SBT Văn 8 - giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 6: Truyện - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Người thầy đầu tiên trang 9 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều


Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần (3) cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước? Câu văn nào nói lên điều đó?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần (3) cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước? Câu văn nào nói lên điều đó?


Phương pháp giải:

Đọc và tóm tắt nội dung chính

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt nội dung chính của từng phần:

+ Phần 1: An-tư-nai được thầy Đuy-sen giúp đỡ, cho ở cùng mình ở nhà bác Ka-tai-bai để tránh người thím độc ác muốn gả cô đi. Suốt đêm đó, An-tư-nai cứ bồn chồn, lo lắng không sao ngủ được. Để giúp cô thoát khỏi những suy nghĩ đen tối, thầy Đuy-sen đã đưa cô đi trồng hai cây và gieo trong cô những hi vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Phần 2: Thím của An-tư-mai dẫn người đến trường học, muốn cướp cô đi. Thầy Đuy-sen đã chống trả lại bọn người kia và bị đánh trọng thương, An-tư-mai thì bị bắt đi. Cô bé tìm cách trốn đi và thầy Đuy-sen đã xuất hiện cùng hai viên cảnh sát. An-tư-nai được cứu ra. Thầy Đuy-sen lại một lần nữa khuyên bảo cô quên đi những ngày đen tối, xây dựng cho An-tư-nai hi vọng mới. Dưới làn nước suối, An-tư-mai muốn gột sạch bản thân, một lần nữa tràn đầy hi vọng vào cuộc sống.

+ Phần 3: Những suy nghĩ, tình cảm, lòng biết ơn của An-tư-mai đối với thầy Đuy-sen.

- Nội dung phần 3 cho biết sự khác biệt về thời gian so với các phần khác: thời gian trong phần 3 là tương lai rất xa so với thời điểm sự việc ở phần 1 và phần 2 xảy ra. Thời gian trong nội dung phần 3 là thời gian An-tư-nai đã trưởng thành.


Câu 2

Câu 2 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

  Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và phân tích nhân vật thầy Đuy-sen

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu.

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.


Câu 3

Câu 3 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và phân tích nhân vật thầy Đuy-sen

Lời giải chi tiết:

Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể rút ra một số nhận xét sau về phận của những người phụ nữ trong câu chuyện:

- Chịu nhiều thiệt thòi.

- Bị đói nghèo, lạc hậu đoạ đày, mất hết quyền làm người.


Câu 4

Câu 4 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Tìm một số câu văn trong đoạn trích thể hiện văn phong vừa bay bổng, lãng mạn vừa giàu tính hiện thực của tác giả Ai-ma-tốp.


Phương pháp giải:

Tìm một số câu văn trong đoạn trích

Lời giải chi tiết:

- “Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc. Và khi hai chúng tôi đã trồng xuống khoảnh đất cạnh trường, từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động đung đưa...".

- “Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...”.

- “Nước ơi, hãy cuốn đi tất cả những bùn nhơ, những nỗi ô nhục của mấy ngày hôm nay! Hãy làm cho tôi trong sạch như nước suối này!”.


Câu 5

Câu 5 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Xét về cách thức kể chuyện/trần thuật, văn bản này có điểm gì tương đồng với văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri) đã học?


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để so sánh hai văn bản

Lời giải chi tiết:

Xét về cách thức kể chuyện / trần thuật, văn bản Người thầy đầu tiên có sự tương đồng về cách thức lựa chọn ngôi kể trong trần thuật với văn bản Trong mắt trẻ đã học - đó là trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhập vai nhân vật kể lại truyện). Cách trần thuật này giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn, mang đậm dấu ấn cá nhân; tạo điều kiện để biểu cảm trực tiếp, thể hiện cảm xúc chân thực trước những sự việc mà bản thân nhân vật đã tham gia.


Câu 6

Câu 6 (trang 9, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại những ấn tượng của em về hình ảnh hai cây phong non trong văn bản.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để so sánh hai văn bản


Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo

Hình ảnh hai cây phong non được miêu tả khá chi tiết (qua cái nhìn của nhân vật An-tư-nai) trong văn bản: “Hai cây phong ấy còn non, vừa cao bằng người tôi, thân biêng biếc,”, “từ chân núi đưa lên một làn gió nhẹ, lần đầu tiên chạm vào những khóm lá bé lăn tăn như thổi một luồng sinh khí vào chúng. Mấy khóm lá run rẩy, hai cây phong bắt đầu lay động, đung đưa... Hình ảnh này đã thể hiện sự quan sát tinh tế và tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật An-tư-nai, cũng chính là của tác giả truyện ngắn. Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa: nó gợi niềm lạc quan (những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng), nó là lời động viên về tương lai tươi sáng (Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...), nó thể hiện tình thương yêu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt của người thầy dành cho học trò của mình như lời thầy Đuy-sen đã nói với An-tư-nai (“Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy, em ạ, số phận em nhất định sẽ như thế. Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này. An-tu-nai ạ, ta sẽ tự tay trồng lấy hai cây phong này. Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ...”.). Từ đó, hình ảnh hai cây phong non nhắc chúng ta đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của những người thầy trong cuộc đời mình.



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.