SBT Văn 7 - giải SBT Ngữ văn 7 - Cánh diều Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn - SBT Ngữ văn 7 ..

Giải Bài tập viết trang 15 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều


Thế nào là bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 15, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Thế nào là bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cách viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Lời giải chi tiết:

– Bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử cần bảo đảm các yêu cầu sau: 

+ Sự việc kể lại phải có thật, liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

+ Nhân vật và sự kiện lịch sử không chỉ là những nhân vật và sự kiện trong lĩnh vực đấu tranh dựng nước và giữ nước mà còn là những nhân vật và sự kiện trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học.

+ Các câu chuyện thường được kể lại bởi người chứng kiến hoặc được sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện lại qua sách, báo, phim ảnh,...

-  Để viết được bài văn theo yêu cầu này, các em cần chú ý đọc sách, báo, sưu tầm một số câu chuyện lịch sử, ví dụ:

+ Những anh hùng dân tộc từ xưa đến nay.

+ Những tấm gương vè chống giặc ngoại xâm. lòng yêu nước, dũng cảm trong các cuộc kháng chiến

+ Chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng và sinh hoạt đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chiến sĩ cách mạng hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.

+ Những hoạt động khoa học, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.

Câu 2

Câu 2 (trang 15, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Viết bài văn kể về một câu chuyện có thật của người thân trong gia đình hoặc một người nổi tiếng ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Liên hệ mở rộng kể về một nhân vật hoặc sự việc có thật của một người thân trong gian đình hoặc một người nổi tiếng ở địa phương em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Nếu ai đó hỏi tôi rằng người tôi yêu quý nhất là ai thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời: Người đó là bố của tôi. Bố tôi là một người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn như bao người nông dân khác. Thế nhưng trong mắt tôi, bố luôn là người vĩ đại nhất. Năm tôi lên mười, mẹ tôi ra đi sau một cơn đau tim đột ngột. Kể từ đó, bố sống cảnh gà trống nuôi con lo cho hai chị em tôi từng bữa ăn, giấc ngủ đến chuyện học hành.

Kể từ ngày mẹ mất, bố gầy rộc và già đi trông thấy. Nhiều đêm, tôi thấy bố đứng trước bàn thờ mẹ, bàn tay run run mân mê tấm di ảnh của mẹ, lâm nhấm những câu nói mà tôi nghe không rõ, những giọt nước mắt đục ngâu từ trong hố mắt bắt đầu tràn ra trên gương mặt hốc hác, khắc khổ. Rồi bố quỳ xuống trước bàn thờ mẹ, hai tay ôm chặt tấm di ảnh vào lòng và bắt đầu nấc lên từng tiếng một ngắt quãng như có một cái gì đó nghẹn ứ nơi cổ họng. Tôi đứng nấp sau cánh tủ, cứ thế nước mắt cũng trào ra, nỗi nhớ mẹ ùa về quay quắt. Suốt đêm ấy, tôi thấy bố không ngủ. Ông ra ngoài sân, vớ chiếc điếu cày và rít từng hơi sòng sọc. Đẩy là điều mà khi mẹ tôi còn sống, bố chưa bao giờ làm. Từ ngày mẹ mất, chiếc điện cày trở thành người bạn tâm giao mỗi đêm của bố. Và tôi hiểu, đó là lúc tâm hồn bố cô đơn, trống trải nhất. Mẹ ra đi không những là mất mát to lớn với hai chị em tôi mà còn để lại một khoảng trống vô hạn trong tâm hồn bố tôi.

Để có thể trang trải cho cuộc sống, sau những ngày đồng áng, bố tranh thủ làm thêm nghề phụ. Nói là nghề phụ nhưng đó lại là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi. Bố tôi làm thợ nề. Sau một ngày lao động vất vả, quần áo bố lúc nào cũng ướt sũng mồ hôi và lấm lem vôi vữa. Bàn tay bố ngày một thô ráp hơn, chai sạn hơn, làn da cũng trở nên cháy nắng. Những ngày đông, nhiều hôm hai bàn tay, bàn chân của bố ứa máu, nứt nẻ. Những hôm đó, tôi thương bố vô cùng! Tôi bảo bố nghỉ làm nhưng những lúc đó bố đều gạt đi, chỉ xoa đầu tôi rồi cười, nụ cười thật hiền: “Bố không sao đâu, con gái đừng lo!”. Rồi một hôm, khi bố xây nhà cho bác Hải trong xóm, tôi mới thật sự tận mắt chứng kiến sự vất vả, khó nhọc của bố. Dưới cái nắng bỏng rát khi người ta đang ngồi trong điều hoà máy lạnh thì bố tôi vắt vẻo treo mình trên cái giàn giáo chênh vênh. Cái giàn giáo được kê bằng những thân tre nhỏ bé, cong vênh và mấy tấm ván mỏng khập khiễng. Lo cho sự an toàn của bố, tôi đứng dưới mặt đất, cứ thế ngẩng đầu lên mà thét lớn: “Bố ơi, bố nhớ cẩn thận, bố nhé!”. Trả lời tôi là một nụ cười và cái gật đầu của bố: “Bố biết rồi, con gái yên tâm đi!”.

Bẵng đi mấy năm sau ngày mẹ tôi mất, có đôi lúc tôi thấy các cô tôi khuyên bố đi bước nữa. Những lần như thế, bố thường không trả lời, chỉ lặng lẽ đưa mắt nhìn hai chị em tôi. Tôi biết bố đang muốn dò xét thái độ của chúng tôi. Tôi rất ghét khi có ai đó nhắc đến việc bố tôi lấy vợ, vì thế, mỗi lần nghe đến đó, tôi thường chạy vụt đi. Có lúc tôi ra vườn ngồi dưới gốc cây mít ôm mặt khóc, có lúc tôi bỏ chạy một mạch ra rìa sông. Những lúc đó, tôi nhớ mẹ vô cùng. Tôi không cho phép bất cứ người phụ nữ nào bước vào nhà thay thế vị trí của mẹ tôi. Và lúc đó, không cách với ông. Tôi trở nên trơ lì hơn, ít gần gũi với bố hơn, mặc cho ông hết sức hiêu 1 tâm. Tôi nhớ có lần bố chạy đi tìm tôi, lúc thấy tôi, ông ôm lấy tôi vào lòng quan ủi nhưng tôi ra sức khóc, đấm thùm thụp vào ngực ông, tôi thét lên: “Con ghét bố!” rồi vùng chạy, để lại một mình ông đứng tần ngần bên bến sông. an

Thời gian cứ thế trôi đi, chẳng mấy chốc, hai chị em tôi đều đã yên bề gia thất. Cuộc sống với bao bộn bề cuốn chúng tôi đi. Có khi dăm bữa, nửa tháng không về thăm bố. Mỗi lần về, thấy bố ngày một già đi, vẫn thui thủi một mình bên mâm cơm nguội lạnh trong ngôi nhà lẻ bóng, chợt thấy lòng quặn thắt một nỗi đau. Chính sự ích kỉ, nhỏ nhen của bậc làm con đã để đấng sinh thành chịu quá nhiều thua thiệt. Tôi muốn chạy thật nhanh sà vào lòng bố nói lời xin lỗi nhưng không hiểu sao chân tôi cứ thế khựng lại, nước mắt trào ra. Phải đến lúc này, tôi mới thực sự hiểu hết những mất mát và hi sinh của bố. Tôi muốn thét lên thật to cho cả thế giới biết rằng tôi yêu bố – người đàn ông vĩ đại nhất cuộc đời tôi.”.

Câu 3

Câu 3 (trang 15, SBT Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy kể chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Xác định nhân vật lịch sử mà em yêu thích và kể

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.

Tục truyền rằng Công Uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn), đêm về nằm mộng thấy "đi lại" với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công Uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần.

Ngoài hai mươi tuổi, Lý Công Uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục.

Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ ba ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi châu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết.

Năm đó, Lý Công Uẩn đã ba mươi lãm tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quần thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010-1225).

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được mười chín năm, thọ năm mươi lãm tuổi, băng hà năm 1028.

Vua Lý Thái Tổ tăng cường binh bị, ra sức đánh dẹp nội loạn phản nghịch. Các hoàng tử đều là võ tướng, được phong vương, trấn giữ các nơi hiểm yếu. Việc bang giao với nhà Tống ở phương Bắc, với Chân Lạp, Chiêm Thành ở phương Nam được coi trọng, biên cương được giữ vững, đất nước thái bình, trăm họ yên vui. Vua chia nước ta ra làm hai mươi bốn lộ và hai trại (Hoan Châu và Ái Châu), định ra sáu loại thuế, khuyến khích nông nghiệp và các nghề thủ công. Đạo Phật trở thành quốc giáo. Việc học hành được mở mang. Việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, rồi đặt tên là Thăng Long năm 1010 được coi là cống hiến to lớn nhất trong sự nghiệp xây dựng quốc gia Đại Việt của vua Lý Thái Tổ.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí