Giải Bài tập đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều>
Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
Câu 1
Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu 2
Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Các cước chú và tài liệu tham khảo trong văn bản có tác dụng gì?
A. Nêu nội dung chính và các nội dung cụ thể của văn bản
B. Giải thích hoặc làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản
C. Làm cho hình thức trình bày của văn bản trở nên sinh động hơn
D. Đưa ra những cách hiểu khác về đối tượng được đề cập trong văn bản
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức của cước chú
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 3
Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 2, SGK) Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xem lại bố cục và cách trình bày thông tin
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của văn bản là cung cấp cho người đọc những thông tin chính về ghe xuồng Nam Bộ: phân loại; đặc điểm, chức năng và phạm vi sử dụng của từng loại và tiểu loại; giá trị
Câu 4
Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 3, SGK) Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy.
Lời giải chi tiết:
Người viết đã chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo hướng phân loại đối tượng. Ở phần (2), tác giả lần lượt thuyết minh về xuồng ở đoạn 2 và ghe ở đoạn 3. Cách trình bày này giúp người đọc có được thông tin đầy đủ về từng đối tượng được thuyết minh, đồng thời làm cho bài viết được rõ ràng, mạch lạc.
Câu 5
Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ giòn, xuồng độc mộc, xuồng máy…
Xuồng ba lá có chiều dài trung bình 4 mét, rộng 1 mét, sức chở từ 4 – 6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng năm lá.
Xuồng tam bản có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5 hoặc 7 đến 9 tấm. Các điền chủ hạn nhỏ và thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản còn dùng để đi câu tôm hoặc dùng làm xuồng cào tôm cá. […]
Xuồng vỏ gòn (giống vỏ trái gòn) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu dáng gọn nhẹm chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.
Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khmer làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Cam-pu-chia và Lào. […]
Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.
a) Câu nào nêu thông tin chính của đoạn trích trên?
b) Đoạn trích đề cập đến những loại xuồng nào?
c) Khi giới thiệu, người viết đều nói về yếu tố nào của các loại xuồng?
d) Tác giả đã sử dụng cước chú cho từ ngữ nào? Tác dụng của nó là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a. Câu nêu thông tin chính của đoạn trích: “Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy, …”
b. Đoạn trích đề cập đến: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng gắn máy nổ và chân vịt
c. Khi giới thiệu, người viết đều nói về chức năng của mỗi loại xuồng (trừ xuồng độc mộc)
d. Tác giả đã sử dụng cước chú cho từ “tam bản”. Cước chú này giải thích nguồn gốc xuất xứ của từ đó.
Câu 6
Câu 6 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Câu hỏi 5, SGK) Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe, xuồng nói riêng và các phương tiện đi lại ở Nam Bộ nói chung?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản, em thấy ghe xuồng cũng như các phương tiện đi lại ở Nam Bộ là vô cùng phong phú và đa dạng với kiểu loại và chức năng khác nhau. Chúng vừa đem lại công dụng và giá trị cho đời sống hằng ngày lại vừa góp phần làm nên văn hóa truyền thống nơi đây.
Câu 7
Câu 7 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết thêm điều gì về các loại phương tiện này? Em tìm được các thông tin đó ở nguồn nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân em
Lời giải chi tiết:
Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết các loại phương tiện này phần lớn được đóng bằng gỗ rất đa dạng và phong phú. Em tìm được các thông tin đó ở nguồn internet
Câu 8
Câu 8 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc văn bản Xuồng ba lá miền Tây Nam Bộ và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hãy cho biết: Văn bản trên cho em biết thêm những thông tin gì về xuồng ba lá?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên cho em biết thêm về xuồng ba lá:
- Xuồng ba lá như chân người, không có xuồng coi như không có chân, không đi lại được
- Xuồng ba lá xuất hiện ở nhiều các làng quê vùng sông nước Nam Bộ và là phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn
- Xuồng ba lá được làm từ ba miếng ván bề ngang chừng mấy gang tay
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 46 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 45 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều