩn 2 phương trình với số mol SO và NaOH sẽ giải ra được số mol mỗi muối

Hướng dẫn giải:

\(\begin{array}{l}{n_{S{O_2}}} = \dfrac{{12,8}}{{64}} = 0,2\,(mol)\\{n_{NaOH}} = V.{C_M} = 0,25.1 = 0,25\,(mol)\\Ta\,co:\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \dfrac{{0,25}}{{0,2}} = 1,25\end{array}\)

Ta thấy: 1 < 1,25 < 2. Do vậy SO2 pư với dd NaOH tạo 2 muối. Cả SO2 và NaOH đều phản ứng hết.

PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3

(mol)     x          x       ←  x

            SO2  + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

(mol)      y       2y         ←   y

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}\sum {{n_{S{O_2}}} = x + y = 0,2} \\\sum {{n_{NaOH}} = x + 2y = 0,25} \end{array} \right. \\\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,15 = {n_{NaHS{O_3}}}\\y = 0,05 = {n_{N{a_2}S{O_3}}}\end{array} \right. \\\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m_{NaHS{O_3}}} = 0,15.104 = 15,6\,(g)\\{m_{N{a_2}S{O_3}}} = 0,05.126 = 6,3\,(g)\end{array} \right.\)

Chọn C

Câu 20:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức về Silic trong sgk hóa 11 – trang 76

Hướng dẫn giải:

Si (Z = 14): 1s22s22p63s23p2

Chọn B

Câu 21:

Phương pháp: X ít hơn X3- 3e. Từ đó viết được cấu hình của X bằng cách bỏ đi 3e lớp ngoài cùng của X3-

Hướng dẫn giải:

X + 3e→ X3-

→ X ít hơn X3- 3e

→ Cấu hình của X là: 1s22s22p63s23p3

→ X có 15e, có 3 lớp e, có 5e lớp ngoài cùng và e cuối cùng điền vào phân lớp p

→ X thuộc ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA trong BTH

Chọn C

Câu 22:

Phương pháp: Xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong H2S.

Nếu số oxi hóa tăng sau phản ứng thì H2S đóng vai trò chất khử

Nếu số oxi hóa giảm sau phản ứng thì H2S đóng vai trò chất oxi hóa

Nếu số oxi hóa cả tăng cả giảm thì H2S đóng vai trò cả chất khử và chất oxi hóa

Hướng dẫn giải:

\(\begin{array}{l}\mathop {Fe}\limits^{ + 3} \mathop {C{l_3}}\limits^{ - 1}  + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop S\limits^{ - 2}  \to 2\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \mathop {C{l_2}}\limits^{ - 1}  + \mathop S\limits^0  + \mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \\OXH\,\,\,\,\,\,\,CK\end{array}\)

S trong H2S có số oxi hóa tăng sau phản ứng → H2S đóng vai trò là chất khử

Chọn B

Câu 23:

Phương pháp: 1 liên kết đơn = 1 liên kết xích ma

1 liên kết đôi = 1 liên kết xích ma + 1 liên kết pi

Hướng dẫn giải:

CH­2 = CH2 có 5 liên kết xích ma trong phân tử (gồm 4 liên kết xích ma của 4 liên kết đơn C-H và 1 liên kết xích ma trong liên kết đôi C=C)

Chọn C

Câu 24:

Phương pháp:

Dựa vào khái niệm chất hữu cơ: là hợp chất của cacbon trừ CO,CO2, muối cacbonat, muối cacbua kim loại, HCN, muối xianua…

Hướng dẫn giải:

A. thỏa mãn

B. Loại NaHCO3

C. Loại CO2, CO

D. Loại NaCN, SiO2

Chọn A

Câu 25:

Phương pháp: Phản ứng mà số oxi hóa của N trong NH3 không tăng sau phản ứng thì NH3 không đóng vai trò chất khử

Hướng dẫn giải:

Phản ứng mà số oxi hóa của N trong NH3 không tăng sau phản ứng thì NH3 không đóng vai trò chất khử

Ta thấy phản ứng ở đán án C NH3 không có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng → không đóng vai trò là chất khử.

Các phản ứng còn lại số oxi hóa của N trong NH3 đều tăng sau phản ứng nên NH3 đóng vai trò là chất khử

Chọn C

Câu 26:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức lí thuyết về nitơ và hợp chất của nó trong sgk hóa 11

Hướng dẫn giải:

NO và O2 phản ứng được với nhau ở đk thường

PTHH: 2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu đỏ)

Chọn D

Câu 27:

Phương pháp: Suy luận

Hướng dẫn giải:

Khí X là H2S; khí Y là SO2

\(\begin{gathered}PTHH:\,FeS + 2HCl\xrightarrow{{}}FeC{l_2} + \underbrace {{H_2}S}_X \hfill \\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2{H_2}S + 3{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}\,2\,\underbrace {S{O_2}}_Y + 2{H_2}O \hfill \\\end{gathered} \)

Chọn C

Câu 28:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức về cacbon trong sgk hóa 11 – trang 66

Hướng dẫn giải:

Các số oxi hóa thường gặp của Cacbon: -4, 0, +2, +4.

Chọn B

Câu 29:

Phương pháp: Viết đồng phân về mạch cacbon và vị trí của Cl

Hướng dẫn giải:

Các CTCT mạch hở của CTPT C3H6Cl2

 

→ có 4 CTCT

Chọn B

Câu 30:

Phương pháp: CO chỉ khử được các oxit kim loại sau Al trong dãy điện hóa

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Câu 31:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức về nguyên tử trong sgk hóa 10

Hướng dẫn giải:

Hạt nhân được cấu tạo bởi proton và nơtron

Chọn B

Câu 32:

Phương pháp: Cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố, xác định chất khử , chất oxi hóa

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình

Bước 3: Đặt hệ số thích hợp trước chất khử, chất oxi hóa sao cho số electron quá trình oxi hóa bằng số electron quá trình khử

Bước 4: Đặt hệ số thích hợp vào các chất trong phương trình và hoàn thành phương trình.

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố trong phản ứng

 

Bước 2,3: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình. Đặt hệ số trước chất khử, chất oxi hóa thích hợp sao cho số mol e nhường quá trình oxi hóa = số mol e nhận của quá trình khử

 

Bước 3: Đặt hệ số vào chất khử, chất oxi hóa. Cân bằng phương trình

 

Kiểm tra nguyên tố N bên vế phải sau đó đặt hệ số HNO3 bên vế trái

Sau đó kiểm tra số H bên vế trái và đặt vào hệ số H2O bên vế phải

 

Kiểm tra cả 2 vế oxi đều đủ 12 nguyên tử O → phương trình trên được cân bằng

Vậy (a+b) = (1+4) = 5

Chọn D

Câu 33:

Phương pháp:

Viết pt ion rút gọn các quá trình xảy ra

Sử dụng bảo toàn điện tích với các chất trong dd X

Hướng dẫn giải:

Đặt trong 1/2 dd X \(\left\{ \begin{array}{l}C{a^{2 + }}:a(mol))\\N{a^ + }:b\,(mol)\\HC{O_3}^ - :c\,\,(mol)\\C{l^ - }:0,05\,(mol)\end{array} \right.\)

Xét dd X + NaOH dư thu được 2 gam kết tủa, còn khi pư với dd Ca(OH)2 dư cho 3 gam kết tủa

→ Chứng tỏ lượng kết tủa 2 gam tính theo số mol của Ca2+ ban đầu.

Lượng kết tủa 3g tính theo số mol của HCO3-

HCO3-  + OH- → CO32- + H2O

CO32- + Ca2+ → CaCO3

nCaCO3 = 2 : 100 = 0,02 (mol) → nCa2+ bđ = n­CaCO3 = 0,02 (mol) → a = 0,02

nCaCO3 = 3 : 100 = 0,03 (mol) → nHCO3- = nCaCO3 = 0,03 (mol) → b = 0,03

Bảo toàn điện tích với các chất trong dd X ta có:

\(\begin{array}{l}2{n_{C{a^{2 + }}}} + 1.{n_{N{a^ + }}} = 1.{n_{HC{O_3}^ - }} + 1.{n_{C{l^ - }}}\\ \to 2.0,02 + b = 1.0,03 + 1.0,05\\ \to b = 0,04\,(mol)\end{array}\)

Đun sôi 1/2 dd X có phản ứng:

2HCO3-  → CO32- + CO2↑ + H2O

0,03       → 0,015 (mol)

Rắn thu được chứa các ion là: Ca2+: 0,02 (mol); Na+: 0,04 (mol); CO32-:0,015 (mol); Cl-: 0,05 (mol)

→ mrắn = 0,02.40 + 0,04.23 + 0,015.60 + 0,05.35,5 = 4,395 (g)

Vậy đun sôi toàn bộ X thu được mrắn = 2×4,395=8,79 (g)

Chọn C

Câu 34:

Phương pháp:

Coi hh X gồm Fe, Cu và S

\(2,72\,g\,X\left\{ \begin{gathered} Fe:\,x(mol) \hfill \\ Cu:\,y(mol) \hfill \\ S \hfill \\\end{gathered}  \\\right.\xrightarrow[{0,5\,\,mol}]{{ + HN{O_3}}}0,07\,mol\,NO + dd\,Y\left\{ \begin{gathered} F{e^{3 + }} \hfill \\F{e^{2 + }} \hfill \\ {H^ + } \hfill \\  S{O_4}^{2 - } \hfill \\ N{O_3}^ -  \hfill \\\end{gathered}\\\right.\xrightarrow{{ + BaC{l_2}\,du}}4,66\,g\,BaS{O_4}\)

Sử dụng bảo toàn nguyên tố S, H

Sử dụng bảo toàn khối lượng và bảo toàn e

Hướng dẫn giải:

Coi hh X gồm Fe, Cu và S

\(2,72\,g\,X\left\{ \begin{gathered} Fe:\,x(mol) \hfill \\ Cu:\,y(mol) \hfill \\ S \hfill \\\end{gathered}  \\\right.\xrightarrow[{0,5\,\,mol}]{{ + HN{O_3}}}0,07\,mol\,NO + dd\,Y\left\{ \begin{gathered} F{e^{3 + }} \hfill \\F{e^{2 + }} \hfill \\ {H^ + } \hfill \\  S{O_4}^{2 - } \hfill \\ N{O_3}^ -  \hfill \\\end{gathered}\\\right.\xrightarrow{{ + BaC{l_2}\,du}}4,66\,g\,BaS{O_4}\)

BTNT “S”: nS = nBaSO4 = 4,66 : 233 = 0,02 (mol)

quá trình nhường e

Fe → Fe+3 + 3e

x              → 3x (mol)

Cu → Cu+2 + 2e

y               → 2y (mol)

S  + H2O + 6e → 8H+ + SO42-

0,02  →   0,12→ 0,16 (mol)

quá trình nhận e

4H+ + NO3+ 3e → NO + 2H2O  (*)

0,28              0,21 ← 0,07 (mol)

Lượng H+ có trong dd Y là: nH+ = nHNO3 + 8nS –  4nNO = 0,5 + 8.0,02 – 4.0,07 = 0,38 (mol)

Ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_{hhX}} = 56x + 64y + 0,02.32 = 2,72\\Bt\,e:3x + 2y + 0,12 = 0,21\end{array} \\\right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\y = 0,015\end{array} \right.\)

Vậy dd Y chứa

Cho Cu vào dd Y có: nNO = 1/4nH+ = 1/4.0,38 = 0,095 (mol) (Nhìn theo tương tự như bán phản ứng (*))

Bảo toàn e ta có: 2nCu = nFe3+ + 3n­NO = 0,02 + 3.0,095 → nCu = 0,1525 (mol)

→ mCu = 0,1525×64 = 9,76 (g)

Chọn C

Câu 35:

Phương pháp: Dựa vào trạng thái tồn tại trong tự nhiên của photpho sgk hóa 11 – trang 48

Hướng dẫn giải:

Trong tự nhiên, photpho tồn tại ở dạng quặng photphorit (Ca3(PO4)2) và apatit (3Ca3(PO4)2.CaF2)

Chọn D

Câu 36:

Phương pháp: Các chất dẫn được điện khi có các ion chuyển động có khả năng dẫn điện

Hướng dẫn giải:

KCl rắn, khan không dẫn được điện

Chọn C

Câu 37:

Phương pháp: Dựa vào khái niệm đồng phân trong sgk hóa 11

Hướng dẫn giải:

Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo

Chọn A

Câu 38:

Phương pháp: Dựa vào kết luận về nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axit, bazơ và muối sgk hóa 11 – trang

Hướng dẫn giải:

Các dung dịch axit, baz ơ và muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là ion

Chọn A

Câu 39:

Phương pháp:

Tìm được số mol mỗi khí N2 và H2.

Khí sinh ra có H2 → NO3- phải phản ứng hết.

Dung dịch muối thu được chứa MgCl2; KCl có thể có NH4Cl

 

Sử dụng bảo toàn e tìm được mol NH4Cl

Sử dụng BTNT N và K tìm được mol KCl

→ m = mMgCl2 + mNH4Cl + mKCl = ?

Hướng dẫn giải:

Tóm tắt:

\(\begin{array}{l}{n_{Mg}} = \dfrac{{3,48}}{{24}} = 0,145\,(mol)\\{n_{Y(dktc)}} = \dfrac{{0,56}}{{22,4}} = 0,025\,(mol);\,\\{M_Y} = 11,4.{M_{{H_2}}} = 11,4.2 = 22,8\,(g/mol)\end{array}\)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{{N_2}}}:x(mol)\\{n_{{H_2}}}:y(mol)\end{array} \\\right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{n_Y} = x + y = 0,025\\{m_Y} = 28x + 2y = 0,025 \times 22,8\end{array} \\\right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\y = 0,005\end{array} \right.\)

Sau phản ứng thu được H2 nên NO3- phản ứng hết.

quá trình nhường e

  Mg → Mg+2 + 2e

0,145            → 0,29 (mol)

quá trình nhận e

 2NO3- + 12H+ + 10e → N2 + 6H2O

                            0,2 ← 0,02            (mol)

NO3- + 10H+ + 8e → NH4+ + 3H2O

                         8a ←  a                       (mol)

2H+ +2e → H2

        0,01← 0,005 (mol)

Bảo toàn e ta có: ∑ne nhường = ∑ne nhận

→ 0,29 = 0,2 + 8a + 0,01

→ a = 0,01

→ nNH4Cl = 0,01 (mol)

BTNT “N”: nKNO3 = nNH4Cl + 2nN2 = 0,01 + 2.0,02 = 0,05 (mol)

BTNT “K”: nKCl = nKNO3 = 0,05 (mol)

Vậy dd X chứa muối gồm MgCl2: 0,145 (mol) và NH4Cl: 0,01 (mol) ; KCl: 0,05 (mol)

→ m = mMgCl2 + mNH4Cl + mKCl = 0,145.95 + 0,01.53,5 + 0,05.74,5 = 18,035 (g)

Chọn D

Câu 40:

Phương pháp:

Cân bằng phương pháp ion – electron

áp dụng cho các phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong dd có sự tham gia của môi trường: axit, bazo, nước. Khi cân bằng sử dụng theo 4 bước như phương pháp thăng bằng electron nhưng chất oxi hóa, chất khử được viết đúng dạng mà nó tồn tại trong dd theo nguyên tắc sau:

1. Nếu phản ứng có axit tham gia:

+ Vế nào thiếu bao nhiêu O thêm bấy nhiêu H2O để tạo ra H+ ở vế kia và ngược lại

VD: NO3 → NO

Ta thấy vế phải thiếu 2O, thêm vế phải 2H2O để tạo vế trái 4H+, sau đó cân bằng điện tích của bán phản ứng

 NO3 + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

2. Nếu phản ứng có bazơ tham gia:

+ Vế nào thiếu bao nhiêu O thêm lượng OH- gấp đôi để tạo H2O ở vế kia và ngược lại

VD: Cr2O3 → 2CrO4-

Vế trái thiếu 5O thêm vế trái 10OH- để tạo 5H2O ở vế phải, sau đó cân bằng điện tích bán phản ứng

Cr2O3 + 10OH- → 2CrO4- + 5H2O +6e

3. Nếu phản ứng có H2O tham gia

+ Sản phẩm phản ứng tạo ra axit, cân bằng theo nguyên tắc 1

+ Sản phẩm phản ứng tạo ra bazơ, cân bằng theo nguyên tắc 2

MnO4- + 2H2O + 3e → MnO2 + 4OH-

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố, xác định được chất khử, chất oxi hóa

\(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4} + K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + {H_2}O\xrightarrow{{}}\,{K_2}S{O_4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {(OH)_3} + \mathop {Fe_2^{}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3}\) 

Bước 2: Viết quá trình khử, quá trình oxi hóa, cân bằng mỗi quá trình và đặt hệ số thích hợp trước chất khử, chất oxi hóa

 

 

Bước 3: Viết bán phản ứng, ép đúng tỉ lệ Fe(OH)3 và nhân hệ số thích hợp để triệt tiêu OH-

Ta thấy trong phương trình phân tử Fe+3 tồn tại ở dạng Fe2(SO4)3 nên ta nhân cả 2 vê (3) với hệ số 2 để làm chẵn số nguyên tố Fe+3

Thêm ion K+, SO42- vào phương trình ion (4) ta được phương trình phân tử ban đầu cân bằng.

→ 18FeSO4 + 6KMnO4 + 12H2O → 3K2SO4 + 6MnO2 + 8Fe(OH)3 + 5Fe2(SO4)3

Vậy hệ số của H2O là 12

Chọn A

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.