SBT Địa lí 12 - giải SBT Địa lí 12 - CTST Chương 4: Địa lí các vùng kinh tế

Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ- SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo


Tỉnh nào của Bắc Trung Bộ giáp vùng Đồng bằng sông Hồng?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 1

Câu 1 trang 87 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 1 trang 87 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Tỉnh nào của Bắc Trung Bộ giáp vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Thanh Hoá.                                                       

B. Nghệ An.

C. Hà Tĩnh.                                                        

D. Quảng Bình.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Thanh Hoá giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 1 2

Câu 1 trang 87 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 2 trang 87 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Tỉnh nào của Bắc Trung Bộ thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Hà Tĩnh.                                                           

B. Quảng Bình.

C. Quảng Trị.                                                    

D. Thừa Thiên Huế.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh thành: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Câu 1 3

Câu 1 trang 87 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 3 trang 87 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Ý nào dưới đây không đúng về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ?

A. Tất cả các tỉnh đều có biển.

B. Tất cả các tỉnh đều giáp Lào.

C. Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.

D. Giáp Tây Nguyên ở phía nam.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Bắc Trung Bộ giáp Duyên hải Nam Trung Bộ ở phía nam.

Câu 1 4

Câu 1 trang 87 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 4 trang 87 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Thứ tự các tỉnh của Bắc Trung Bộ từ Bắc xuống Nam là

A. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

C. Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.

D.Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Thứ tự các tỉnh của Bắc Trung Bộ từ Bắc xuống Nam là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Câu 1 5

Câu 1 trang 87 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 5 trang 87 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Ý nào dưới đây đúng về đặc điểm dân cư của Bắc Trung Bộ?

A. Chiếm hơn 20% số dân cả nước (năm 2021).

B. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển.

C. Có tỉ lệ dân thành thị cao.

D. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm dưới 40% (năm 2021).

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Dân cư Bắc Trung Bộ tập trung ở khu vực đồng bằng ven biển, thưa thớt ở khu vực núi phía tây.

Câu 2

Trả lời câu hỏi Câu 2 trang 88 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Hoàn thành thông tin về thế mạnh và hạn chế của tự nhiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở các khu vực địa hình Bắc Trung Bộ vào sơ đồ dưới đây.

Hoàn thành thông tin về thế mạnh và hạn chế của tự nhiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp

Lời giải chi tiết:

Hoàn thành thông tin về thế mạnh và hạn chế của tự nhiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp

Câu 3

Trả lời câu hỏi Câu 3 trang 89 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 27.2 trang 116 SGK, hoàn thành thông tin về sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính của Bắc Trung Bộ vào bảng dưới đây.

Tỉnh

Trồng trọt

Chăn nuôi

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Cây ăn quả

Thanh Hoá

 

 

 

 

Nghệ An

 

 

 

 

Hà Tĩnh

 

 

 

 

Quảng Bình

 

 

 

 

Quảng Trị

 

 

 

 

Lời giải chi tiết:

Tỉnh

Trồng trọt

Chăn nuôi

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Cây ăn quả

Thanh Hoá

Lúa

Lạc, mía

 

Trâu, lợn, bò, gà

Nghệ An

Lúa

Cà phê, chè, lạc, mía

Cam, bưởi

Trâu, lợn, bò, gà

Hà Tĩnh

Lúa

Chè

Cam, bưởi

Trâu, bò, gà

Quảng Bình

 

Cao su, hồ tiêu

 

Lợn, bò

Quảng Trị

 

Cà phê, cao su, hồ tiêu

 

Lợn

Thừa Thiên Huế

Lúa

Cao su

 

 

Câu 4

Trả lời câu hỏi Câu 4 trang 89 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bảng 27.2 trang 117 SGK, hãy:

1. Tính cơ cấu diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2010 – 2021 và hoàn thành thông tin vào bảng dưới đây.

Cơ cấu diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị:. . . . . .)

Năm

2010

2015

2021

Tổng diện tích

100

100

100

– Rừng tự nhiên

 

 

 

– Rừng trồng

 

 

 

2. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ, năm 2010 và 2021.

Lời giải chi tiết:

1. Tính:

Cơ cấu diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2021

Tổng diện tích

100

100

100

– Rừng tự nhiên

75

73,3

71

– Rừng trồng

25

26,7

29

2. Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ,

năm 2010 và 2021

Dựa vào bảng 27.2 trang 117 SGK, hãy: Tính cơ cấu diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ

- Cách tính bán kính:

Dựa vào bảng 27.2 trang 117 SGK, hãy: Tính cơ cấu diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ

Câu 5

Trả lời câu hỏi Câu 5 trang 90 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với xu hướng phát triển ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ.

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với xu hướng phát triển ngành lâm nghiệp

Lời giải chi tiết:

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với xu hướng phát triển ngành lâm nghiệp

Câu 6

Trả lời câu hỏi Câu 6 trang 90 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (.....) để hoàn thành đoạn thông tin về ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ.

Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thông tin về ngành thuỷ sản

Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển ............. với trữ lượng thuỷ sản và diện tích nuôi trồng lớn. Các tỉnh của Bắc Trung Bộ đều có .............. với tính đa dạng sinh học cao. Các phương tiện khai thác được ngư dân đầu nâng cấp, tạo thuận lợi cho .............. Bắc Trung Bộ phát triển nuôi thuỷ sản như nuôi trên cát, hồ chứa, đầm, phá,...; nuôi tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển; sản xuất giống. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ còn một số hạn chế như nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ..............; vùng biển không có nhiều .............; bão và ............ ảnh hưởng đến số ngày ra khơi, gây khó khăn trong đánh bắt xa bờ. ............., ............... là các tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.

Lời giải chi tiết:

Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển ngành thuỷ sản với trữ lượng thuỷ sản và diện tích nuôi trồng lớn. Các tỉnh của Bắc Trung Bộ đều có biển với tính đa dạng sinh học cao. Các phương tiện khai thác được ngư dân đầu nâng cấp, tạo thuận lợi cho đánh bắt xa bờ. Bắc Trung Bộ phát triển nuôi thuỷ sản như nuôi trên cát, hồ chứa, đầm, phá,...; nuôi tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển; sản xuất giống. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ còn một số hạn chế như nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm; vùng biển không có nhiều ngư trường lớn; bão và gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến số ngày ra khơi, gây khó khăn trong đánh bắt xa bờ. Thanh HoáNghệ An là các tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.

Câu 7

Trả lời câu hỏi Câu 7 trang 91 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Thu thập và hoàn thành thông tin về phát triển mô hình quản lí rừng bền vững ở Bắc Trung Bộ theo các gợi ý dưới đây:

1. Một số địa phương áp dụng mô hình quản lí rừng bền vững

2. Mục tiêu của quản lí rừng bền vững

3. Một số tiêu chuẩn của quản lí rừng bền vững

4. Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường từ quản lí rừng bền vững

Lời giải chi tiết:

1. Một số địa phương áp dụng mô hình quản lý rừng bền vững ở Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...

2. Mục tiêu của quản lý rừng bền vững

- Không chỉ tập trung vào việc khai thác gỗ mà còn hướng tới việc bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn đất, nước, không khí, và đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội của cộng đồng địa phương.

3. Một số tiêu chuẩn của quản lý rừng bền vững

- Tiêu chuẩn kinh tế: Đảm bảo hoạt động kinh doanh lâm nghiệp hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài.

- Tiêu chuẩn xã hội: Đảm bảo quyền lợi của người lao động, cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa và kiến thức bản địa.

- Tiêu chuẩn môi trường: Bảo vệ đa dạng sinh học, đất, nước, không khí, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Tiêu chuẩn pháp lý: Tuân thủ các quy định pháp luật về lâm nghiệp.

4. Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường từ quản lý rừng bền vững

- Tăng giá trị sản phẩm rừng, mở rộng thị trường, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

- Nâng cao đời sống cộng đồng, bảo tồn văn hóa, giảm nghèo, tăng cường an ninh xã hội.

- Bảo vệ và phục hồi rừng, cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí