Bài 5. Đo chiều dài Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6>
Quan sát hình bên, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? Muốn biết chính xác, ta phải làm gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
5.1
Quan sát hình bên, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? Muốn biết chính xác, ta phải làm gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
- Quan sát hình trên, em thấy đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng CD.
- Muốn biết chính xác, ta phải dùng thước đo chiều dài của hai đoạn thẳng.
5.2
Trong thực tế, để đo các chiều dài sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào? Em hãy trả lời bằng cách điền các đơn vị đo thích hợp vào cột 2 trong bảng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
5.3
Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước đo trong hình dưới bằng cách hoàn thành các thông tin trong bảng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
5.4
Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
Việc ước lượng chiều dài trước khi đo giúp ta chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp với độ dài cần đo.
5.5
Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong hình dưới.
Em hãy phân tích và nêu nhận xét về đặt thước và đặt mắt của bạn. Hãy chỉ các lỗi (nếu có) trong phép đo này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
- Phân tích về cách đặt thước:
+ Thước được đặt dọc theo chiều dài của vật.
+ Vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
⇒ Cách đặt thước của bạn là chính xác
- Phân tích cách đặt mắt: Mắt nhìn theo hướng không vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
⇒ Cách đặt mắt của bạn là không chính xác.
- Lỗi của bạn là mắt nhìn sai hướng khi đọc số đo của vật.
5.6
a) Chọn thước đo thích hợp (ở cột 1) để đo các chiều dài tương ứng (cột 2) trong bảng dưới đây.
b) Giải thích sự lựa chọn của em.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
a) Chọn thước đo thích hợp: 1 – B; 2 – C; 3 – A.
b) Giải thích: Chiều dài cuốn sách thì không quá 50 cm; bảng có chiều dài tầm vài mét, cốc hình trụ nên muốn đo chu vi cần dùng thước dây.
5.7
Làm thế nào để đo được độ dày của một tờ giấy chỉ với một thước thẳng?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
- Vì một tờ giấy rất mỏng, không thể dùng thước đo được. Nên theo bài, có 500 tờ giấy thì chúng ta xếp chồng lên nhau để đo độ dày của 500 tờ. Khi đó độ dày 1 tờ giấy bằng kết quả đo được chia cho 500.
- Ước lượng: cần chọn thước kẻ có GHĐ 20 -50 cm, ĐCNN là 1 mm.
- Đặt sấp giấy ra sát mép bàn, đặt vạch số 0 của thước ngang với một đầu của bề dày.
- Mắt đặt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia.
- Đọc kết quả.
5.8
Trong giờ ngoại khóa, giáo viên yêu cầu em và các bạn trong nhóm xác định chu vi của một chiếc bút chì.
a) Em hãy đề xuất cách đo:…………………………………………
b) Em sẽ dùng các dụng cụ đo nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đo chiều dài
Lời giải chi tiết:
a) Em hãy đề xuất cách đo: Dùng thước dây quấn 1 vòng quanh bút chì hoặc em có thể đo đường kính của bút chì, sau đó áp dụng công thức:
Chu vi = π.d
b)
Cách 1: Em dùng thước dây có GHĐ là 1 mm, ĐCNN là 100 cm.
Cách 2: Dùng thước kẹp có GHĐ là:1 mm, ĐCNN là 15 cm.
- Bài 6. Đo khối lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 7. Đo thời gian Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 8. Đo nhiệt độ Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 4. Sử dụng kính hiển vi quang học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 3. Sử dụng kính lúp Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6