Bài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 42, 43 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7>
Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
CH tr 42 32.1
Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
Lời giải chi tiết:
CH tr 42 32.2
Giải thích kết quả của các thí nghiệm và rút ra kết luận.
-
Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước:
-
Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước:
Phương pháp giải:
Từ kết quả thí nghiệm, giải thích được các hiện tượng xảy ra
Lời giải chi tiết:
Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
Giải thích: Nước sẽ vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ của cây nhờ động lực thoát hơi nước của lá.
Kết luận:
-
Mạch gỗ của cây có vai trò vận chuyển nước.
-
Nước được vận chuyển trong cây nhờ lực thoát hơi nước ở lá.
Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
Giải thích: Nước sẽ vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ của cây nhờ động lực thoát hơi nước của lá.
Kết luận:
-
Mạch gỗ của cây có vai trò vận chuyển nước.
-
Nước được vận chuyển trong cây nhờ lực thoát hơi nước ở lá.
CH tr 42 32.3
Tại sao trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước lại cần phải sử dụng nước pha màu?
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm chứng minh nước vận chuyển trong thân để thấy sự thay đổi màu
Lời giải chi tiết:
Chúng ta cần sử dụng nước có pha thêm màu vì:
-
Phân biệt lượng nước được cây hút lên trong quá trình tiến hành thí nghiệm và lượng nước có sẵn trong cây.
-
Màu sắc của nước pha gúp ta dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm hơn.
CH tr 43 32.4
Tại sao trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây?
Phương pháp giải:
Tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận
Lời giải chi tiết:
Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước ta sử dụng túi nylon trong suốt trùm toàn bộ phần lá cây vì:
-
Túi trong suốt sẽ cho ánh sáng đi qua, duy trì ổn định quá trình quang hợp của cây → Khí khổng mở → quá trình thoát hơi nước của cây diễn ra bình thường.
-
Túi trong suốt sẽ giúp chúng ta quan sát hiện tượng hơi nước bám trên thành túi dễ dàng hơn.
-
Ta cần trùm kín toàn bộ phần lá cây để tránh thất thoát hơi nước, thí nghiệm sẽ khó quan sát hơn.
CH tr 43 32.5
Tại sao trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước lại phải ngắt toàn bộ lá cây ở một chậu?
Phương pháp giải:
Cây xảy ra hiện tượng thoát hơi nước nên cần phải ngắt toàn bộ lá cây
Lời giải chi tiết:
Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước lại phải ngắt toàn bộ lá cây ở một chậu để làm ngừng quá trình thoát hơi nước qua lá của cây này. Điều này sẽ chứng tỏ được khi cây khoai lang không có lá thì sự thoát hơi nước hầu như không xảy ra.
CH tr 43 32.6
Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nếu trùm và buộc kín túi nylon cả chậu cây (bao gồm cả chậu đất trồng cây) thì kết quả thí nghiệm còn chính xác không?
Phương pháp giải:
Tiến hành thí nghiệm và nêu kết quả
Lời giải chi tiết:
Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, nếu trùm và buộc kín túi nylon cả chậu cây (bao gồm cả chậu đất trồng cây) thì kết quả thí nghiệm không còn chính xác.
Giải thích: Đất ẩm cũng có quá trình nước bốc hơi nên nếu trùm túi nylon cả phần chậu đất trồng thì ở cây khoai lang không có lá vẫn có hơi nước bám trong túi. Điều này ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Câu 7
Ở thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, để rút ngắn thời gian thí nghiệm, nên dùng mẫu vật là những cây có đặc điểm thân như thế nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Để rút ngắn thời gian thí nghiệm, nên sử dụng những mẫu vật thân ngắn.
Lời giải chi tiết:
Ở thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, để rút ngắn thời gian thí nghiệm, nên dùng mẫu vật là những cây có đặc điểm thân ngắn, không có nhiều cành trên thân, mạch gỗ lớn.
Giải thích: Những cây có đặc điểm thân ngắn, không có nhiều cành trên thân, mạch gỗ lớn thì sẽ có quá trình vận chuyển nước và các chất diễn ra tương đối nhanh. Nhờ đó, tốc độ di chuyển của nước từ thân lên lá, hoa nhanh, rút ngắn được thời gian thí nghiệm.
- Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và và chuyển hóa năng lượng trang 5, 6, 7 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 22. Quang hợp ở thực vật trang 8, 9, 10 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp trang 11, 12, 13, 14 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật trang 37, 38, 39, 40, 41 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 33, 34, 35, 36 Vở thực hành khoa học tự nhiên 7
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 19. Từ trường Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 18. Nam châm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7