SBT Văn 8 - giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 7: Thơ Đường luật - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Mời trầu trang 11 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều


Hãy tìm và chép lại ba bài thơ (thơ dân gian hoặc thơ có tác giả) viết về trầu cau. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Hãy tìm và chép lại ba bài thơ (thơ dân gian hoặc thơ có tác giả) viết về trầu cau.


Phương pháp giải:

Tìm qua sách vở và internet


Lời giải chi tiết:

a. Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu,
Vậy tôi để hàng rào, ai hiểu ý thời ăn

b. Xa xôi ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng
Trầu nầy anh chỉ cố công
Từ vua đến chúa cũng dùng trầu ta
Ngoài xanh trong trắng như ngà
Vua quan cũng chuộng, phật bà cũng yêu

c. Trầu em têm tối hôm qua
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng!


Câu 2

Câu 2 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương: 

a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?


Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả

Lời giải chi tiết:

a. Ở bài Mời trầu có câu thành ngữ "xanh như lá và bạc như vôi" được áp dụng trong câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi". Việc đưa thành ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế, tài tình và nhuần nhuyễn. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Thi sĩ Xuân Hương như đang ngầm răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.

b. Từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:

"Này của Xuân Hương mới quệt rồi."

Một cách thể hiện cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng. Nhà thơ tự trải lòng mình, bày tâm tư, tình cảm một cách chân thật. Chữ “này” biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. Cụm từ “Mới quệt rồi” vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách của cô gái.


Câu 3

Câu 3 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

“Mời trầu” thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả. Qua “Mời trầu” ta thấy được những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về tình yêu, mong rằng nó “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

→ Qua bài thơ có thể thấy được Xuân Hương là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.


Câu 4

Câu 4 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Hãy phân tích biểu hiện của một trong những biện pháp nghệ thuật được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ Mời trầu.


Phương pháp giải:

Chọn và phân tích một biện pháp nghệ thuật


Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật so sánh cuối bài thơ được hái từ giàn trầu thành ngữ Việt Nam: “xanh như lá, bạc như vôi ”. Ý thơ gợi ra một khát vọng đầy ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối.


Câu 5

Câu 5 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

  Hãy xác định một số biểu hiện của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về thơ tứ tuyệt để thực hiện

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. 


Câu 6

Câu 6 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Màu sắc nào không có trong bài thơ Mời trầu?

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Màu vàng

D. Màu trắng


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý các từ chỉ màu sắc


Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 7

Câu 7 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau: 

Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh, cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ cả hai văn bản

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ Mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài ca dao khác nhau về thể thơ: Bài thơ mời trầu là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; Bài ca dao là thơ lục bát.

- Đề tài của hai bài cũng tương đối giống nhau: Đều nói về tình yêu đôi lứa.

- Thái độ của tác giả:

+ Bài ca dao: vui mừng trước tình yêu đôi lứa.

+ Bài thơ mời trầu: bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.


Câu 8

Câu 8 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2):

 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông, 

Nó đỗ khoa này có sướng không?

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tú Xương toàn tập,

 Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)

a) Bài thơ trên viết về điều gì?

b) Hãy chỉ ra những dấu hiệu cho thấy đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

c) Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? 

d) Hãy phân tích nghệ thuật đối và so sánh ở hai câu cuối.

e) Qua các hình ảnh được thể hiện trong bài thơ, hãy phân tích để thấy được tâm trạng của tác giả Trần Tế Xương.


Phương pháp giải:

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu


Lời giải chi tiết:

a) Bài thơ chế giễu, châm biếm những người thi đỗ và không thi đỗ, khi những kẻ thi đỗ phải quỳ lạy trước kẻ thù của dân tộc như những kẻ vong quốc, qua đó cảm thán về tình cảnh bi đát của nền khoa cử nói riêng và của đất nước nói chung.

b) 

- Bài thơ "Tiến Sĩ Giấy" có bố cục 2 phần, mỗi phần 4 câu thơ 

- Bài thơ được viết theo thể thơ "tứ ngôn tứ tuyệt"

- Dấu hiệu của thể thơ "tứ ngôn tứ tuyệt" trong bài này bao gồm:

+Số lượng câu: Bài thơ bao gồm 4 câu thơ.

+Đường luật: Các câu thơ tuân theo luật "AABB".

+Độ dài câu thơ: Mỗi câu thơ gồm 7 chữ câu, tức là tổng cộng 28 chữ câu.

+Mỗi câu thơ chứa một ý kiến riêng và không liên quan chặt chẽ với các câu thơ khác.

+Các câu thơ sử dụng hình ảnh sinh động để diễn tả tình huống và ý nghĩa của bài thơ.

→ Với các đặc điểm trên, ta có thể kết luận rằng bài thơ "Tiến Sĩ Giấy" được viết theo thể thơ "tứ ngôn tứ tuyệt".

c) Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua cả bốn câu thơ, trong đó, tiêu biểu là những hình ảnh như: “một đàn thằng hỏng”, “nó đỗ ... có sướng không”, đặc biệt là những hình ảnh đối nghịch: “bà đầm ngoi đít vịt”, “ông cử ngỏng đầu rồng”.

d) Giễu người thi đỗ là bài thơ tứ tuyệt có vận dụng phép đối ở hai câu cuối. Trong câu, tác giả sử dụng phép đối danh từ với danh từ, động từ với động từ; đảo vị trí của câu chữ; đối vị trí, hành động của các nhân vật;...

Cùng với đối là nghệ thuật so sánh. So sánh giữa hành vi không đúng chỗ của “bà đầm” – một nhân vật mới xuất hiện trong xã hội thuộc địa, đại diện cho kẻ cai trị, xa lạ với truyền thống, xuất hiện với dáng vẻ “kệch cỡm” ở nơi vốn tôn nghiêm với hình ảnh của người đỗ đạt, đại diện cho niềm vinh quang của khoa cử đương thời. Nay những con người ấy lại phải quỳ lạy, tỏ lòng biết ơn một kẻ ngoại quốc xa lạ, kẻ thù xâm lược đang cai trị, nô dịch dân tộc.

Hai hình ảnh hết sức trái ngược cho thấy sự nhục nhã, xuống cấp về nhân cách của những kẻ đại diện cho tri thức cả một dân tộc trong hoàn cảnh oái oăm của lịch sử.

e) Tâm trạng của tác giả Trần Tế Xương qua các hình ảnh được thể hiện trong bài thơ: Đó là tâm trạng buồn của một người có học, cảm thấy nhục nhã với vị thế thấp hèn của các sĩ tử đỗ đạt trước kẻ thù đô hộ đất nước. Đó cũng là tâm trạng của một người không đỗ đạt nhìn thấy cảnh nhục nhã của nền khoa cử Việt Nam đương thời. Trần Tế Xương bị đánh trượt trong kì thi này do phạm huý. Trong các kì thi xưa, người đi thi phải học thuộc rất nhiều từ kị huý - những từ ngữ do triều đình quy định không được viết trong bài thi do liên quan đến tên huý (tên do cha mẹ đặt) của các bậc bề trên (vua, chúa,...). Đây là một quy định rất oái oăm, khiến cho những người thực tài, tài hoa, không chịu khép mình vào khuôn khổ như Trần Tế Xương luôn luôn bị đánh trượt.



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.