Bài 36. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trang 54, 55, 56 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7>
Quan sát hình dưới, thực hiện các yêu cầu sau:
CH tr 54 36.1
Quan sát hình dưới, thực hiện các yêu cầu sau:
Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển.
Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiện sự phát triển?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và nhớ lại kiến thức về sinh trưởng và phát triển
Lời giải chi tiết:
Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển:
- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
- Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch:
- Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam: sự tăng kích thước thân, sự tăng kích thước rễ, sự tăng kích thước lá, sự tăng kích thước quả và hạt,…
- Dấu hiệu thể hiện sự phát triển ở cây cam: sự nảy mầm thành cây con, sự ra rễ, sự ra lá, sự ra cành, sự ra hoa, sự ra quả, sự ra hạt,…
- Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở con ếch: sự tăng lên về kích thước, khối lượng của cơ thể,…
- Dấu hiệu thể hiện sự phát triển ở con ếch: sự hình thành các cơ quan và phát sinh hình thái của ấu trùng, sự hình thành chân trong giai đoạn chuyển từ giai đoạn ấu trùng sang giai đoạn ếch trưởng thành, sự hình thành các đặc điểm sinh dục ở ếch trưởng thành,…
CH tr 55 36.2
Quan sát hình 36.1SGK và thực hiện các yêu cầu sau:
Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch.
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về sinh trưởng và phát triển
Lời giải chi tiết:
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch:
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: Hạt → Hạt nảy mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả.
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con ếch: Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch con → Ếch trưởng thành.
CH tr 55 36.3
Quan sát hình dưới và hoàn thành nội dung trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về các loại mô phân sinh
Lời giải chi tiết:
CH tr 55 36.4
Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên?
Phương pháp giải:
Thực vật cần dài ra và to lên để sinh trưởng và phát triển
Lời giải chi tiết:
Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên hoạt động liên tục sản sinh ra các tế bào mới trong suốt đời sống của chúng (ngoại trừ thời kì nghỉ/ngủ).
CH tr 56 36.5
Các hiện tượng dưới đây thể hiện quá trình sinh trưởng hay phát triển của sinh vật? Đánh dấu x vào ô thích hợp để hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Nhớ lại lý thuyết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Lời giải chi tiết:
CH tr 56 36.6
Người ta dùng một cái đinh đóng vào thân một cây gỗ lâu năm (có chiều cao khoảng 5m) ở vị trí cách mặt đất 1m. Giả sử, mỗi năm cây tăng trưởng chiều cao trung bình thì là 1m thì sau 3 năm khoảng cách từ cái đinh đó đến mặt đất là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Cây cao lên là nhờ cô mô phân sinh đỉnh nằm ở phía ngọn cây
Lời giải chi tiết:
Qua các năm, khoảng cách từ cái đinh đó đến mặt đất không đổi vì cây cao lên do mô phân sinh đỉnh (phía ngọn cây).
CH tr 56 36.7
An được bác hàng xóm cho một cây bầu về trồng, bạn rất vui và chăm sóc cây bầu rất chu đáo. Không phụ công chăm sóc của An, cây bầu lớn rất nhanh, chẳng mấy chốc đã phủ kín cả giàn, xanh tốt mơn mởn. Nhưng cây bầu của An mãi không ra hoa, trong khí đó cây bầu nhà bác hàng xóm rất sai quả. Theo em, tại sao cây bầu nhà An lại chậm ra hoa? An nên làm gì để cây bầu ra hoa và đậu quả?
Phương pháp giải:
Cần hiểu và nhớ lại lý thuyết sinh trưởng của cây theo từng giai đoạn để bón phân hợp lý
Lời giải chi tiết:
Cây bầu nhà An lại chậm ra hoa nhưng lá lại xanh tốt có thể là do chế độ phân bón chưa hợp lí (phân bón chứa nhiều đạm nhưng lại ít lân và kali) khiến cây bầu kéo dài pha sinh trưởng, chậm pha sinh sản.
Biện pháp để cây bầu ra hoa và đậu quả:
- Thực hiện bón bổ sung phân lân và kali
- Thực hiện một số biện pháp kĩ thuật như cắt ngọn chính, chỉ giữ lại các nhánh phụ; rạch gốc để nhét mảnh sành hay viên đá vào giữa;…
- Thực hiện biện pháp siết nước 2 – 3 ngày.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7