Bài 8. Tốc độ chuyển động Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7>
Hãy tìm ví dụ minh họa cho hai cách xác định sự nhanh, chậm của chuyển động
8.1
Hãy tìm ví dụ minh họa cho hai cách xác định sự nhanh, chậm của chuyển động
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tốc độ chuyển động
Lời giải chi tiết:
- Ví dụ minh họa cho cách 1: Hai bạn Hương và Hoa cùng xuất phát chạy cùng nhau. Trong thời gian 10 s, bạn Hương chạy được quãng đường 70 m và bạn Hoa chạy được quãng đường 60 m. Trong cùng 1 khoảng thời gian, bạn Hương chạy được quãng đường nhiều hơn bạn Hoa. Vậy chuyển động của bạn Hương nhanh hơn chuyển động của bạn Hoa.
- Ví dụ minh họa cho cách 2: Bạn Trường và bạn Thành tham gia cuộc thi chạy 60m trong tiết thể dục. Thời gian của bạn Trường là 8,5 s, thời gian chạy của bạn Thành là 9,5s. Thời gian để chạy cùng một quãng đường của bạn Trường ít hơn bạn Thành. Vậy chuyển động của bạn Trường nhanh hơn chuyển động của bạn Thành.
8.2
Bạn A chạy 120 m hết 35 s. Bạn B chạy 140 m hết 40 s. Ai chạy nhanh hơn?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tốc độ chuyển động
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Bạn A: sA = 120 m, tA = 35 s
Bạn B: sB = 140 m, tA = 40 s
Bài giải
Tốc độ chạy của bạn A là:
\({v_A} = \frac{{{s_A}}}{{{t_A}}} = \frac{{120}}{{35}} = \frac{{24}}{7} \simeq 3,43m/s\)
Tốc độ chạy của bạn B là:
\({v_B} = \frac{{{s_B}}}{{{t_B}}} = \frac{{140}}{{40}} = \frac{7}{2} = 3,5m/s\)
Ta thấy 3,5 > 3,43.
Vậy bạn B chạy nhanh hơn bạn A.
8.3
a) Biết nữ vận động viên Việt Nam – Lê Tú Chinh đoạt Huy chương Vàng SEA Games 2019 chạy 100 m hết 11,54 s. Tính tốc độ của vận động viên này.
b) Lúc 8 h 30 min, bạn A đi bộ từ nhà đến siêu thị với tốc độ 4,8 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn A đến siêu thị dài 2,4 km. Hỏi A đến siêu thị lúc mấy giờ?
c) Bạn B đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ 12 km/h hết 20 min. Tính quãng đường từ nhà bạn B đến trường.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tốc độ chuyển động
Lời giải chi tiết:
a) Tóm tắt
s = 100 m
t = 11,54 s
v = ?
Bài giải
Tốc độ của vận động viên này là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{100}}{{11,54}} \simeq 8,67m/s\)
Vậy tốc độ của vận động viên là 8,67 m/s.
b) Tóm tắt
tđi = 8 h 30 min
v = 4,8 km/h
s = 2,4 km
Bài giải
Thời gian bạn A đi từ nhà đến siêu thị là:
\(t = \frac{s}{v} = \frac{{2,4}}{{4,8}} = 0,5h = 30\min \)
Thời điểm bạn A đến siêu thị là:
8 h 30 min + 30 min = 9 h
Vậy thời gian bạn A đi đến siêu thị là 30 min và thời điểm đến siêu thị là 9 h.
c) Tóm tắt
v = 12 km/h
t = 20 min =
s = ?
Bài giải
Quãng đường từ nhà bạn B đến trường là:
\(s = v.t = 12.\frac{1}{3} = 4km\)
Vậy quãng đường từ nhà bạn B đến trường là 4 km.
8.4
Hãy sắp xếp các tốc độ sau đây theo thứ tự từ lớn đến nhỏ:
- Tốc độ của một tàu hỏa: 54 km/h.
- Tốc độ bơi của một con cá: 6 000 cm/min.
- Tốc độ của một con đại bàng: 24 m/s.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tốc độ chuyển động
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
vtàu hỏa = 54 km/ h
vcá = 6 000 cm/ min
vđại bàng = 24 m/s
Bài giải
vtàu hỏa = 54 km/ h = 15 m/s
vcá = 6 000 cm/ min = 1 m/s
vđại bàng = 24 m/s
Sắp xếp các tốc độ theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là vđại bàng > vtàu hỏa > vcá
8.5
Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 7,5 km hết 0,5 h, người thứ hai đi quãng đường 600 m hết 2 min.
a) Người nào đi nhanh hơn?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc, tại cùng một địa điểm và đi cùng chiều thì sau 20 min, hai người cách nhau bao nhiêu km?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tốc độ chuyển động
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Người thứ nhất: s1 = 7,5 km = 7500 m; t1 = 0,5 h = 1800 s
Người thứ hai: s2 = 600 m; t2 = 2 min = 120 s
a) Ai đi nhanh hơn?
b) t = 20 min = 1200 s,
Bài giải
a) Tốc độ của người thứ nhất là
\({v_1} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{7500}}{{1800}} \approx 4,167\,m/s\)
Tốc độ của người thứ hai là
\({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{600}}{{120}} = 5\,m/s\)
Ta thấy: v2 > v1 người thứ hai đi nhanh hơn người thứ nhất
b) Sau 20 min, người thứ nhất đi được quãng đường là
S1 = v1 . t = 4,167 . 1200 = 5000,4 m
Sau 20 min, người thứ hai đi được quãng đường là
S2 = v2 . t = 5 . 1200 = 6000 m
Hai người cách nhau một khoảng \(\Delta S = {S_2} - {S_1} = 6000 - 5000,4 = 999,6\,m\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7