SBT Văn 8 - giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều

Giải Bài tập đọc hiểu: Nắng mới trang 14 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều


Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Bố cục của bài thơ là gì?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1

Câu 1 (trang 14, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phát biểu

Lời giải chi tiết:

Phát biểu 

Đúng

Sai 

(1) Các dòng thơ trong bài thơ sáu chữ thường ngắt nhịp lẻ (3/3, 1/5, 5/1).

 

x

(2) Các dòng trong bài thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4.

x

 

(3) Bài thơ sáu chữ, bảy chữ thường có nhiều vần. 

x

 

(4) Cách ngắt nhịp dòng thơ còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng chữ 

 

2

Câu 2 (trang 15, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Bố cục của bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

3

Câu 3 (trang 15, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Phương án nào nêu đúng về mạch cảm xúc trong bài thơ? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

4

Câu 4 (trang 15, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

5

Câu 5 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Sắc thái nghĩa của từ ngữ là gì? 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

6

Câu 6 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Cách ngắt nhịp nào là phù hợp với mỗi dòng thơ của khổ thơ thứ nhất? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

7

Câu 7 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Tiếng chứa vần trong bài thơ được tạo thành bằng cách lặp lại hoàn toàn hoặc hiệp với những nguyên âm cùng hàng với chúng như sau: 

- I, iê, ia, ê, e hiệp với nhau. 

- Ư, ơ, â, ươ, ưa, a, ă hiệp với nhau. 

- U, ô, o, uô, ua hiệp với nhau. 

Dựa vào chỉ dẫn trên và phần Kiến thức ngữ văn trong bài học, hãy xác định các tiếng được hiệp vần trong một khổ thơ của bài Nắng mới. Chỉ ra vần trong khổ thơ được hiệp theo cách thức nào. 

Phương pháp giải:

Dựa vào chỉ dẫn trên và phần Kiến thức ngữ văn trong bài học.

Lời giải chi tiết:

Dựa vào phần hướng dẫn hiệp vần giữa các nguyên âm cùng hàng với nhau để xác định vần trong một khổ thơ. Thơ bảy chữ thường gieo vần chân ở các dòng 1,2,4. Ví dụ, khổ thơ đầu được hiệp vần như sau: song - nùng - không (các nguyên âm o,u,ô cùng hàng hiệp với nhau).

Ví dụ trong khổ 2:  

Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

+ Các tiếng được hiệp vần là: thời- mười, nội-phơi. Cách gieo vần: Vần chân liền và vần chân cách tạo tính nhạc cho bài thơ. 

8

Câu 8 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Nắng mới là ai và được thể hiện qua từ ngữ nào? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

9

Câu 9 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

10

Câu 10 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Dòng nào chỉ ra đúng các từ láy có trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

11

Câu 11 (trang 17, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm các hình ảnh khắc hoạ người mẹ.

Lời giải chi tiết:

- Ba hình ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thể hiện người mẹ trong bài thơ: Hình ảnh “nắng mới” ở khổ thơ thứ nhất và thứ hai - là không gian, bối cảnh quen thuộc gắn với hành động, dáng hình thân thương của mẹ trong quá khứ - là tín hiệu nghệ thuật đánh thức kí ức về mẹ và tuổi thơ có mẹ ấm áp, tươi đẹp, êm đềm. Hình ảnh tiếp theo là màu “áo đỏ” mẹ đưa trước giậu phơi (khổ 2) và “nét cười đen nhánh” sau màu áo đỏ trong ánh trưa hè. 

→ Qua ba chi tiết đó, hình ảnh người mẹ hiện lên thật ấm áp, thân thương, đôn hậu, trẻ trung, tươi tắn trong tâm hồn nhà thơ. Đây là những kí ức ấn tượng nhất được lưu giữ sâu đậm trong tâm hồn của một đứa trẻ lên mười khi nhớ về mẹ. 

12

Câu 12 (trang 17, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu và đưa ra lí giải hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Không thể hoán đổi vị trị của hai từ “hắt”, “reo” vì:

- Hắt (trong nắng mới hắt bên song): nắng nhạt, xuyên qua song cửa, qua không gian hẹp mà đổ bóng xuống, gợi cái hiu hắt, trĩu nặng, buồn bã. 

- Reo (trong nắng mới reo ngoài nội): động từ nhân hóa ánh nắng mới như biết reo cười, bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Không gian mở rộng mênh mang thỏa sức cho nắng bung tỏa, tràn trề, “reo” cùng với hương đồng gió nội. Ánh nắng như ca vui, rộn ràng, tươi tắn, trong trẻo và náo nức! Ánh nắng như tiếng reo vui của tâm hồn trẻ thơ. Nắng “reo”, nắng ca hát, nắng vui, nắng tươi, nắng đẹp,... Nắng là tâm trạng náo nức, hạnh phúc của tâm hồn nhà thơ khi được sống trong tình yêu thương của mẹ. 

13

Câu 13 (trang 17, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) ghi lại cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong bài thơ. 

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

“Nắng mới” là một bài thơ hay viết về tình cảm của một người con dành cho mẹ của mình. Câu thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong bài đó là “Áo đỏ người đưa trước giậu phơi”. “Áo đỏ” là hình ảnh của người mẹ in đậm trong tâm trí của con. Hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu giữ mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Nắng mới dẫn đến áo đỏ, dẫn đến một miền kí ức xa xôi về mẹ.

14

Câu 14 (trang 17, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Bài thơ gợi liên tưởng cho em đến tác phẩm văn học nào? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Nhớ lại các tác phẩm cùng viết về người mẹ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ gợi cho em liên tưởng tới đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, bởi đây cũng là một văn bản viết về tình cảm, nỗi nhớ mà đứa con dành cho mẹ của mình.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.