SBT Văn 7 - giải SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều Bài 10: Văn bản thông tin - SBT Ngữ văn 7 Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều


Chủ đề của văn bản là gì? Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triểu khai ấy

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chủ đề của văn bản là gì?

A. Phương tiện giao thông

B. Luật giao thông

C. Văn hóa giao thông

D. Tai nạn giao thông

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 2

Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 2, SGK) Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triểu khai ấy

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản sử dụng cách triển khai ý tưởng và thông tin: phân loại theo nhóm đối tượng, giúp người đọc hình dung số lượng thông tin được đề cập đến trong văn bản và thứ tự của các thông tin đó.

Câu 3

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 3, SGK) Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng? Các phương tiện đó có đặc điểm gì? Vì sao chúng được sử dụng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Những phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X-XVIII sử dụng;

- Ở miền núi phía Bắc:

+ Người Kháng, La Ha, Mảng, Thái, Cống,… sử dụng thuyền, bè, mảng

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… dùng ngựa

- Ở Tây Nguyên: Người dân chủ yếu dùng voi, ngựa, thuyền độc mộc

Các phương tiện này phù hợp với địa bàn sinh sống và những hoạt động chính của người dân địa phương

Câu 14

Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

      Người Kháng thường sinh sống ở các địa phương ven sông Đà, nên họ tương đối giỏi trong chế tạo và sử dụng thuyền độc mộc đuôi én. Thuyền của họ làm ra không chỉ để vận chuyển, đi lại, mà còn để bán cho các tộc người láng giềng khác. Thành ngữ Thái có câu: “Thuyền tốt không bằng thuyền của người Kháng; dao tốt không bằng dao của người Lào”.

    […] Người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương, chở lúa, hoa màu, củi về nhà. Xe quệt của họ đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt. Loại xe quệt này có thể dùng để vận chuyển hàng hóa ở cả đường mòn, bờ ruộng, trên đồi và cả dưới hẻm nhỏ,… Đây là loại phương tiện xuất hiện khá sớm và khá phổ biến đối với người Sán Dìu.

     Người Mông (Hmông), Hà Nhì, Dao,… thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Đây vừa là sở thích, vừa là cung cách vận chuyển, lưu thông, di chuyển ưu việt nhất ở vùng núi hiểm trở. Đáng chú ý nhất là người Mông ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng, huyện Mường Khương (Lào Cai),… dùng ngựa thồ như một cách vận chuyển và di chuyển duy nhất phổ biến ở khắp các bản làng/

a) Đoạn trích trên nói về các phương tiện vận chuyển của những dân tộc nào? Họ sống ở vùng nào ở nước ta?

b) Chức năng chung của các phương tiện được đề cập đến trong đoạn trích là gì?

c) Các phương tiện đó có phù hợp với người dân địa phương không? Vì sao?

d) Hãy vẽ một sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung của đoạn trích trên

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn trích trên nói về các phương tiện vận chuyển của các dân tộc: Kháng, Sán Dìu, Mông, Hà Nhì, Dao,… Họ sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc nước ta.

b. Chức năng chung của các phương tiện được đề cập đến trong đoạn trích là để vận chuyển, đi lại

c. Các phương tiện đó phù hợp với người dân địa phương vì mỗi địa phương có những địa hình và con người có thói quen đi lại, làm ăn khác nhau. Các phương tiện đó cũng đã được sử dụng ở những địa phương này từ lâu và tỏ ra phù hợp với những nơi này.

d.

Câu 5

Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 4, SGK) Nêu tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Việc đưa các tài liệu tham khảo vào văn bản, trích dẫn các tài liệu đó cho thấy bài viết là kết quả của sự nghiên cứu công phu, khoa học.

Câu 6

Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm và ghi lại những thông tin cơ bản về một loại phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến ở nơi có một số dân tộc thiểu số sinh sống mà em biết.

Phương pháp giải:

Vận dụng sự hiểu biết của em, đồng thời tham khảo qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Người Tày thường sử dụng gánh, ngựa thồ, trâu bò kéo. Hiện nay ngoài các phương tiện trên còn có xe đạp, xe máy, công nông. Đối với người Khơ Me, do sinh sống ở miền tây Nam Bộ, vùng của kênh rạch và sông nước, phương tiện vận chuyển cổ truyền chủ yếu của họ là các loại thuyền (ghe). Ghe của người Khơ Me gồm nhiều loại: xuồng ba lá, ghe tam bản, ghe tác rán, ghe đuôi tôm,… đặc biệt là ghe ngo dùng để đua trong các dịp hội hè.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí