Bài 2. An toàn trong phòng thực hành Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6>
Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
2.1
Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức liên quan đến an toàn trong phòng thực hành
Lời giải chi tiết:
Những hoạt động không an toàn:
- Không sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, ...) khi làm thí nghiệm.
- Ăn, uống, nô đùa khi đang cầm hóa chất trên tay.
- Tự ý làm thí nghiệm khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Làm đổ hóa chất ra mặt bàn.
2.2
Em hãy cho biết mỗi biển báo dưới dây có ý nghĩa gì? Cả 3 biển báo này có đặc điểm gì chung? Cho biết các biển báo đều có viền có màu đỏ.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức liên quan đến an toàn trong phòng thực hành
Lời giải chi tiết:
a) Cấm sử dụng nước uống.
b) Cấm lửa.
c) Cấm ăn uống trong phòng thí nghiệm.
- Đặc điểm chung của 3 biển báo: Đều là biển báo cấm.
2.3
Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức liên quan đến an toàn trong phòng thực hành
Lời giải chi tiết:
- Đeo kính bảo vệ mắt: Tránh hóa chất bắn vào mắt.
- Đeo gang tay và mặc áo choàng: Tránh hóa chất bắn vào người gây bỏng hoặc hóa chất độc dính vào da.
2.4
a) Tại sao chúng ta cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành?
b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, nguy hiểm về điện ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức liên quan đến an toàn trong phòng thực hành
Lời giải chi tiết:
a) Cần tuân thủ những nội quy, quy định trong phòng thực hành để:
- Hoàn thành tốt bài học giáo viên yêu cầu.
- Tránh những rủi ro và tai nạn có thể xảy ra tới bản thân và người khác.
b) Nội dung ứng với mỗi kí hiệu trong hình:
Hình a) Cảnh báo về điện cao thế.
Hình b) Cảnh báo về chất ăn mòn.
Hình c) Cảnh báo về chất độc.
Hình d) Cảnh báo về chất độc sinh học.
2.5
Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c,…) vào đúng cột: cột (1) là “An toàn” và cột (2) là “Không an toàn”.
a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, ...).
b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.
e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.
g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.
h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức liên quan đến an toàn trong phòng thực hành
Lời giải chi tiết:
- Bài 3. Sử dụng kính lúp Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 4. Sử dụng kính hiển vi quang học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 5. Đo chiều dài Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 6. Đo khối lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 7. Đo thời gian Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 55. Ngân Hà Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 53. Mặt Trăng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6
- Bài 51. Tiết kiệm năng lượng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6