Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo>
Gió mùa hạ thổi vào Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu theo hướng
Câu 1 1
Câu 1 trang 9 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 1 trang 9 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Gió mùa hạ thổi vào Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu theo hướng
A. đông nam.
B. đông bắc.
C. tây nam.
D. tây bắc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Do áp thấp Bắc Bộ hút gió mùa Tây Nam đổi hướng thành gió Đông Nam.
Câu 1 2
Câu 1 trang 9 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 2 trang 9 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Khí hậu miền Bắc có sự phân hoá thành 2 mùa
A. nóng và lạnh, phân hoá theo chế độ nhiệt.
B. mưa và khô, phân hoá theo chế độ ẩm.
C. nóng và lạnh, phân hoá theo chế độ ẩm.
D. mưa và khô, phân hoá theo chế độ nhiệt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Khí hậu miền Bắc có sự phân hoá thành 2 mùa nóng và lạnh, phân hóa theo chế độ nhiệt do tác động của gió mùa.
Câu 1 3
Câu 1 trang 9 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 3 trang 9 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Ý nào dưới đây không đúng về quá trình feralit ở nước ta?
A. Là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. Diễn ra trong điều kiện nhiệt ẩm cao, phong hoá mạnh, tạo nên lớp đất mỏng.
C. Các chất bazơ dễ tan bị rửa trôi làm đất chua.
D. Sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng cho đất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Quá trình feralit ở nước ta diễn ra trong điều kiện nhiệt ẩm cao, phong hoá mạnh, tạo nên lớp đất dày.
Câu 1 4
Câu 1 trang 9 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 4 trang 9 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Đặc điểm nào dưới đây đúng với chế độ nước của sông ngòi ở nước ta?
A. Mùa lũ trung bình từ 7 – 8 tháng, mùa cạn trung bình từ 4 – 5 tháng.
B. Mùa lũ chiếm khoảng 60% tổng lượng nước cả năm.
C. Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
D. Mùa cạn chiếm khoảng 10% tổng lượng nước cả năm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Sông ngòi nước ta chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa với mùa khô tương ứng với mùa lũ và mùa cạn.
Câu 1 5
Câu 1 trang 9 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 5 trang 9 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Dựa vào hình 2 trang 13 SGK, cho biết những khu vực nào dưới đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.
A. Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên và Tây Bắc.
C. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Bắc ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng
Câu 2
Trả lời câu hỏi Câu 2 trang 10 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện tính chất gió mùa ở nước ta.
Thông tin |
Đúng |
Sai |
1. Càng di chuyển xuống phía nam, tính chất của gió mùa Đông Bắc biểu hiện càng rõ rệt. |
|
|
2. Nửa đầu mùa hạ, Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn do khối không khí xuất phát từ áp cao cận chỉ tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. |
|
|
3. Vào giữa và cuối mùa hạ, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. |
|
|
4. Khi Tây Nguyên mưa, đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ vào thời kì khô và ngược lại. |
|
|
5. Tín phong bán cầu Bắc là nguyên nhân chính gây ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. |
|
|
Lời giải chi tiết:
Thông tin |
Đúng |
Sai |
1. Càng di chuyển xuống phía nam, tính chất của gió mùa Đông Bắc biểu hiện càng rõ rệt. |
|
x |
2. Nửa đầu mùa hạ, Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa lớn do khối không khí xuất phát từ áp cao cận chỉ tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. |
x |
|
3. Vào giữa và cuối mùa hạ, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới đem lại lượng mưa lớn cho nhiều nơi trên cả nước. |
x |
|
4. Khi Tây Nguyên mưa, đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ vào thời kì khô và ngược lại. |
x |
|
5. Tín phong bán cầu Bắc là nguyên nhân chính gây ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. |
x |
|
Câu 3 1
Câu 3 trang 10 SBT Địa Lí 12: Dựa vào các bảng 2.1 và 2.2, hãy thực hiện các yêu cầu.
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và trung bình năm của một số trạm khí tượng ở nước ta.
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và ổng lượng mưa trung bình năm của một số trạm khí tượng ở nước ta
Trả lời câu hỏi 1 trang 10 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Chọn 2 trạm khí tượng, so sánh một số yếu tố khí hậu giữa 2 trạm khí tượng đó.
Yếu tố khí hậu |
Trạm 1: ……………… |
Trạm 2: ……………… |
1. Nhiệt độ trung bình năm |
......................................... |
......................................... |
2. Biên độ nhiệt trung bình năm |
......................................... |
......................................... |
3. Lượng mưa trung bình năm |
......................................... |
......................................... |
4. Chế độ mưa |
......................................... ......................................... |
......................................... ......................................... |
Lời giải chi tiết:
Yếu tố khí hậu |
Trạm 1: Hà Nội |
Trạm 2: Vũng Tàu |
1. Nhiệt độ trung bình năm |
23,7 |
27,1 |
2. Biên độ nhiệt trung bình năm |
12,6 |
3,5 |
3. Lượng mưa trung bình năm |
1 687,6 |
1 418,9 |
4. Chế độ mưa |
Mưa tập trung vào mùa hạ, mùa đông khô hanh. |
Mưa quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 5-10). |
Câu 3 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 10 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự khác nhau của các yếu tố khí hậu giữa hai trạm khí tượng
Lời giải chi tiết:
Nhận xét:
- Hà Nội và Vũng Tàu có sự khác nhau về nhiệt độ và lượng mưa:
+ Nhiệt độ trung bình năm của Vũng Tàu cao hơn so với Hà Nội.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm của Vũng Tàu lại thấp hơn so với Hà Nội.
+ Lượng mưa trung bình năm của Hà Nội cao hơn so với Vũng Tàu.
- Chế độ mưa giữa Hà Nội và Vũng Tàu cũng có sự khác biệt rõ rệt:
+ Hà Nội mưa nhiều vào mùa hạ.
+ Vũng Tàu mưa quanh năm.
Giải thích: Do tác động của vị trí địa lý, địa hình kết hợp và các yếu tố khí hậu khác nhau tác động.
Câu 4
Trả lời câu hỏi Câu 4 trang 12 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Hoàn thành thông tin về biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thông qua các thành phần tự nhiên vào sơ đồ dướ đây.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Trả lời câu hỏi Câu 5 trang 13 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Sưu tầm hình ảnh, thông tin về ảnh hưởng (thuận lợi, khó khăn) của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất, đời sống ở nước ta và hoàn thành bảng dưới đây.
Ảnh hưởng |
Hình ảnh |
Thông tin |
Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi |
(Dán hình ảnh) |
............................................ ............................................ |
Du lịch |
(Dán hình ảnh) |
............................................ ............................................ |
Bảo quản máy móc, thiết bị |
(Dán hình ảnh) |
............................................ ............................................ |
Thiên tai, dịch bệnh |
(Dán hình ảnh) |
............................................ ............................................ |
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng |
Hình ảnh |
Thông tin |
Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi |
|
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều loại đất tốt, nguồn nước dồi dào giúp nước ta phát triển nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. |
Du lịch |
|
- Địa hình và sinh vật có tính đa dạng cao giúp phát triển nhiều loại hình du lịch. |
Bảo quản máy móc, thiết bị |
|
- Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản. |
Thiên tai, dịch bệnh |
|
- Thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,… gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống. Các loại dịch bệnh thường xuất hiện, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. |
Câu 6
Trả lời câu hỏi Câu 6 trang 13 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Dựa vào hình 2 trang 13 SGK, nhận xét về hoạt động của bão ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam và hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.
- Tần suất của bão lớn nhất ở ven biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Tháng có tần suất bão lớn nhất là tháng 10.


- Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Thực hành: Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 38. Thực hành: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 37. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 35. Thực hành: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 38. Thực hành: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 37. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
- Bài 35. Thực hành: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo