Bài 1 trang 113 SBT sử 12


Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng

1. Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. Mĩ thay chân Pháp đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.

B. Miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.

C. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên CNXH.

D. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

2. Nhiệm vụ của nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là 

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

B. Tiến hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước.

C. Tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước

D. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước

3. Vì sao, ngay sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhân dân miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất?

A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.

B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn rất phổ biến.

C. Xây dựng miền Bắc làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam 

D. Để khắc phục hậu quả chiến tranh để lại

4. Thời gian đầu sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam đã sử dụng biện pháp nào để đấu tranh chống Mĩ - Diệm

A. Biểu tình có vũ trang

B. Bất hợp tác

C. Đấu tranh chính trị, hòa bình

D. Bạo lực cách mạng

5. Trong những năm 1957 - 1959, cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm dùng thủ đoạn

A. "tố cộng", "diệt cộng".

B. "đả thực", "bài phong", "diệt cộng".

C. "Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc".

D. "Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót"

6. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng có quyết định quan trọng là

A. Thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam để đoàn kết rộng rãi các lực lượng cho cuộc đấu tranh.

B. Nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh chính trị sang sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền phản cách mạng.

C. Đẩy mạnh "Phong trào hòa bình" trên toàn miền Nam, buộc Mĩ - Diệm phải thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.

D. Đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cho cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

7. Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: "Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng..."

A. Con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.

B. "Phong trào hòa bình" của trí thức và các tầng lớp nhân dân.

C. Con đường bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của Mĩ Diệm.

D. Con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.

8. Nguyên nhân dẫn đến phong trào "Đồng khởi" là gì?

A. Chính quyền Ngô Đình Diệm không thực hiện đúng các điều khoản của hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống đàn áp, chống chiến dịch "tố cộng, diệt cộng".

C. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp "phong trào hòa bình" của trí thức và các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

D. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành nhiều đạo luật, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.

 9. Phong trào "Đồng khởi" diễn ra mạnh mẽ ở

A. Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

B. Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ.

C. Bến Tre, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

10. Tiêu biểu nhất trong phong trào "Đồng Khởi" là phong trào ở

A. Bến Tre

B. Quảng Ngãi

C. Ninh Thuận

D. Bình Định

11. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào "Đồng khởi" là gì:

A. Đưa nhân dân lên làm chủ nhiều thôn, xã ở miền Nam

B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam

C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

12. Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  III của Đảng lao động Việt Nam (9-1960) là gì?

A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền

B. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền

C. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

D. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc

13. Đối với miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã khẳng định mục tiêu là:

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH

C. Chi viện cho tiền tuyến miền Nam

D. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc

14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

C. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc

D. Đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn

15. Trong giai đoạn 1961 - 1965, ngành kinh tế được ưu tiên phát triển hàng đầu ở Miền Bắc là:

A. Nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt

B. Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng

C. Giao thông vận tải

D. Thương nghiệp, đặc biệt là thương nghiệp quốc doanh

16. Chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở Miền Nam trong những nắm 1961 - 1965 là

A. Chiến lược "Chiến tranh đơn phương"

B. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

C. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"

17. Để bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, Mĩ đã đề ra kế hoạch

A. Giôn xơn - Mác Namara

B. Xta lây - Xtaylo

C. Dồn dân lập "ấp chiến lược"

D. Tìm diệt và bình định

18. Một biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như "xương sống" của "chiến tranh đặc biệt" là

A. Lập các "khu trù mật"

B. Lập các "vành đai trắng" để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng

C. Dồn dân lập "ấp chiến lược"

D. Phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam 

19. Thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân ta trong chiến đấu chống "Chiến tranh đặc biệt" là

A. Chiến thắng Ấp Bắc

B. Chiến thắng Núi Thành

C. Chiến thắng Bình Giã

D. Chiến thắng Vạn Tường

20. Những chiến thắng làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ là

A. Ấp Bắc, Tua Hai, Bình Giã, Đồng Xoài

B. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài

C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài

D. Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp: Xem lại mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

Lời giải: Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Chọn D

Câu 2

Phương pháp: Xem lại mục  I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

Lời giải: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Chọn A

Câu 3

Phương pháp: Xem lại mục II. Miền Bắc hoàn toàn cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

Lời giải: Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công - nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”.

Chọn C

Câu 4

Phương pháp: Xem lại mục 1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

Lời giải: Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Chọn C

Câu 5

Phương pháp: Xem lại mục 1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

Lời giải: Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam vừa đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, vừa chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”,”bầu cử quốc hội” của Ngô Đình Diệm.

Chọn A

Câu 6

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

Lời giải

- Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định: để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

- Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ - Diệm.

Chọn B

Câu 7

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

Lời giải: 

Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ - Diệm.

Chọn D

Câu 8

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)

Lời giải: Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.

Chọn D

Câu 9

D. Một số địa phương ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

Lời giải:  Phong trào "Đồng khởi" diễn ra mạnh mẽ ở Bến Tre, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Chọn C

Câu 10

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

Lời giải: 

Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2-1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Chọn A

Câu 11

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

Lời giải: 

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào "Đồng khởi" làĐánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Chọn D

Câu 12

Phương pháp: Xem lại mục 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

Lời giải: 

Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội, đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền: chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

Chọn A

Câu 13

Phương pháp: Xem lại mục  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

Lời giải: 

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Đối với miền bắc, Đại hội khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Chọn B

Câu 14

Phương pháp: Xem lại mục 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

Lời giải: 

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Chọn D

Câu 15

Phương pháp: Xem lại mục 2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Lời giải:

Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, từ năm 1961 đến năm 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng ba lần so với năm 1960.

Chọn B

16

Phương pháp: Xem lại mục 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Lời giải: 

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).

Chọn B

Câu 17

Phương pháp: Xem lại mục 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Lời giải: Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

Chọn B

Câu 18

Phương pháp: Xem lại mục 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Lời giải: “Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”

Chọn C

Câu 19

Phương pháp: Xem lại mục 2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

Lời giải: 

Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) (ngày 2-1-1963), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Chọn A

Câu 20

Phương pháp: Xem lại mục 2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

Lời giải: 

- Trong đông – xuân 1964 - 1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa ngày 2-12-1964).

- Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.

- Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),... gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Chọn B

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 2 trang 115 SBT sử 12

    Giải bài 2 trang 115 sách bài tập Lịch sử 12. Miền Bắc đặt ra nhiệm vụ hoàn thành cải cách ruộng đất nhằm mục đích gì?

  • Bài 3 trang 115 SBT sử 12

    Giải bài 3 trang 115 sách bài tập Lịch sử 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được tiến hành trong

  • Bài 4 trang 116 SBT sử 12

    Giải bài 4 trang 116 sách bài tập Lịch sử 12. Nêu và phân tích nhiệm vụ của cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung

  • Bài 5 trang 116 SBT sử 12

    Giải bài 5 trang 116 sách bài tập Lịch sử 12. Chiến lược chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam

  • Bài 6 trang 117 SBT sử 12

    Giải bài 6 trang 117 sách bài tập Lịch sử 12. Nhân dân miền Nam chiến đấu đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.