Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6>
Quan sát và trả lời.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
51.1
Quan sát và trả lời.
a) Chỉ ra những chi tiết trong hình trên có sự lãng phí năng lượng.
b) Em hãy đưa ra các gợi ý giúp điều chỉnh hoặc khắc phục sự lãng phí năng lượng đó.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Tiết kiệm năng lượng
Lời giải chi tiết:
a) Những chi tiết trong hình trên có sự lãng phí năng lượng:
- Bóng đèn đang bật gây lãng phí năng lượng điện.
- Nồi/xoong không đậy nắp gây lãng phí nhiệt năng.
- Tivi không xem nhưng vẫn bật gây lãng phí năng lượng điện.
- Hai nồi đun sôi nhưng không cho nhỏ lửa hoặc tắt gây lãng phí năng lượng điện và nhiệt.
- Ấm nước đun sôi nhưng không rút phích gây lãng phí điện.
b) Gợi ý giúp điều chỉnh hoặc khắc phục sự lãng phí năng lượng đó:
- Bóng đèn đang bật gây lãng phí năng lượng điện. Vì đang là ban ngày nên mở cửa ra để nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu sáng phòng.
- Nồi/xoong không đậy nắp gây lãng phí nhiệt năng. Nên khi đun cần đậy nắp để nấu chín thức ăn nhanh hơn.
- Tivi không xem nhưng vẫn bật gây lãng phí năng lượng điện. Cần tắt tivi khi không sử dụng.
- Hai nồi đun sôi nhưng không cho nhỏ lửa hoặc tắt gây lãng phí năng lượng điện và nhiệt. Nếu muốn ninh thức ăn cho nhừ thì cho nhỏ lửa, hoặc không cần ninh thì tắt khi thức ăn đã chín.
- Ấm nước đun sôi nhưng không rút phích gây lãng phí điện. Có thể ấm điện có chế độ tự ngắt, nhưng để tiết kiệm điện và an toàn khi dùng điện, ta vẫn nên ngắt hẳn điện cho các thiết bị điện khi không dùng.
51.2
Hãy nêu một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Tiết kiệm năng lượng
Lời giải chi tiết:
- Một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng xảy ra trong lớp học, trong nhà trường:
+ Ban ngày, bật tất cả các đèn học trong lớp.
+ Trời không nóng, nhưng tất cả các quạt đều mở.
+ Lấy nhiều nước uống nhưng uống không hết nên phải đổ đi.
+ Vặn vòi nước rửa không chặt.
51.3
Nêu một vài biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Tiết kiệm năng lượng
Lời giải chi tiết:
- In tờ thông báo:
+ Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
+ Ngắt hẳn nguồn điện khi không dùng tới.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của các bạn học sinh về tiết kiệm năng lượng trong lớp học.
- Tổ chức cuộc thi vẽ báo tường về tiết kiệm năng lượng trong nhà trường và lớp học.
51.4
Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?
a) Sử dụng ánh nắng Mặt Trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.
b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.
c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.
d) Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
e) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.
g) Bật tivi xem cả ngày.
h) Tắt vòi nước trong khi đánh răng.
i) Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,….) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Tiết kiệm năng lượng
Lời giải chi tiết:
Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng:
a) Sử dụng ánh nắng Mặt Trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.
b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.
c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.
d) Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
e) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.
h) Tắt vòi nước trong khi đánh răng.
i) Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,….) đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế.
51.5
Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng ở cột 1 và đánh dấu “X” vào các cột thích hợp trong bảng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Tiết kiệm năng lượng
Lời giải chi tiết:
Biện pháp |
Tiết kiệm điện |
Tiết kiệm nước |
Tiết kiệm nhiên liệu |
Dùng nguồn năng lượng tái tạo. |
a) Sử dụng ánh nắng Mặt Trời để làm khô quần áo. |
X |
X |
X |
|
b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt. |
X |
X |
X |
|
c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày. |
X |
X |
X |
|
d) Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. |
X |
X |
||
e) Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách. |
X |
X |
||
g) Bật tivi xem cả ngày. |
||||
h) Tắt vòi nước trong khi đánh răng. |
X |
X |
X |
|
i) Thu gom các vật dụng đã dùng có thể tái sử dụng hoặc tái chế. |
X |
51.6
Bảng dưới đây cho biết số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của một số bóng đèn có độ sáng như nhau.
a) Dựa vào bảng số liệu về hai loại bóng đèn, em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn trên trong 1 năm.
b) Em hãy nêu ý kiến của mình về việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Cho biết giá điện là 1500 đồng/kw.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Tiết kiệm năng lượng
Lời giải chi tiết:
- Số giờ thắp sáng bóng đèn trong 1 năm là:
365 . 12 = 4 380 (giờ)
- Xét bóng đèn dây tóc:
+ Mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1 000h, để thắp sáng 4 380 giờ cần tối thiểu số bóng là: n1 = 4380/1000 = 5 (bóng đèn)
+ Số tiền mua bóng đèn dây tóc là: 5000 . 5 = 25000 (đồng)
+ Tiền điện phải trả = (số giờ dùng 1 năm) x (số điện năng tiêu thụ trong 1 giờ) x (số tiền phải trả) = 4 380 . 0,075 . 1500 = 492750 đồng
Tổng toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả khi dùng bóng đèn dây tóc là: 25000 + 492750 = 517750 đồng
- Xét bóng đèn compact:
+ Mỗi bóng đèn compact có thời gian thắp sáng tối đa là 5 000h, để thắp sáng 4 380 giờ cần tối thiểu số bóng là: n1 = 4380/5000 = 1 (bóng đèn)
+ Số tiền mua bóng compact là: 40 000 . 1 = 40 000 (đồng)
+ Tiền điện phải trả = (số giờ dùng 1 năm ) x (số điện năng tiêu thụ trong 1 giờ) x (số tiền phải trả) = 4 380 . 0,020 . 1500 = 131400 đồng
Tổng toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả khi dùng bóng đèn compact là: 40000 + 131400 = 171400 đồng
b)
Như vậy, ta thấy sử dụng bóng đèn compact vừa tiết kiệm điện năng vừa tiết kiệm chi phí trả tiền điện là : 517750 – 171400 = 346 350 (đồng)
- Bài 50. Năng lượng tái tạo Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 49. Năng lượng hao phí Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 48. Sự chuyển hóa năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 47. Một số dạng năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 46. Năng lượng và sự truyền năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6