Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 35 vở thực hành ngữ văn 6


Đặc điểm của truyện cổ tích:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 35, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Đặc điểm của truyện cổ tích:

Phương pháp giải:

Thảo luận với các bạn và tìm hiểu thêm về thể loại cổ tích để trả lời.

Lời giải chi tiết:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bài học đạo lí, cách sống lương thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu xa, thể hiện ước mơ , khát vọng,...của tác giả nhân dân

2

Nhân vật

Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí,...), Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lí hóa.

3

Cốt truyện

Mang tính chất tưởng tượng, "tính khác thường" của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,...

4

Lời kể

Thường bắt đầu với câu kể "ngày xửa ngày xưa' ở thời gian và không gian không xác định, kết thúc bằng câu "và rồi họ sống mãi mãi hạnh phúc về sau".

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố huyền ảo, thơ mộng, thế giới kì ảo thường xâm nhập lẫn nhau với thế giới trần tục. Thường gồm các con vật kì ảo, đồ vật kì ảo,....có tác dụng thể hiện mục đích của tác giả nhân dân trong việc truyền tải chủ đề của câu chuyện.

Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 36, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

So sánh hai truyện cổ tích trong bài với một số bản kể hoặc hình thức kể khác:

Phương pháp giải:

Em tìm một số bản kể hoặc thơ về Thạch Sanh và Cây khế và so sánh bản kể đó với bản đã được học về hình thức.

Lời giải chi tiết:

- Trích đoạn trong bài Thạch Sanh Lý Thông (Dương Thanh Bạch):

Ngẫm trong cổ tích ngày xưa

Ẩn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?

Rằng là những kẻ bất lương,

Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân.

Giàu sang có được lúc gần,

Về sau quả báo nhận phần tai ương.

Những người trung thực hiền lương,

Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguy

Sang hèn chẳng thiết so bì,

Tâm hồn thanh thản xá gì tử sinh.

 

Chuyện xưa ở quận Cao Bình

Vợ chồng Thạch lão muộn sinh nối dòng,

Lạy đằng Tây, khấn đằng Đông,

Việc nhân, việc nghĩa quyết không nề hà.

Tiếng lành vang tận cao xa,

Ngọc Hoàng nghe thấu ắt là duyên căn.

Cho mời Thái tử truyền rằng

Đầu thai về chốn dương trần giúp dân.

- Sự khác nhau: truyện cổ tích Thạch Sanh được kể dưới hình thức văn xuôi, văn bản thơ ở trên được kể dưới hình thức thơ.

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 36, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về “thế giới cổ tích” theo sự hình dung, tưởng tượng của em:

Phương pháp giải:

Thử tưởng tượng về một thế giới cổ tích trước mắt em và viết đoạn văn phác họa lại cảnh tượng đó.

Lời giải chi tiết:

Em lại thong thả bước chậm rãi. Trên bãi cỏ non xanh, một bầy hươu đang nhởn nhơ gặm cỏ. Em mải mê bước theo chú hươu sao có cặp sừng tuyệt đẹp. Một khu rừng hiện ra trước mắt em. Tiếng chim hót ríu rít, suối chảy róc rách, những bông hoa rực rỡ lạ kì đang ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Em dừng lại trước một tảng đá lớn màu trắng đục. Cạnh tảng đá là một cây cau cao vút, tàu cau rủ xuống như âu yếm, chở che. Một dây trầu với những chiếc lá xanh mượt mềm mại quấn chặt lấy thân cau như chẳng muốn rời.


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí