Bài 25. Hô hấp tế bào trang 18, 19 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7>
Quan sát hình sau và kể tên các chất tham gia vào quá trình hô hấp và sản phẩm được tạo ra từ quá trình này.
CH tr 18 25.1
Quan sát hình sau và kể tên các chất tham gia vào quá trình hô hấp và sản phẩm được tạo ra từ quá trình này.
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào với sự tham gia của khí oxygen mà các phân tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) được phân giải thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của tế bào.
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể, ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực.
Lời giải chi tiết:
Chất tham gia: Oxygen (O2) và glucose.
Sản phẩm tạo thành: Carbon dioxide, nước và năng lượng (ATP + nhiệt năng).
CH tr 18 25.2
Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào.
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào với sự tham gia của khí oxygen mà các phân tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) được phân giải thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của tế bào.
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể, ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực.
Lời giải chi tiết:
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
- Phương trình hô hấp:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
CH tr 18 25.3
Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể.
Phương pháp giải:
Nắm được vai trò của hô hấp với tế bào và cơ thể
Lời giải chi tiết:
Chuyển hóa năng lượng ở dạng khó sử dụng (năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ) thành năng lượng dễ sử dụng (ATP) để cung cấp nhanh chóng và kịp thời cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.
Nếu hô hấp tế bào ngừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động sống.
CH tr 18 25.4
Sử dụng các cụm từ: Glucose, Carbon dioxide, ATP, Nước, Oxygen thay thế cho các dấu (?) trong các phương trình dưới đây.
Phương pháp giải:
Phương trình hô hấp:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
Phương trình tổng hợp chất hữu cơ (đồng hóa carbon):
Carbon dioxide + Nước → Glucose + Oxygen
- Quá trình tổng hợp chất hữu cơ đã tạo ra nguyên liệu cho hô hấp.
- Hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ như glucose tạo thành nước, carbon dioxide và năng lượng.
Lời giải chi tiết:
CH tr 19 25.5
Tại sao nói tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau?
Phương pháp giải:
Nắm được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải
Lời giải chi tiết:
- Tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau: Quá trình tổng hợp là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ những chất đơn giản, tích lũy năng lượng. Còn phân giải là quá trình phân giải các chất phức tạp để tạo thành các chất đơn giản, giải phóng năng lượng.
- Tổng hợp và phân giải chất hữu cơ phụ thuộc lẫn nhau: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ đã tạo ra nguyên liệu cho quá trình phân giải. Quá trình phân giải sẽ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào trong đó có hoạt động tổng hợp.
CH tr 19 25.6
Chọn từ/cụm từ cho sẵn (chất hữu cơ, ti thể, glucose, nhân thực) điền vào chỗ (...) trong các câu sau cho phù hợp.
Hô hấp tế bào xảy ra ở ………….. Đây là bào quan trong tế bào của sinh vật …………..
Trong hô hấp tế bào, ………….. sẽ được phân giải để giải phóng ra năng lượng ATP. ………….. là chất hữu cơ chủ yếu cung cấp năng lượng cho hầu hết các tế bào.
Lời giải chi tiết:
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể. Đây là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực.
Trong hô hấp tế bào, chất hữu cơ sẽ được phân giải để giải phóng ra năng lượng ATP. Glucose là chất hữu cơ chủ yếu cung cấp năng lượng cho hầu hết các tế bào.
CH tr 19 25.7
Xác định tính đúng, sai của các nhận định trong bảng sau bằng cách ghi từ Đúng hoặc Sai vào ô bên cạnh.
Lời giải chi tiết:
CH tr 19 25.8
Tìm từ phù hợp thay cho số (1) và số (2) trong sơ đồ sau đây:
Lời giải chi tiết:
(1) Đồng hóa (Tổng hợp)
(2) Dị hóa (Phân giải).
- Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 20, 21, 22 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 27. Thực hành hô hấp tế bào trang 23, 24 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 25, 26, 27, 28 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 29, 30, 31, 32 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 33, 34, 35, 36 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7