Giải Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện VBT Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống >
Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Dựa vào các ý đã tìm ở trang 13, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Đọc soát và chỉnh sửa bài viết. Đánh dấu v vào ô trống trước nội dung em muốn sửa trong bài làm của mình. Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật và viết thông tin vào phiếu đọc sách. Ghi lại những trao đổi của em với bạn về nội dung câu chuyện mà em đã đọc. Kể tên một số câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.
Viết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Câu 1:
Dựa vào các ý đã tìm ở trang 13, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3 để viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Lưu ý:
- Chọn cách giới thiệu câu chuyện gây được chú ý và nêu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.
- Trình bày rõ các lí do yêu thích câu chuyện và đưa dẫn chứng minh hoạ.
- Các câu trong đoạn văn được viết liên tục, không xuống dòng.
Lời giải chi tiết:
Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.
Câu 2
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
- Đánh dấu v vào ô trống trước nội dung em muốn sửa trong bài làm của mình.
|
Cách mở đoạn |
|
Cách kết thúc |
|
Cách trình bày lí do |
|
Cách dùng từ, đặt câu |
|
Cách thức trình bày đoạn văn |
- Ghi lại phần sửa của em:
Phương pháp giải:
Sau khi đã hoàn thiện bài, em đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
|
Cách mở đoạn |
v |
Cách kết thúc |
|
Cách trình bày lí do |
v |
Cách dùng từ, đặt câu |
|
Cách thức trình bày đoạn văn |
- Ghi lại phần sửa của em:
Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ đã kể cho em nghe câu chuyện Bó đũa. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhận vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em. Em sẽ luôn yêu thương, đoàn kết với anh em trong nhà.
Đọc mở rộng
Câu 1:
Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên câu chuyện: |
Tác giả: |
Ngày đọc: |
Tên nhân vật: |
||
Năng khiếu nổi bật của nhân vật: |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Phương pháp giải:
Em tìm đọc câu chuyện và điền vào phiếu thích hợp.
Lời giải chi tiết:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên câu chuyện: Thần đồng đất Việt |
Tác giả: Lê Linh |
Ngày đọc: 10/09/2023 |
Tên nhân vật: Tí |
||
Năng khiếu nổi bật của nhân vật: Tí là một người con hiếu thảo, ham học và có trí thông minh hơn người. Ngay cả Đồ Kiết, thầy dạy của cậu cũng phải ngạc nhiên về kiến thức của cậu. Ở làng Phan Thị, với tài trí của mình, cậu cũng đã giúp mẹ, các bạn của mình và những người dân trong làng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Vượt qua ba kì thi Hương, Hội, Đình một cách xuất sắc, cậu trở thành trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của Đại Việt. Sau đó, cậu cũng được Đại Minh (Trung Quốc - Bắc quốc) công nhận là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. |
||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 2
Ghi lại những trao đổi của em với bạn về nội dung câu chuyện mà em đã đọc.
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi về nội dung câu chuyện em đã đọc và ghi lại những trao đổi đó.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành trao đổi về nội dung câu chuyện em đã đọc và ghi lại những trao đổi đó.
Vận dụng
Câu 1:
Kể tên một số câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.
Phương pháp giải:
Em tiến hành kể tên một số câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
- Mội số câu chuyện của tác giả Nguyễn Nhật Ánh
+ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
+ Tôi là Bê – tô
+ Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
Câu 2
Viết 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện của tác giả mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật Cóc trong câu chuyện “Cóc kiện trời” mới dũng cảm làm sao! Khi thấy trần gian hạn hán, Cóc đã không tỏ ra nhụt chí vì sự nhỏ bé của bản thân mà dũng cảm đi lên kiện Trời. Cóc đã tiếp thêm sức mạnh cho các loài vật khác để đi lên cùng mình. Cuối cùng, nhờ có sự dũng cảm của Cóc đã làm Thượng đế phải khuất phục, cho mưa xuống. Em rất khâm phục Cóc.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 30: Ngày hội VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản VBT Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống