Bài 42. Biến dạng của lò xo Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6>
Bốn vật có biến dạng giống lò xo:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
42.1
Bốn vật có biến dạng giống lò xo:
1………; 2………; 3………; 4………
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biến dạng của lò xo
Lời giải chi tiết:
Bốn vật có biến dạng giống lò xo:
1. dây chun
2. lưỡi cưa tay
3. cây tre
4. quả bóng cao su
42.2 Câu 1
Thực hành đo độ dãn của lò xo
1. Dự đoán về mối liên hệ giữa độ giãn của lò xo và khối lượng vật treo:……….
…………………………………………………………………………………….
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biến dạng của lò xo
Lời giải chi tiết:
1. Dự đoán về mối liên hệ giữa độ giãn của lò xo và khối lượng vật treo: Khi m tăng lên 2, 3 lần thì Δl cũng tăng lên 2, 3 lần.
42.2 Câu 2
2. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán:
Mẫu kết quả đo:
Số vật treo vào lò xo |
Tổng khối lượng vật treo (g) |
Chiều dài ban đầu của lò xo (mm) |
Chiều dài của lò xo khi bị dãn (mm) |
Độ dãn của lò xo (mm) |
1 |
m1= |
l0 = |
l1 = |
Δl1 = |
2 |
m2 = |
l0 = |
l2 = |
Δl2 = |
3 |
m3 = |
l0 = |
l3 = |
Δl3 = |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biến dạng của lò xo
Lời giải chi tiết:
2.
42.2 Câu 3
3. Kết luận: …………………………………………………….
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biến dạng của lò xo
Lời giải chi tiết:
3. Kết luận: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
42.3 Câu 1
1. Hãy điền các độ lớn cần ghi vào chỗ trống.
m (g) |
10 |
20 |
30 |
40 |
50 |
60 |
l (cm) |
25,5 |
26,5 |
27 |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biến dạng của lò xo
Lời giải chi tiết:
1.
- Độ dãn của lò xo khi treo vật có khối lượng 10 g là:
Δl = 25,5 - 25 = 0,5cm
=> Khi treo vật có khối lượng m = 10 g thì lò xo dãn 0,5 cm.
- Khi treo vật có khối lượng m = 20 g thì lò xo dãn: 0,5 x 2 = 1 cm.
=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 20g là: 25 + 1 = 26 cm.
- Khi treo vật có khối lượng m = 50 g thì lò xo dãn: 0,5 x 5 = 2,5 cm.
=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 50g là: 25 + 2,5 = 27,5 cm.
- Khi treo vật có khối lượng m = 60 g thì lò xo dãn: 0,5 x 6 = 3 cm.
=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 50g là: 25 + 0,5 x 6 = 28 cm.
Em hoàn thành bảng như sau:
m (g) |
10 |
20 |
30 |
40 |
50 |
60 |
l (cm) |
25,5 |
26 |
26,5 |
27 |
27,5 |
28 |
42.3 Câu 2
2. Hãy quan sát, mô tả (mặt trước và bên trong) của cân lò xo và giải thích tại sao cân này có thể dùng để đo khối lượng của vật.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biến dạng của lò xo
Lời giải chi tiết:
2.
- Cấu tạo của cân lò xo gồm các bộ phận:
+ Lò xo.
+ Thanh răng.
+ Thanh ngang.
+ Bánh răng.
+ Bộ khung đỡ lò xo.
+ Kim chỉ thị.
+ Mặt đồng hồ khắc vạch số.
+ Vỏ bảo vệ.
+ Đĩa cân.
+ Móc treo.
- Khi cân vật, trọng lượng của vật sẽ cân bằng với độ lớn của lực đàn hồi. Bên trong cân các bộ phận: bánh răng, thanh răng sẽ chuyển đổi chuyển động thẳng của lò xo (do bị biến dạng) sang chuyển động xoay tròn của kim chỉ trên mặt đồng hồ. Người ta để cân với mặt số chia độ theo kilôgam thay cho việc chia độ theo Niuton tuân theo biểu thức: m = P/10 vì trong cuộc sống người ta cần biết khối lượng của vật.
42.4
Nếu treo vật khối lượng 0,5 kg vào một lò xo dài được treo thẳng đứng trên giá đỡ thì lò xo có độ dài là 6 cm. Nếu treo vật khối lượng 1 kg vào lò xo thì lò xo có độ dài là 10 cm. Hỏi nếu treo vào lò xo vật có khối lượng 0,7 kg thì lò xo có độ dài bao nhiêu cm?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biến dạng của lò xo
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ treo vật khối lượng 0,5 kg vào lò xo thì lò xo có độ dài là 6 cm
+ treo vật khối lượng 1 kg vào lò xo thì lò xo có độ dài là 10 cm
=> khi treo thêm vật khối lượng 0,5kg thì lò xo dài thêm:
10 – 6 = 4 cm
=> chiều dài ban đầu của lò xo là
6 – 4 = 2 cm
Mặt khác, độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
=> Treo vật khối lượng 0,5kg vào lò xo thì lò xo dãn 4cm
Treo vật khối lượng 0,7kg vào lò xo thì lò xo dãn thêm
0,7.4 / 0,5 = 5,6cm
Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 0,7kg là:
2 + 5,6 = 7,6cm
- Bài 43. Trọng lượng, lực hấp dẫn Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 44. Lực ma sát Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 45. Lực cản của nước Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 41. Biểu diễn lực Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 40. Lực là gì? Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6