Giải Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7 Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ..

I. Em đọc truyện "Tiếng gõ giữa đêm khuya"


Em đọc truyện "Tiếng gõ giữa đêm khuya" trang 35, 36, 37 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7. Cốc... cốc... cốc..! Tiếng gõ đều đặn mỗi buổi trưa trở thành âm thanh quen thuộc của con hẻm nghèo ....

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Gợi ý 1

Em bé là một đứa trẻ đi làm thuê - bán hủ tiếu cho chủ. Sự khốn khổ, vất vả của em bé đã được tác giả kể lại như thế nào ?

Lời giải chi tiết:

Sự khốn khổ, vất vả của em bé đã được tác giả kể lại :

“ Thằng bé thân hình gầy gò, lọt thỏm trong bộ quần áo thùng thình, gương mặt đen đúa, lầm lũi, bị người khác trêu chọc.”

“ Một bóng nhỏ ngập ngừng, chân thấp … đêm thanh vắng”.

“Một khuôn mặt xanh xao, co rúm hiện ra”.

“ Thằng bé bỗng khuỵ xuống, ngã vật xuống nền nhà”.

Gợi ý 2

Khi em bé bị cảm, mọi người đã quan tâm tới em như thế nào ?

Lời giải chi tiết:

Khi em bé bị cảm mọi người đã hỏi thăm em, lấy dầu gió xoa vào người em, nấu cháo cho em ăn, hỏi thăm gia đình em. Trước hoàn cảnh của em, mọi người vô cùng thương em và đồng cảm, quan tâm và đối xử tốt với em.

Gợi ý 3

Em bé đã được hưởng quyền gì của trẻ em ?


Lời giải chi tiết:

Em bé đã được hưởng quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em. Ngoài ra, em còn được hưởng quyền được yêu thương, tôn trọng nhân phẩm.

Em đọc truyện

Hướng dẫn đọc : Truyện có nhiều lời nói và đối thoại của một số nhân vật, vì vậy khi đọc cố diễn đạt tình cảm cho phù hợp với các nhân vật.

TIẾNG GÕ GIỮA ĐÊM KHUYA

Cốc ... cốc ... cốc ... ! Tiếng gõ đều đặn mỗi buổi trưa trở thành âm thanh quen thuộc của con hẻm nghèo. Bọn trẻ trong hẻm ùa ra tranh nhau í ới :

- Ê! Hủ tiếu! Ba tô nhanh lên nghe!

- Một tô! Một tô ở đây nữa nhé!

- Hủ tiếu ! Hủ tiếu! Hủ t … i … ế ... u ...

Thằng bé thân hình gầy gò, lọt thỏm trong bộ quần áo thủng thỉnh, gương mặt đen đúa lúc nào cũng ủ rũ, lầm lũi bước đi mặc lời trêu chọc.

Trời về khuya, con hẻm vắng tanh. Ánh đèn nê-ông đã quá hạn sử dụng hắt luồng sáng chặp chờn xuống mặt đường loang lổ. Một bóng nhỏ ngập ngùng, chân thấp, chân cao chập choạng rảo buớc. Đôi tay gầy guộc chập mạnh hai thanh tre vào nhau. Âm thanh lốc cốc vang lên rõ mồn một trong đêm thanh vắng.

Đồng hồ gõ đúng mười tiếng, Lan vươn vai đứng lên rời bàn viết. Cô uể oải bước ra cài then cửa, với tay định bật công tắc đèn ngủ, chợt cô chựng lại nghe ngóng. Hình như có tiếng khóc văng vẳng xen kẽ tiếng rên khe khẽ đâu đây ? Cô khẽ khàng mở cửa, thò đầu ra ngoài nhìn quanh quất. Tiếng thút thít nghe càng rõ. Cô phát hiện một bóng đen ngồi thu mình trong góc tối dưới mái hiên nhà bên cạnh. Lan bước tới, cái bóng bất động. Cô cúi thấp xuống, cố nhìn qua ánh sáng lờ mờ, chợt la lớn :

- Nhỏ! Sao em lại ngồi đây ?

Lại lặng im, cô đưa tay kéo nó đứng lên. Cái bóng rụt tay lại nhưng không kịp. Tiếng la của Lan đã khiến đám đông đang ngồi xem phim ở căn hộ cách đó không xa đổ xô lại. Anh thanh niên cao lớn tiến tới vực cái bóng dậy và đưa vào nhà Lan.

Một khuôn mặt xanh xao co rúm hiện ra duới ánh đèn. Mọi người xôn xao :

- Ủa, thằng hủ tiếu gõ đây mà!

Thằng bé bỗng khuỵu xuống và ngã vật trên nền nhà. Lan hốt hoảng :

- Sao thế nhỏ ? Em bị bệnh phải không ?

Chắc nó bị trúng gió rồi.

- Nè, em bệnh thế nào nói cho mọi người biết đi!

Thằng bé lắp bắp:

- Đau bụng ! Đau bụng lắm!

- Đau thế nào ? Có mắc đi nhà cầu không ?

Thằng bé khẽ lắc đầu, người đẫm mồ hôi.

Anh thanh niên bế xốc nó lên giường, Lan mở cúc áo của em nhỏ và ai đó đã nhanh tay đặt cạnh cô lọ dầu và đồng xu nhỏ. Lan xoa nhẹ lớp dầu và đẩy nhẹ đồng xu trên cái lưng gầy gò của thằng bé. Hơn mười lăm phút sau, khuôn mặt nó tỉnh hẳn. Bà cụ năm lên tiếng:  

- Nè nhỏ, cháu bệnh từ hồi nào ? Đã uống thuốc gì ?

- Con … con bị bệnh từ hồi trưa, đã uống thuốc nhưng lúc nãy mới tới đây tự dưng đau bụng quá, không đi nổi.

- Vậy mà không la lớn lên để mọi người biết. Bây giờ hãy nằm nghỉ một lát để bà kêu người cho ba cháu hay! Mà ba cháu có phải là cái ông bán hủ tiếu trên chiếc xe đẩy thường đặt ở ngã tư ngoài này không ?

- Ông không phải là ba con. Ông là chủ.

- Ủa vậy ba má cháu ở đâu ?

- Ba má con ở ngoài Quảng Ngãi.

- Trời đất! Vậy sao lại cho cháu theo người ta vào tận đây ?

- Nhà con đông người lắm, không đủ ăn, ba má cho theo cậu họ phụ bán hủ tiếu.

Nói xong, mắt thằng bé đỏ hoe. Mọi người yên lặng ngậm ngùi.

Từ sau hôm đó, cái bóng nhỏ không còn lầm lũi đi vào con hẻm. Thay vào đó là những bước chân sáo nhanh nhanh, đôi mắt không còn nhìn chăm chăm xuống mặt đường mà ngẩng lên với niềm vui lấp lánh. Bọn trẻ con trong hẻm thường chờ nó xuất hiện để bá cổ,nắm tay và đôi khi dúi vào tay nó quả chôm chôm, quả na hay vài quả nhãn. Cũng từ đêm hôm đó, tiếng chửi đổng giữa đêm khuya cũng không còn, nhưng lại có thêm nhiều tiếng thở dài đồng cảm. Đồng thời cũng có những đôi mắt trẻ thơ thao thức dõi theo tiếng lốc cốc nửa đêm mà ngậm ngùi thương cho chiếc bóng nhỏ bên đường.

NGUYỄN THU THỦY (Cánh diều đợi gió – NXB  Giáo dục, 2002)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí